Tin thế giới sáng thứ Năm

Mỹ trừng phạt công ty Trung Quốc thâu tóm đất và tàn phá môi trường ở Campuchia

Đường băng tại sân bay Dara Sakor, Campuchia (ảnh chụp màn hình WION/Youtube).

Bộ Tài chính Mỹ hôm thứ Ba (15/9) đã quyết định trừng phạt tập đoàn Trung Quốc Union Development Group (UDG) vì dự án xây khu du lịch ở Campuchia, cho rằng nó có khả năng được sử dụng cho mục đích quân sự.

Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc UDG “thâu tóm và phá dỡ đất của người Campuchia” để xây dựng Dara Sakor, một khu nghỉ mát ven biển rộng 36.000 ha, gồm tổ hợp sân gôn, sòng bạc, khu nghỉ dưỡng sang trọng, sân bay và bến cảng lớn có thể đón tàu du lịch.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, UDG đã cố tình đăng ký là một công ty Campuchia để xây dựng trên đất vườn quốc gia được bảo vệ. Bộ cho biết công ty đã “buộc người Campuchia rời khỏi đất đai của họ và tàn phá môi trường”.

UDG đã được chính quyền Campuchia cấp hợp đồng thuê đất 99 năm từ năm 2008.

“[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] đã sử dụng các dự án của UDG ở Campuchia để thúc đẩy tham vọng phát triển sức mạnh trên toàn cầu”, Bộ Tài chính Mỹ ra thông cáo cho biết.

Trang web của công ty mô tả dự án ở Campuchia là “dự án phát triển khu vực lớn nhất thuộc Sáng kiến ​​Vành đai Con đường do chính phủ Trung Quốc lãnh đạo” và là “dự án đầu tư vào bờ biển lớn nhất, không chỉ ở Đông Nam Á mà trên thế giới nói chung”.

Theo Bộ Tài chính, UDG đã làm việc với Kun Kim, một tướng Campuchia đã bị Mỹ trừng phạt hồi năm ngoái với cáo buộc tham nhũng. Với sự giúp đỡ của Kim và binh lính Campuchia, UDG đã “ngăn cản dân làng địa phương trồng lúa trên khu vực đất tranh chấp”.

Bộ cho biết công ty bị cáo buộc đốt nhà của dân làng và sử dụng cả lực lượng an ninh tư nhân và chính phủ để kiểm soát việc di chuyển của họ.

Một báo cáo viên của Liên Hợp Quốc về vấn đề nhân quyền ở Campuchia năm 2012 đã cáo buộc UDG di dời hơn một nghìn gia đình khỏi làng của họ vào thời điểm đó, đồng thời cho biết người dân địa phương nhìn nhận UDG là công ty “bóc lột và không muốn hợp tác”.

Báo cáo cho biết: “Các cộng đồng bị ảnh hưởng không được hỏi ý kiến ​​về dự án và các tác động tiềm tàng, nhưng đã chứng kiến việc đại diện công ty và các quan chức chính phủ đi khắp các xã của họ và đo đạc đất đai trước khi ký hợp đồng vào năm 2008”.

Năm ngoái, Tạp chí Phố Wall đưa tin Trung Quốc và Campuchia đã ký một thỏa thuận bí mật kéo dài 30 năm về việc sử dụng một căn cứ hải quân của Campuchia gần dự án Dara Sakor. Một phát ngôn viên của chính phủ Campuchia đã phản bác và gọi đó là “tin giả”.

Các chuyên gia của Viện Chính sách Xã hội Châu Á tuần trước công bố báo cáo cho biết sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Dara Sakor có thể kết nối với các cơ sở quân sự khác của Trung Quốc ở Biển Đông để tạo ra một vành đai quân sự xung quanh vùng biển giàu tài nguyên này.

