Tin nước Úc sáng Chủ Nhật

Tigerair đóng cửa sau 13 năm

Tigerair collapses: Australian airline shut down due to coronavirus impact

Hãng Virgin Australia đã quyết định đóng cửa hãng hàng không giá rẻ Tigerair, sau 13 năm hoạt động. Tuyên bố chính thức được đưa ra trong email gửi khách ngày 10.9.2020, cho biết những khách hàng đã mua vé cho các chuyến bay của Tigerair có thể sử dụng tín dụng du lịch cho các chuyến bay do Virgin Australia khai thác.

Vào tháng 8, chủ sở hữu mới của Virgin Australia, Bain Capital cho biết họ có kế hoạch chấm dứt thương hiệu Tiger Australia.

Tuy nhiên Virgin Australia cho biết họ sẽ giữ lại chứng chỉ điều hành hàng không để có thể hồi sinh hãng hàng không giá rẻ khi thị trường du lịch của nước này hồi phục hoàn toàn.

Vào thời điểm đó, ông Paul Scurrah, giám đốc điều hành của Virgin Australia, cho biết hãng hàng không này phải thu hẹp lại để tồn tại trong dịch Covid-19.

Ông cũng ước tính có thể mất hơn ba năm để nhu cầu bay nội địa và quốc tế chặng ngắn trở lại mức trước đây.

Các rắc rối tài chính Tigerair bắt đầu từ trước khi đại dịch ập đến. Năm tuyến nội địa đã của hãng đã bị cắt bỏ từ tháng hai, sau khi Virgin Australia xác nhận đã lỗ gần $100 triệu trong sáu tháng trước đó. Tigerair cũng cắt giảm đội bay của mình đi một phần ba.

Ông Scurrah cho biết việc đóng cửa Tigerair không phải một quyết định dễ dàng, nhưng cần phải được thực hiện để giữ cho doanh nghiệp có lãi.

Các chuyến bay đầu tiên của Tigerair tại Australia được thực hiện vào năm 2007, với hành trình từ Melbourne đến Gold Coast. Kể từ đó, hơn 30 triệu khách hàng đã sử dụng hãng hàng không này.

 Phá di tích 46,000 năm, giám đốc ra đi

Jean-Sebastien Jacques
Jean-Sébastien Jacques

Công ty Rio Tinto đã gây ra những phản ứng giận dữ nộ khi cho nổ tung di tích 46,000 năm tuổi mà người thổ dân Úc cho là thiêng liêng. Tuần qua, Hội đồng Quản trị công ty này tuyên bố cách chức Giám đốc điều hành ean-Sébastien Jacques, vì để xảy ra vụ này.

Vào tháng 5, để khai thác quặng sắt có trữ lượng tám triệu tấn, giá trị khoảng $132 triệu, công ty cho nổ mình để dọn sạch khu rừng nằm trên hai hang  đá có ý nghĩa lịch sử lớn của các bộ lạc Puutu Kunti Kurrama và Pinikura tại vực núi Juukan,  thuộc vùng Pilbara tại tiểu bang Tây Úc. Các hầm đá từng là nơi trú ngụ của các tộc người này.

Sự vụ khiến cả UNESCO từng nhận định việc phá hủy di tích hầm đá, là một thiệt hại tồi tệ nhất của lịch sử đương đại, giống như việc Taliban đốt cháy các bức tượng Phật Bamiyan.

Núi đá Juukan trước và sau khi bị phá hủy

Theo các đại diện thổ dân, họ đã thông báo với Rio Tinto về tầm quan trọng của các hang đá từ tháng 10/2019. Họ tiếp tục nhắc nhở Rio Tinto về ý nghĩa của khu di tích hồi tháng 3năm nay, nhưng ngày 15.5/2020 khi tình cờ ghé thăm hẻm núi Juukan hôm 15/5,2020 họ mới phát hiện nó đã bị phá tan hoang.

Sau phản ứng giận dữ từ cộng đồng thổ dân và  khiến Quốc hội Úc thành lập ủy ban điều tra, Ban quản trị Rio Tinto tiến hành điều tra và quyết định cắt tiền thưởng ngắn hạn của các giám đốc. Nhưng các cổ đông cùng nhau phê phán rằng biện pháp này là chưa đủ, mà phải cách chức họ.

Trong ba quản trị viên cao cấp phải có là giám đốc điều hành Jean-Sébastien Jacques, người đứng đầu mảng quặng sắt Chris Salisbury, và lãnh đạo phụ trách vấn đề nội bộ Simone Niven. Thông báo ngày 11/9 của công ty cho biết ông Jacques rời khỏi công ty “theo thỏa thuận” với ban quản trị.

Related posts