Tin thế giới sáng thư Tư: Mỹ phản đối vắc-xin của Nga và Trung Quốc

Mỹ phản đối vắc-xin của Nga và Trung Quốc

Mỹ phản đối vắc-xin của Nga và Trung Quốc
Ảnh: Reuters

Cục Sở hữu Trí tuệ Trung Quốc đã xác nhận, bằng sáng chế vắc xin viêm phổi Vũ Hán đầu tiên của Trung Quốc đã được cấp phép. Gần đây, chuyên gia nổi tiếng về bệnh hô hấp người Trung Quốc, ông Chung Nam Sơn đã tiết lộ Trung Quốc và Nga có kế hoạch cùng triển khai các thử nghiệm lâm sàng vắc xin để đẩy nhanh việc mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, về vấn đề này, các quan chức y tế công cộng Mỹ cho biết loại vắc xin này sẽ không được thử nghiệm trên khỉ, chứ đừng nói đến con người.

Theo Cục Sở hữu Trí tuệ Trung Quốc, đơn xin cấp bằng sáng chế vắc xin viêm phổi Vũ Hán độc quyền do nhóm viện sĩ Trần Vi, Viện hàn lâm khoa học quân sự kết hợp với hãng công nghệ sinh học CanSino Bio phát triển nộp ngày 18/3/2020 và được cấp bằng sáng chế ngày 11/8/2020. Đây là vắc xin ngừa viêm phổi Vũ Hán độc quyền đầu tiên do Trung Quốc sản xuất. Loại vắc xin trong đơn xin cấp bằng sáng chế có tên là “vắc xin coronavirus mới tái tổ hợp dựa trên virus adenovirus thiếu khả năng nhân bản ở người”, chính là vắc xin adenovirus (vắc-xin Ad5-nCoV) được phát triển bởi nhóm viện sĩ Trần Vi.

Theo bản tóm tắt bằng sáng chế, sáng chế này sẽ cung cấp một loại vắc xin virus corona dựa trên virus adenovirus thiếu khả năng nhân bản loại 5 ở người.

Các quan chức Trung Quốc cho rằng vắc xin này có khả năng sản sinh miễn dịch tốt trên cả chuột nhắt và chuột lang, đồng thời có thể khiến cơ thể tạo phản ứng miễn dịch tế bào và dịch thể mạnh mẽ trong thời gian ngắn. 

Hiện tại, Trần Vi dẫn đầu nhóm nghiên cứu phát triển loại vắc xin virus corona tái tổ hợp, đây là vắc xin đầu tiên bước vào giai đoạn I và Giai đoạn II của thử nghiệm lâm sàng trong và ngoài nước, nhằm xác minh tính an toàn và tính sinh miễn dịch. Riêng thử nghiệm lâm sàng quốc tế giai đoạn III của vắc xin phải được tiến hành một cách cẩn thận và có trật tự.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bởi hầu hết các quốc gia hiện nay đều đang trì trệ trong việc thử nghiệm lâm sàng vắc xin giai đoạn III, quy mô lâm sàng quá lớn và cần đến ít nhất 20.000 đến 40.000 tình nguyện viên. Chỉ khi kháng thể được sản sinh ra sau khi tiêm vắc xin thì vắc xin mới được chấp thuận đăng ký và sản xuất hàng loạt. 

Tuy nhiên Trung Quốc và Nga chưa vượt qua giai đoạn thứ III của thử nghiệm lâm sàng. Đầu tiên, Nga thông báo rằng họ đã đăng ký vắc xin viêm phổi mạch vành (COVID-19) mới đầu tiên trên thế giới, theo tờ Sputnik. Sau đó, chuyên gia chống dịch Chung Nam Sơn của Trung Quốc tiết lộ rằng, Trung Quốc và Nga có kế hoạch cùng nhau khởi động các thử nghiệm lâm sàng vắc xin, và bây giờ, hôm thứ Hai (17/8) vừa qua, Bắc Kinh đã chính thức tuyên bố “bằng sáng chế độc quyền đầu tiên cho vắc xin viêm phổi mới đã được cấp phép”. Đây có thể được coi là một loạt các hành động khác thường.