Báo cáo cho biết: “Ở mức tối thiểu, các cơ sở lưỡng dụng ở Campuchia có thể mở rộng khả năng trên không và trên biển của [Quân đội Giải phóng Nhân dân] để gây tổn hại cho quân đội Hoa Kỳ và các nước láng giềng”, báo cáo cho biết.

Động thái trừng phạt UDG của Bộ Tài chính Mỹ được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Trump gần đây công bố “diễn đàn chiến lược hợp tác” mới và mở rộng với khu vực sông Mekong, một khu vực bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 15/9 đã cảnh báo Campuchia và các nước láng giềng cần cảnh giác với Trung Quốc khi nước này “ngày càng đe dọa đến môi trường tự nhiên và quyền tự chủ kinh tế của sông Mekong”.

Mỹ buộc tội 5 người Trung Quốc tấn công mạng hơn 100 công ty, thực thể toàn cầu

Bộ Tư pháp Mỹ hôm thứ Tư (16/9) loan báo rằng 5 công dân Trung Quốc và 2 công dân Malaysia đã bị kết án các tội danh liên quan tới các chiến dịch tấn công mạng rộng lớn nhằm đánh cắp bí mật thương mại và thông tin nhạy cảm của hơn 100 công ty và thực thể trên toàn thế giới.

wannacrypt_ransomware_attack_growing

5 công dân Trung Quốc thuộc một nhóm tin tắc được biết đến với tên gọi “APT41”. Những tin tặc này đã đánh cắp mã nguồn, dữ liệu khách hàng và thông tin thương mại của các công ty và thực thể tại Mỹ và nước ngoài thuộc nhiều thành phần từ công ty công nghệ, trường đại học, chính phủ nước ngoài, đến các cá nhân ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông, theo Bộ Tư pháp Mỹ.

Các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã mô tả các hoạt động gần đây của nhóm tin tặc APT41 là “một trong những chiến dịch rộng lớn nhất do một nhân tố gián điệp mạng Trung Quốc thực hiện trong vài năm qua”.

Với mục tiêu kiếm thêm tiền, 2 trong số 5 tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập vào các mạng lưới của các công ty trò chơi video để đánh cắp các tài nguyên trong trò chơi, chẳng hạn như tiền ảo, sau đó chúng bán đồ ảo đánh cắp được vào thị trường chợ đen nhờ sự giúp đỡ của 2 doanh nhân người Malaysia, Wong Ong Hua, 46 tuổi, và Ling Yang Ching, 32 tuổi. Hai người này đã bị bắt tại Malaysia hôm Chủ Nhật (13/9) theo yêu cầu của Mỹ và hiện đang phải đối mặt với tiến trình dẫn độ.

5 công dân Trung Quốc gồm Zhang Haoran, 35 tuổi, Tan Dailin, 35 tuổi, Jiang Lizhi, 35 tuổi, Qian Chuan, 39 tuổi, and Fu Qiang, 37 tuổi vẫn chưa bị bắt tại Trung Quốc. 7 bị cáo Trung Quốc và Malaysia đã bị buộc tội trong ba cáo trạng riêng rẽ được Bộ Tư pháp Mỹ công bố hôm 16/9.

Chưa đầy hai tháng trước, Bộ Tư Pháp Mỹ cũng đã loan báo một bản cáo trạng đối với 2 tin tặc Trung Quốc bị cáo buộc thực hiện chiến dịch kéo dài hàng thập kỷ nhằm đánh cắp bí mật thương mại của các nhà thầu quốc phòng và hàng trăm công ty trên toàn thế giới, cũng như nỗ lực thu thập nghiên cứu liên quan đến COVID-19.

Động thái buộc tội các công dân Trung Quốc xảy ra vào thời điểm chính quyền Trump đang mở rộng hành động đối phó với hành vi ăn cắp có sự hậu thuẫn của nhà nước Trung Quốc đối với tài sản trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ.

