Nông dân TQ bất lực trước dịch châu chấu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ
Dịch châu chấu ở Vân Nam, Trung Quốc đang hoành hành gây thiệt hại trên 11 huyện, 106 km vuông đất. Thảm họa hiện vẫn đang tiếp tục lan rộng. Dịch châu chấu nghiêm trọng cũng sẽ gây ra khủng hoảng lương thực.
Theo Nam Hoa Tảo báo, hồi tháng Sáu, đàn châu chấu tre vàng đã vượt biên giới từ Lào và xâm nhập vào Giang Thành, tỉnh Vân Nam, tiến dần lên phía bắc và nhanh chóng mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Tính đến ngày 17/8, khu vực bị ảnh hưởng ở tỉnh Vân Nam đã lên tới 11 huyện, 106 km vuông đất.
Một điều tra viên địa phương ở tỉnh Vân Nam cho biết, rất khó để kiểm soát đàn châu chấu di chuyển ở miền đồi núi. Đây là nạn châu chấu có số lượng lớn nhất trong lịch sử hàng chục năm qua, nông dân địa phương bất lực.
Trước đó, ngày 4/8, giới chức Vân Nam dẫn thông tin Cục Nông nghiệp Nông thôn tỉnh này, phát đi thông báo khẩn cấp, cho biết tính đến ngày 2/8, châu chấu tre vàng đã xâm hại 47 thị trấn, trên 9 huyện trong 4 khu vực cấp thị Phổ Nhĩ, Tây Song Bản Nạp, Hồng Hà, Ngọc Khê, với tổng số 155.834 mẫu đất. Đối tượng thiệt hại chủ yếu là tre, nứa, chuối tây, bắp ngô…
Giới chức cũng cho biết, tháng Tám là thời kỳ giao phối của châu chấu tre vàng, một khi lượng lớn trứng châu chấu đẻ xuống vùng đang bị xâm hại, sẽ càng gia tăng áp lực phòng, chống theo sau đó.
Sự xuất hiện của dịch châu chấu đã làm gia tăng thêm nguy cơ an ninh lương thực Trung Quốc. Các trận lũ lụt và dịch tả lợn hiện vốn đã khiến nguồn cung lương thực của Trung Quốc bị khủng hoảng. Ước tính nhu cầu về bắp ngô sẽ vượt quá nguồn cung 16 triệu tấn trong 12 tháng tới.
Chuyên gia: Vắc-xin Nga và Trung Quốc có lỗ hổng
Các chuyên gia cho rằng, vắc-xin “sinh non” mà Nga và Trung Quốc đang tuyên truyền rầm rộ, đều có nhược điểm tiềm ẩn. Chúng phát triển dựa trên một phiên bản suy yếu của loại virus cảm lạnh thông thường mà con người ngày nay tiếp xúc, do đó hiệu quả của chúng rất hạn chế.
Hãng Reuters đưa tin, vắc-xin virus viêm phổi Vũ Hán của Công ty Công nghệ Sinh học CanSino, đã được quân đội Trung Quốc cho phép sử dụng, là sản phẩm phát triển dựa trên Adenovirus loại 5 (Ad5) – một loại virus cảm lạnh thông thường. Theo báo cáo của tờ Wall Street Journal (Mỹ) vào tuần trước, công ty này đang thương thảo xin phép khẩn cấp từ nhiều quốc gia, tuy nhiên, một điều đáng lo ngại là vắc-xin vẫn chưa hoàn thành qua thử nghiệm quy mô lớn.
Một loại vắc-xin khác được phát triển bởi Viện Gamaleya của Nga cũng dựa trên Ad5 và một loại Ad26 ít phổ biến. Chúng đã được Chính phủ Nga phê duyệt vào đầu tháng Tám, mặc dù mức độ và quy mô thử nghiệm vẫn hạn chế.
Nhà nghiên cứu vắc-xin tại Đại học Johns Hopkins, ông Anna Durbin cho biết: “Lý do khiến tôi lo lắng về Ad5 là nhiều người cũng có khả năng miễn dịch (với loại virus cảm lạnh thông thường)”.
Tại Trung Quốc và Hoa Kỳ, khoảng 40% số người từng tiếp xúc với Ad5 trước đây, khiến lượng kháng thể tăng cao. Các chuyên gia cho rằng ở châu Phi, tỷ lệ này còn có thể lên tới 80%.
Ông Dubin nói: “Có thể hiệu quả (vắc-xin) còn chưa đến 70%, khả năng chỉ đạt 40%.”
Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm vắc-xin dựa trên Ad5 để kháng lại nhiều loại lây nhiễm, nhưng không có loại vắc-xin nào được sử dụng rộng rãi. Họ sử dụng các virus vô hại làm “chất dẫn” để cung cấp gen từ virus đích (trong trường hợp này là virus corona mới) đến tế bào người, từ đó kích thích phản ứng miễn dịch thực tế kháng lại virus.
Tuy nhiên, nhiều người sẵn đã có kháng thể chống lại Ad5. Kháng thể này có thể khiến hệ thống miễn dịch tấn công virus vector thay vì virus corona mới, do đó làm giảm hiệu quả của vắc-xin.
Tiến sĩ Zhou Xing từ Đại học McMaster, Canada cũng lo lắng rằng vector Ad5 liều lượng cao trong vắc-xin CanSino có thể gây sốt, điều này càng làm trầm trọng thêm nghi ngờ về vắc-xin này.
Đại dịch virus Trung Cộng (virus corona mới) đã giết chết 845.000 người trên toàn thế giới. Viện Gamaleya ở Moscow cho biết, giải pháp vắc-xin của họ dựa trên hai loại virus có thể giải quyết vấn đề miễn dịch Ad5.
Viện Gamaleya nói rằng hai liều vắc-xin sẽ được tiêm phòng cho các tình nguyện viên hãng Johnson & Johnson: liều đầu tiên tiêm Ad26, liều thứ hai tiêm Ad5. Phương pháp vắc-xin hai liều đã giải quyết được vấn đề miễn dịch.
Ngày 11/8, Nga thông báo rằng họ đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép theo quy định đối với vắc-xin ngừa virus Trung Cộng và sẽ cung cấp vắc-xin này cho các nhóm nguy cơ cao vào tháng Mười. Tuy nhiên, do vắc-xin này vẫn chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm cuối cùng và thiếu một lượng lớn dữ liệu thử nghiệm trong các giai đoạn quan trọng, điều này khiến các chuyên gia lo ngại về tính an toàn.
“Điều rất quan trọng là phải chứng minh tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin”. Bác sĩ Dan Barouch của hãng Johnson & Johnson, người đã giúp tạo nên vắc-xin kháng virus Trung Cộng, nói rằng các cuộc thử nghiệm lớn thường không “mang lại kết quả như mong đợi”.
Truyền thông Đại Lục dẫn lời các chuyên gia từ Trung tâm Lâm sàng Y tế Cộng đồng Thượng Hải, nghiên cứu mới nhất phát hiện ra rằng việc nhiễm virus Trung Cộng có thể gây ra “hiệu ứng ADE” (biến cố có hại do thuốc). Nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng sau khi một số người được tiêm phòng, phản ứng miễn dịch của chính họ sẽ làm bệnh của họ trở nên trầm trọng hơn, điều này đã không được đề cập trong các hướng dẫn về vắc-xin trước đây của ĐCSTQ. Nhưng các báo cáo bên trên từ China Business News đã bị “xuống kệ” chỉ trong một ngày.