Theo CNN, trước đó Nga đã đề xuất kế hoạch hợp tác với Mỹ, hy vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ điều trị và phổ biến loại vắc xin này, nhưng Mỹ cho rằng loại vắc xin này vẫn chưa hoàn tất các thử nghiệm. Hơn nữa, quốc gia này cần phải vượt qua các cuộc thử nghiệm vắc xin nghiêm ngặt trước khi được phê duyệt. Vì vậy, phía Mỹ cho biết, họ sẽ không xem xét sử dụng vắc xin của Nga.

Một số quan chức Mỹ mô tả vắc xin của Nga là một “trò đùa” và cho biết “Mỹ thậm chí sẽ không dùng vắc xin của Nga trên khỉ, chứ đừng nói đến con người”.

Còn đối với vắc xin ngừa viêm phổi Vũ Hán “Ad5-nCoV” do nhóm của viện sĩ Trần Vi thuộc Học viện Khoa học Quân sự và Công ty Công nghệ sinh học CanSino phối hợp phát triển thì càng đáng lo ngại hơn.

Cuối tháng 6/2020, các quan chức Trung Quốc thông báo vắc xin đã được Quân ủy Trung ương phê duyệt, có thể bỏ qua các thử nghiệm giai đoạn III thông thường và tiến hành tiêm trực tiếp cho quân nhân.

Sau đó, một báo cáo trên tờ The Lancet tiết lộ, đã có 108 người được tiêm vắc xin này. Trong số đó, 70% đến 80% người thử nghiệm có phản ứng bất lợi; 54% bị đau tại chỗ tiêm; 46% có triệu chứng bị sốt; 44% cảm thấy mệt mỏi, mất sức; 39% bị nhức đầu và 17% bị đau cơ bắp. Vì vậy, báo cáo kết luận hiệu quả việc sử dụng “Ad5-nCoV” làm vắc xin tái tổ hợp virus viêm phổi Vũ Hán cần được nghiên cứu thêm.

Thông tin công khai cho biết Cansino Biological Co., Ltd. là một công ty nghiên cứu phát triển và sản xuất vắc xin có trụ sở chính ở quận Tây của Khu Khai phát Kinh tế và Công nghệ thành phố Thiên Tân. Được biết hãng công nghệ sinh học Cansino Bio được thành lập năm 2009, do Yu Xuefeng, Zhu Tao, Qiu Dongxu, Helen Mao Huihua đồng sáng lập.

Trần Vi, người dẫn đầu phụ trách nghiên cứu này đã trở thành nhân vật chính của “mũi vắc xin đầu tiên, viện sĩ thử trước”. Vào tháng 3/2020, trên mạng Internet lan truyền bức ảnh chai thuốc “Vắc xin tái tổ hợp phòng ngừa viêm phổi Vũ Hán”. Trên bao bì lọ thuốc có ghi ngày sản xuất vắc xin là 26/2/2020, hạn sử dụng đến ngày 25/2/2022. Vào thời điểm đó, một số người đã đặt câu hỏi vậy phải chăng vắc xin do nhóm của Trần Vi phát triển, ít nhất là đã được sản xuất từ trước ngày 26/2. Vậy quá trình thử nghiệm lâm sàng quá ngắn như vậy liệu có đủ đảm bảo an toàn cho người dùng?

Theo Lê Tiểu Quy/secretchina.com
Tâm Thanh biên dịch

Kim Jung Un ra lệnh cấm nuôi chó

Kim Jung Un thị sát huyện Unpha bị lũ lụt tàn phá hồi đầu tháng (ảnh chụp màn hình KOREA NOW/Youtube).