Quyền Công tố Mỹ của Quận Columbia Michael R. Sherwin nói trong một tuyên bố: “Quy mô và tính phức tạp của các hành vi phạm tội trong các bản cáo trạng đã được tiết lộ này là chưa từng có tiền lệ”.

Phó Tổng Chưởng lý Jeffrey A. Rosen đã chỉ trích chế độ Trung Quốc vì họ không hợp tác với các nhà chức trách Mỹ để hành động chống lại các bị cáo người Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã đang lựa chọn có chủ ý cho phép công dân của họ thực hiện xâm nhập máy tính và tấn công mạng khắp thế giới bởi vì những nhân tố này cũng sẽ giúp PRC (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa)”, ông Rosen nói hôm 16/9.

Phó Tổng Chưởng lý cho biết thêm: “Không quốc gia nào có thể được tôn trọng là nhà lãnh đạo toàn cầu trong khi họ chỉ cam kết đãi bôi về luật pháp và không thực hiện các bước đi để ngăn chặn các hành vi phạm tội trơ tráo như này”.

Theo một bản cáo trạng, một trong số tin tặc Trung Quốc, Jiang Lizhi, đã khoe với một đồng sự rằng ông ta “rất thân” với Bộ An ninh Nhà nước – cơ quan tình báo hàng đầu của Trung Quốc, và ông sẽ được bảo vệ “nếu không có điều gì rất lớn xảy ra”. Tin tặc này và đồng sự của ông ta đã nhất trí không “đụng tới những thứ trong nội bộ [Trung Quốc] nữa” để tránh bị cảnh sát Trung Quốc cho vào tầm ngắm phải bắt giữ.

Ông Michael R. Sherwin nói rằng: “Một số nhân tố phạm tội này đã tin rằng sự liên quan của họ với PRC đã đảm bảo cho họ một giấy thông hành tự do xâm nhập mạng và đánh cắp khắp toàn cầu”.

Các công tố viên Mỹ cho biết nhóm tin tặc APT41 đã triển khai những kỹ thuật phức tạp để tấn công vào mạng lưới của nạn nhân. Trong một cách thức được biết đến là “tấn công chuỗi cung ứng”, nhóm tin tặc này đã nhắm mục tiêu vào các nhà cung cấp phần mềm trên toàn thế giới và đã xâm nhập trái phép vào mã nguồn phần mềm để cài backdoor, điều này sau đó cho phép nhóm tin tặc có thể tấn công vào các khách hàng cài đặt phần mềm có chứa backdoor này.

Các nhà chức trách liên bang Mỹ, thông qua các lệnh tịch biên, cũng có thể ngăn chặn các tin tặc tiếp cận các công cụ trực tuyến được sử dụng trong chiến dịch tấn công mạng của chúng, chẳng hạn như máy chủ, tài khoản và tên miền.

Giới chức Mỹ cũng đã làm việc với công ty Microsoft để phát triển các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn tin tặc tiếp cận hệ thống máy tính của các nạn nhân, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết và nói thêm rằng những hành động của Microsoft “là một phần rất ý nghĩa” trong những nỗ lực chung nhằm vô hiệu hóa chiến dịch của tin tặc.

Vào tháng Ba, công ty an ninh mạng của Mỹ, FireEye nói rằng họ đã phát hiện một sự gia tăng về gián điệp mạng mới do nhóm APT41 thực hiện từ cuối tháng Một, thời điểm mà virus corona Vũ Hán bắt đầu lây lan ra ngoài Trung Quốc. Công ty an ninh mạng này cho biết nhóm APT41 đã nhắm mục tiêu vào hơn 75 khách hàng của họ từ các nhà sản xuất và các công ty truyền thông cho tới các tổ chức chăm sóc sức khỏe và các tổ chức phi lợi nhuận.

