Tin nước Úc sáng thứ Ba

Vaccine Covid-19: chính phủ lạc quan quá mức?

Lên tiếng hôm thứ Hai (7.9.2020) các khoa học gia trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm cho rằng chính phủ liên bang đã quá tự tin với thông báo về vaccine Covid19 vào đầu năm tới.

Trước đó, cũng trong cùng một ngày, Thủ tướng Scott Morrison công bố các thỏa thuận mới về quyền tiếp cận với hai trong số các ứng cử viên vaccine ngừa Covid-19 hứa hẹn nhất đang được thử nghiệm lâm sáng để bảo đảm nước Úc này có thể có vaccine trong vòng 10 tuần tới.

Ông Morrison cho biết chính phủ đã ký một thỏa thuận với hãng dược phẩm CSL Ltd (CSL.AX) để sản xuất hai loại vaccine. Một loại do đối thủ AstraZeneca (AZN.L) và Đại học Oxford phát triển, và một loại khác là CSL với Đại học Queensland hợp tác phát triển.

Ông trình bày trong cuộc họp báo: “Hôm nay chúng tôi đang thực hiện một bước quan trọng khác để bảo vệ sức khỏe người dân Úc khỏi đại dịch”.

Theo cam kết trị giá $1.7 tỷ, người dân Úc sẽ được ưu tiên tiếp cận hơn 84 triệu liều vaccine của Đại học Oxford/AstraZeneca và vaccine của CSL với Đại học Queensland hợp tác phát triển.

Nếu các thử nghiệm lâm sàng cho kết quả thành công, hầu hết số liều vaccine này sẽ được sản xuất ở trong nước, tại thành phố Melbourne, với khả năng 3.8 triệu liều vaccine Oxford sẽ được sản xuất sớm ngay trong hai tháng đầu năm 2021. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Úc đưa một thời hạn khả thi cho việc tiếp cận với vaccine ngừa Covid-19 ở nước này.

Tuy nhiên bà Jane Halton, nguyên là Giám đốc Y tế liên bang cho rằng chính phủ đã tỏ ra quá tham vọng khi vạch ra lộ trình thời gian trên.

GS Cunningham

Còn giáo sư Tony Cunningham, chuyên gia virus và là giám đốc sáng lập của Westmead Institute, cho hay ông “ngạc nhiên” trước tuyên bố của chính phủ vì thuốc chủng nào cũng phải trải qua giai đoạn thử nghiệm tối thiểu nào đó để xác định là chúng không gây phản ứng phụ!

Da nhân tạo như da thật

https://cosmosmagazine.com/wp-content/uploads/2020/09/Madhu-Bhaskaran_photo_Mark_Dadswell.jpg

Đại học RMIT tại Melbourne đã phát triển thành công da nhân tạo có cảm giác đau cũng như cảm nhận được nhiệt độ hoặc áp suất giống như da người.

Bước đột phá này hứa hẹn sẽ giúp thay thế phương pháp cấy ghép da bằng các giải pháp nhân tạo.

Nữ khoa học gia gốc Ấn Độ Madhu Bhaskaran của Đại học RMIT cho biết da nhân tạo có thể phản ứng khi áp suất hoặc nhiệt độ được điều chỉnh đến ngưỡng gây đau.

Da nhân tạo này kết hợp 3 kỹ thuật đã được cấp bằng sáng chế của nhóm nghiên cứu gồm công nghệ tạo ra các ô nhớ điện tử (memory cell) giống não bộ; các thiết bị điện tử đeo trên người có thể uốn cong, khó bị đứt gãy và mỏng như nhãn dán; lớp phủ đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ mỏng hơn 1.000 lần so với tóc của con người.

Cô Bhaskaran cho biết nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phát triển các công nghệ trên để ứng dụng vào lĩnh vực y sinh.

Da nhân tạo có thể trở thành lựa chọn mới cho các bác sỹ thực hiện cấy ghép da không xâm lấn nếu phương pháp truyền thống không đem lại hiệu quả.

Trong tương lai, phần điện của lớp da nhân tạo có thể được gắn với các dây thần kinh của cánh tay, từ đó, não bộ của bệnh nhân có thể nhận được những tín hiệu cảm giác mà không cần phải trải qua phẫu thuật.

Giá nhà sẽ giảm tới 15%

Theo ông Shayne Elliott, Giám đốc điều hành Ngân hàng ANZ, thì dự báo mới nhất của ngân hàng chỉ ra rằng giá nhà ở Úc sẽ giảm trong khoảng 10-15%.

Báo cáo trước Ủy ban Kinh tế Hạ viện, ông Elliott cũng cho biết mô hình dự báo mới nhất của ngân hàng chỉ ra rằng giá nhà ở Úc sẽ giảm trong khoảng 10-15%.

Ông Elliott cũng bày tỏ sự thông cảm với mối lo ngại của nhiều người đối với bất động sản thương mại và bất động sản đầu tư vì khách hàng vay tiền phụ thuộc vào tiền cho thuê.

Ông Elliott dự đoán các ngân hàng sẽ bắt đầu cảm nhận được tác động của khủng hoảng vào khoảng giữa năm 2021 sau khi các gói hỗ trợ của chính phủ chấm dứt.

Giám đốc ANZ cho biết ông đã thảo luận với nhóm điều hành cấp cao và hội đồng quản trị ngân hàng về việc ứng phó với làn sóng vỡ nợ cá nhân và doanh nghiệp dự kiến trong năm tới do thu nhập của rất nhiều khách hàng thuộc mọi đối tượng trên cả nước bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch.

Theo ông Elliot, các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch bao gồm khách sạn, bán lẻ và du lịch, trong khi các lĩnh vực khác lại tăng trưởng sau khi khách hàng chấp nhận các kênh thương mại số.

Theo ông thì nền kinh tế Úc sẽ chạm đáy vào một thời điểm trước cuối năm 2020 và phục hồi trở lại mức trước giai đoạn đại dịch COVID-19 vào năm 2022.

Related posts