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jung Un đã ra lệnh cấm nuôi chó và bắt nhốt loài động này ở thủ đô Bình Nhưỡng, với lý do chó là loài động vật tượng trưng cho “sự suy đồi” của phương Tây, theo Fox News ngày 18/8.

Một nguồn tin nói với tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc rằng ông Kim đã ban hành chỉ thị vào tháng 7, ra lệnh bắt giữ những con vật cưng, cho rằng chúng là một phần của “xu hướng bị nhiễm độc” bởi hệ tư tưởng tư sản.

“Các nhà chức trách đã xác định được các hộ gia đình có nuôi chó cảnh và buộc họ phải bỏ chúng hoặc bị cưỡng chế tịch thu”, nguồn tin tiết lộ.

Trong khi Bình Nhưỡng tuyên bố động thái này là để kìm hãm “sự phung phí” của giới tư bản ở Bình Nhưỡng, nhưng những người nuôi loại thú cưng này lo lắng rằng những con vật yêu quý của họ sẽ bị giết để giải quyết tình trạng thiếu lương thực.

Nguồn tin cho biết thêm, những người nuôi chó “đang lăng mạ Kim Jung Un sau lưng”, nhưng họ không có cách nào khác ngoài việc tuân theo mệnh lệnh của chính quyền.

Do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt kinh tế, dịch Covid-19 và lũ lụt, Triều Tiên rơi vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng. Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, khoảng 10,1 triệu người Triều Tiên trong tổng số hơn 25 triệu dân không đủ ăn và rất cần được cứu trợ.

Hồi tháng 7, ông Kim Jung Un đã đưa ra một đề nghị kỳ lạ để giải quyết nạn đói: Người dân có thể ăn rùa và uống trà giảm cân.

Ông Trump sẽ ân xá cho một người ‘rất quan trọng’

Điểm tin thế giới tối 18/8: Ông Trump sẽ ân xá cho một người 'rất quan trọng'; Tổng thống Bồ Đào Nha bơi ra biển cứu người
Trái: Tổng thống Mỹ Donald Trump (ảnh: White House/Flickr); phải: Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa bơi ra biển cứu người gặp nạn (ảnh: L’Obs/Youtube).

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 17/8 cho biết ông sẽ ân xá cho một người “rất, rất quan trọng” vào ngày mai (theo giờ Mỹ), nhưng nhấn mạnh người đó không phải Edward Snowden hay Michael Flynn, theo Reuters.

Thông tin trên được ông Trump công bố với các phóng viên trên chuyên cơ Air Force One hôm thứ Ba (17/8). Ông từ chối cung cấp thông tin chi tiết, ngoại trừ việc nói rằng người được ân xá không phải cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Edward Snowden hay cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn.

Tổng thống Bồ Đào Nha bơi ra biển cứu người

Theo BBC, Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa hôm 15/8 đã bơi ra hỗ trợ cứu hai người phụ nữ sau khi thuyền kayak của họ bị lật trên biển Algarve.

Sự việc xảy ra hôm 15/8 khi ông Rebelo de Sousa, 71 tuổi, đang trong kỳ nghỉ ở vùng Algarve, cực nam Bồ Đào Nha, nhằm thúc đẩy ngành du lịch tại khu vực này. Vị tổng thống kể rằng ông đang phát biểu với các phóng viên tại bãi biển Praia do Alvor thì phát hiện hai người gặp nạn. Họ bị dòng hải lưu cuốn từ một bãi biển gần đó vào vịnh.

Video cho thấy ông bơi ra giữa biển, đến chỗ hai người phụ nữ đang chới với để trợ giúp họ. Một người đàn ông khác đã có mặt ở đó, đang cố giúp lật lại con thuyền, trong khi một người lái motor nước cũng tiến lại để giúp đỡ. Người này sau đó đã kéo kayak vào bờ.