Trong một báo cáo khác từ tháng 11/2019, FireEye cho biết nhóm tin tặc APT41 đã xâm nhập vào nhiều công ty viễn thông lớn để thu thập các tin nhắn văn bản và các tập tin ghi âm cuộc gọi của các đối tượng “giá trị cao” như các chính trị gia, các tổ chức tình báo và các phong trào chính trị bất đồng với chế độ Trung Quốc.

Xuân Thành dịch

Ông Esper: Mỹ có nhiều liên minh, Trung Quốc thì không

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper hôm thứ Tư (16/9) đã nhắc lại sự cần thiết phải xây dựng một liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đồng thời nhấn mạnh đất nước của ông phải tập trung nhiều hơn vào hợp tác đa phương hơn là liên minh song phương, theo Yonhap.

Phát biểu trong một cuộc hội thảo do Tập đoàn RAND của Mỹ tổ chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết các liên minh song phương của nước này với các quốc gia ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tạo ra một tài sản có giá trị, không mất nhiều chi phí để ngăn chặn xung đột với Trung Quốc hoặc Nga.

“Tôi nghĩ rằng một trong những lợi thế lớn nhất mà chúng ta có khiến các quốc gia như Nga và Trung Quốc phải trả giá là mạng lưới liên minh và đối tác mạnh mẽ của chúng ta. Họ gần như không có và chúng ta thì có rất nhiều”, ông Esper nói trong buổi hội thảo được phát trực tuyến.

“Khi Trung Quốc phải nghĩ về một cuộc xung đột tiềm tàng với Hoa Kỳ, nó không thể chỉ nghĩ về Hoa Kỳ. Nó phải nghĩ về Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng với Úc và Hàn Quốc, Singapore và bất cứ quốc giao nào khác”, ông Esper nói thêm.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ thăm Đài Loan

Hôm thứ Tư (16/9), Hoa Kỳ thông báo rằng họ sẽ cử thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Keith Krach, đến dự lễ tưởng niệm cựu tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy, người mới qua đời và được tôn vinh là “cha đẻ của nền dân chủ” Đài Loan, theo SCMP.

Lễ tưởng niệm ông Lý dự kiến diễn ra vào thứ Bảy (19/9). Bộ Ngoại giao Đài Loan thông báo rằng ông Krach sẽ đến Đài Bắc vào thứ Năm.

SCMP đánh giá, chuyến thăm của ông Keith Krach tới Đài Loan chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh khó chịu. Vào tháng trước Bộ trưởng Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar cũng đã có chuyến thăm Đài Loan.

Mỹ lên án ĐCSTQ bao che tin tặc

Hôm thứ Tư (16/9), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố cáo buộc chống lại 5 tin tặc Trung Quốc và 2 tin tặc Malaysia vì những tin tặc này đã thực hiện hơn 100 vụ tấn công mạng ở Mỹ và các nơi khác, bao gồm các công ty viễn thông, trường đại học, tài khoản của các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và các chính trị gia Hồng Kông, SCMP đưa tin.

Những tin tặc người Malaysia đã bị chính quyền Malaysia bắt giữ hôm thứ Hai (14/9). Bộ Tư pháp cho biết những tin tặc Trung Quốc hiện đang ở Trung Quốc.

“Bộ Tư pháp đã sử dụng mọi công cụ có sẵn để ngăn chặn các cuộc xâm nhập máy tính bất hợp pháp và các cuộc tấn công mạng của những công dân Trung Quốc này”, Phó Tổng chưởng lý Jeffrey A. Rosen cho biết trong một tuyên bố.

Chuyên gia: Tới 2022 thế giới mới trở lại thời trước Covid

Một nhà khoa học hàng đầu tại Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng có ít khả năng cho phép thế giới trở lại với cuộc sống không có virus Vũ Hán vào thời gian trước năm 2022, theo bản tin hôm thứ Tư (16/9) của Fox News.