Bộ trưởng Tài chính Canada từ chức

Bộ trưởng Tài chính Canada Bill Morneau hôm thứ Hai tuyên bố từ chức khi đang bị điều tra bê bối liên quan đến tiền hỗ trợ Covid-19 cho thanh niên, theo AFP.

“Khi chúng ta chuyển sang giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến chống đại dịch và mở đường hướng tới hồi phục kinh tế, chúng ta phải công nhận quá trình này sẽ mất nhiều năm. Đây là thời điểm thích hợp để một bộ trưởng tài chính mới đưa ra kế hoạch phục hồi trên con đường dài và đầy thử thách phía trước”, ông Morneau nói.

Tuần qua, truyền thông Canada đưa tin về sự bất đồng giữa ông Morneau và Thủ tướng Trudeau trong cách thức tái khởi động nền kinh tế đang suy thoái của Canada do đại dịch, trong bối cảnh ngân sách chính phủ thâm hụt tới 340 tỷ đô la Canada.

Ủy viên Đạo đức của Canada cũng mở một cuộc điều tra về mối quan hệ của ông Morneau với một tổ chức từ thiện liên hệ với chính phủ để phân phối viện trợ tiền Covid-19 cho thanh niên.

Động đất mạnh tại Philippines làm 1 người chết, nhiều nhà cửa hư hại

Một trận động đất mạnh 6,6 độ richter sáng nay đã xảy ra tại miền Trung Philippines  làm ít nhất 1 người chết và nhiều nhà cửa bị hư hại, theo Manila Bulletin.

Trận động đất được Cơ quan Thăm dò Địa chất Mỹ ghi nhận lúc 8h3′ giờ địa phương (7h3′ giờ Việt Nam) tại vùng Bicol, phía Đông Nam đảo Masbate. Hàng chục dư chấn đã xảy ra sau động đất.

Chính quyền thị trấn Cataingan trên đảo Masbate cho biết trận động đất rất mạnh khiến nhiều nhà cửa bị hư hại. Thị trấn Cataingan nằm cách tâm chấn vài km về phía Tây.

Tại thị trấn Palanas lân cận, cảnh sát cho biết một số bệnh nhân bao gồm những phụ nữ sắp sinh đã phải sơ tán khỏi bệnh viện để phòng ngừa dư chấn.

Trong khi đó, gần như tất cả người dân trong các tòa nhà tại thành phố Iloilo, cách đảo Masbate khoảng 400 km về phía Đông Nam, đã đổ ra đường do động đất.

Bộ trưởng Năng lượng Nga nhiễm Covid-19

Sputnik hôm thứ Ba (18/8) dẫn lời Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã dương tính với nCov.

Theo thông tin từ Bộ Năng lượng Nga, ông Novak không có bất cứ triệu chứng mắc bệnh nào và hiện sức khỏe vẫn ổn.

Thái Lan : Giới trẻ không còn muốn nhà vua đứng trên pháp luật 

Đây là điểm mới rất quan trọng, tại một đất nước có luật khi quân nghiêm khắc nhất thế giới. Giới sinh viên đòi hỏi hủy bỏ tội danh này, tài sản của vua không lẫn lộn với hoàng gia, và quốc vương không công nhận các vụ đảo chính trong tương lai, tóm lại là không xen vào chính trị nữa.

Tuy trên nguyên tắc thì Thái Lan là nước quân chủ lập hiến, nhà vua có vai trò biểu tượng như nữ hoàng Anh, nhưng trên thực tế vua Thái Lan lại có quyền lực rất lớn, nhất là đối với quân đội và toàn bộ hệ thống chính trị. Việc vua Rama X từ đầu đại dịch virus corona luôn ở Đức và Thụy Sĩ, lại càng khiến người dân bất bình. Vị vua 67 tuổi ham chơi này, từ khi lên ngôi năm 2016 luôn muốn mở rộng quyền hành chính trị, nhưng lại né tránh các nghĩa vụ. Cuộc biểu tình ngày 10/08 làm rúng động hoàng gia và phe bảo thủ: những người trẻ đòi hỏi “Không ai được đứng trên pháp luật”.

Thủ tướng Prayut lo ngại khi phong trào đấu tranh chuyển sang hướng này. Cuối tuần rồi ông lên truyền hình nói rằng sinh viên đã vượt qua lằn ranh đỏ, nhưng rốt cuộc nhìn nhận “tương lai thuộc về lớp trẻ”. Về phần vua Rama X, tuần rồi trở về Thái Lan nhân sinh nhật cựu hoàng hậu Sirikit, tỏ ra bực tức trước tình hình mới.

Chưa ai thấy được lối ra cho phong trào. Người Thái vẫn còn bị ám ảnh bởi vụ thảm sát năm 1976, khi quân đội và các nhóm cực hữu dìm cuộc biểu tình sinh viên trường đại học Thamasat trong biển máu. Một khuôn mặt sinh viên tranh đấu nói với Le Monde: “Chuyến tàu dân chủ đã rời ga, và không gì có thể làm con tàu dừng lại được”.

Lằn ranh đỏ cho cách mạng Belarus: NATO

Chừng như sắp đến hồi kết của ông Loukachenko : giới trẻ có học được sự ủng hộ của công nhân các nhà máy quốc doanh, tại một đất nước vẫn duy trì nền kinh tế theo kiểu Liên Xô cũ; các phóng viên đài truyền hình Nhà nước đình công. Tình hình giống như ở Serbia vào đầu tháng 10/2000, chỉ còn chờ đợi giới quân nhân, cảnh sát tham gia, như đã diễn ra với nhà độc tài Ceaucescu của Rumani tháng 12/1989, hay Milosevic của Serbia.

Từ đầu cuộc khủng hoảng, Loukachenko đã nhiều lần kêu gọi sự trợ giúp của ông Vladimir Putin, nhưng điện Kremlin không mấy hăng hái. Các thông cáo chỉ nhắc lại những điều khoản của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO hay OTSC theo tiếng Pháp) gồm 6 nước Liên Xô cũ, cùng bảo vệ nhau chống lại sự tấn công của nước ngoài. Thế nhưng chẳng có nước ngoài nào gây hấn với Belarus. Ông Putin không mấy ưa ông Loukachenko, và hơn nữa, gần đây tổng thống Belarus đã tưng bừng đón tiếp ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đến đề nghị bán khí đốt Mỹ cho Belarus.

Có lẽ ông Putin sẽ từ chối gởi quân đến đàn áp biểu tình. Nhưng để tránh một chiến thắng vẻ vang của phong trào phảng kháng, ngoại giao Nga sẽ vận động hậu trường cho một sự chuyển giao êm thắm, ông Loukachenko được thay thế bằng một nhân vật ôn hòa được cả đối lập lẫn Moscow chấp nhận.

Nga chỉ vạch ra một lằn ranh đỏ cho cách mạng Belarus : không gia nhập NATO. Trong cuộc cách mạng Maidan, Putin sợ rằng đối lập Ukraina sẽ xua đuổi hạm đội Nga ở Sébastopol, thay thế bằng lực lượng NATO. Nhưng sau khi sáp nhập Crimée, ông Putin đã phạm sai lầm chiến lược là đưa quân sang Donbass mùa hè 2014, gây ra tâm lý chống Nga dữ dội mà trước đó hầu như rất hiếm hoi. Nếu rút được kinh nghiệm, lần này Putin sẽ không can thiệp thô bạo vào Belarus. Kinh tế sa sút do giá dầu giảm, Nga cần tô điểm lại hình ảnh, không phải với việc diễn lại xe tăng đàn áp Mùa xuân Praha 1968, mà với một vũ khí hòa bình : vac-xin chống virus corona.

Related posts