“Cách mà mọi người đang hình dung là vào tháng 1/2021, bạn có vắc xin cho toàn thế giới và mọi thứ sẽ bắt đầu trở lại bình thường”, nhưng đó chỉ là tưởng tượng, Giám đốc khoa học của WHO, bà Soumya Swaminathan, nói với SCMP.

Bà Swaminathan chỉ ra rằng mốc thời gian thực tế nhất cho phép triển khai vắc-xin COVID-19 là vào giữa năm 2021 và việc tiêm chủng sẽ không diễn ra trong một sớm một chiều và việc đeo khẩu trang và cách ly xã hội sẽ vẫn cần thiết trong một thời gian sau đó.

“Chúng ta cần 60% đến 70% người dân có khả năng miễn dịch trước khi bạn bắt đầu thấy tình trạng lây nhiễm của loại vi-rút này giảm đáng kể”, bà Swaminathan nói. “Chúng tôi cũng không biết những loại vắc xin này sẽ có tác dụng trong bao lâu – đó là một dấu hỏi lớn khác: Khả năng miễn dịch kéo dài bao lâu? Và, có thể bạn sẽ cần đến những liều thuốc tăng cường”.

Belarus: Một lãnh đạo phe đối lập bị buộc tội

Giới chức Belarus đã buộc tội bà Maria Kolesnikova, một lãnh đạo phe đối lập, với tội danh có “các hành động nhằm phá hoại an ninh quốc gia”, và theo đó nữ chính trị gia này sẽ phải đối mặt với mức án lên tới 5 năm tù, theo The Guardian.

Cáo buộc này là động thái mới nhất trong chiến dịch trấn áp các nhà lãnh đạo đối lập của tổng thống Alexander Lukashenko, người đã bị người dân Belarus phản đối trong nhiều tuần qua vì cho rằng ông đã gian lận để tiếp tục giữ ghế sau 26 năm làm tổng thống.

Bà Kolesnikova, 38 tuổi, đã xé hộ chiếu ở biên giới với Ukraine nhằm không để lực lượng an ninh Belarus cưỡng buộc bà rời đất nước. Sau đó, bà nói trong một tuyên bố rằng các quan chức an ninh đã nói với bà rằng bà sẽ bị trục xuất khỏi đất nước “dù còn sống hay chết”. Hiện tại bà Kolesnikova đang bị cảnh sát giam giữ.

Chiến tranh sắp bùng nổ? Quân đội Trung – Ấn nằm trong tầm bắn của nhau

Lực lượng vũ trang của cả hai bên đều đã nằm trong tầm bắn của nhau.

Theo nguồn tin truyền thông Ấn Độ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã huy động hàng nghìn binh sĩ, xe tăng và pháo tới khu vực hẻm Spangul, ở bờ nam hồ Pangong Tso, phía đông Ladakh – khu vực tranh chấp biên giới Trung-Ấn. 

Ngày 13/9, tờ Liberty Times dẫn thông tin từ India Asia News Agency (Hãng thông tấn xã Châu Á Ấn Độ) cho biết, Ấn Độ phát hiện ĐCSTQ đã củng cố tuyến đầu tại biên giới bằng cách huy động lực lượng dân quân bao gồm các thành viên câu lạc bộ chiến đấu địa phương, những người leo núi và võ sĩ.

Nhằm đáp trả lực lượng từ phía Trung Quốc, quân đội Ấn Độ cũng đã triển khai vũ khí tương tự ở Hẻm Spangul. Hiện tại, lực lượng hai nước đã nằm trong tầm bắn của nhau. 

Theo nguồn tin dẫn lời một quan chức Ấn Độ cho biết, Ấn Độ hiện đang duy trì trạng thái “báo động cao nhất”. 

“Một cầu chì nhỏ có thể khiến tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát”, một quan chức khác cho hay. 

Nguồn tin nội bộ cho hay, do phía Ấn Độ chiếm đóng ở cứ điểm vùng cao nên có lợi thế về địa hình, có thể dễ dàng quan sát từ trên cao và thấy được trận địa của quân đội Trung Quốc.

Kể từ tháng 5, quân đội Trung Quốc đã đóng quân trên sườn của tuyến đường nhánh thứ 4, cách tuyến đường nhánh thứ 8 8 km về phía tây, mà Ấn Độ cho biết là khu vực đánh dấu đường kiểm soát thực tế (LAC).

Theo Indian Express dẫn nguồn tin từ quân đội Ấn Độ, Trung Quốc đã tập trung khoảng 2.000 binh sĩ ở vùng thượng du của sườn núi vào tối ngày 8/8. Theo quan sát của quân đội Ấn Độ, lực lượng quân Trung Quốc ở tuyến đường nhánh số 4,  phía bắc hồ Pangong Tso gần đây đã gia tăng đáng kể, và họ đang có ý định tiến xa hơn về phía tây của tuyến đường nhánh số 4. 

Quân đội Ấn Độ tin rằng, các dự tính và hành động của ĐCSTQ là nhằm ý đồ chiếm đoạt cứ điểm có ưu thế về chiến lược mà quân đội Ấn Độ đã lấy được vào ngày 29 và 30/8 từ bờ nam Hồ Pangong Tso đến đèo Rechin và đèo Rezang La.

Phía quân đội Ấn Độ đã tuyên bố: Nếu quân đội Trung Quốc có các hành động khiêu khích, quân đội Ấn Độ sẽ đáp trả.

Dưới sức ép của Trung Quốc, Đài Loan nuôi chim cũng phải bày tỏ thái độ chính trị

Logo của Liên đoàn chim hoang dã Trung Quốc của Đài Loan (Chinese Wild Bird Federation – CWBF). Ảnh: Facebook, Shutterstock.

Việc nuôi chim ở Đài Loan bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) yêu cầu phải bày tỏ thái độ chính trị. Điều này thật khó tin nhưng đã thực sự phát sinh.

Liên đoàn chim hoang dã Trung Quốc có trụ sở tại Đài Bắc (Chinese Wild Bird Federation – CWBF) của Đài Loan tuyên bố trên Facebook hôm 15/9 rằng, Hội đồng toàn cầu của Liên minh Chim quốc tế (BirdLife International) đã đơn phương yêu cầu CWBF ký một văn bản “cam kết không thúc đẩy hoặc ủng hộ tính hợp pháp của Trung Hoa Dân Quốc và sự độc lập của Đài Loan tách rời khỏi Trung Quốc”, theo Reuters.

Trong 20 năm kể từ khi gia nhập BirdLife International, CWBF đã được yêu cầu thay đổi tên tiếng Anh của mình ba lần. Gần đây, Liên minh Chim quốc tế đã yêu cầu CWBF đổi tên tiếng Trung của mình và ký một tuyên bố đồng ý “không thúc đẩy hoặc vận động cho Đài Loan độc lập”.

CWBF nhấn mạnh rằng “chúng tôi là một tổ chức bảo tồn, không phải là một nhà quảng bá chính trị”. Là một tổ chức phi chính phủ về bảo tồn chim hoang dã, tổ chức này chưa bao giờ bày tỏ quan điểm của mình về bất kỳ vấn đề nào như vậy nên họ cho rằng việc ký một văn bản cam kết như thế là không phù hợp và đã từ chối ký, kết quả đã bị Liên minh Chim Quốc tế xóa khỏi danh sách.

Vụ việc là minh chứng mới nhất về việc các doanh nghiệp, tổ chức từ thiện và các tổ chức khác ở Đài Loan bị loại khỏi các cơ quan quốc tế vì áp lực của Bắc Kinh.

CWBF cho biết trên Facebook rằng họ là một tổ chức phi chính trị, chưa bao giờ thiết lập bất kỳ lập trường nào về chủ quyền của Đài Loan. Do đó, việc ký thỏa thuận do Liên minh Chim quốc tế đề xuất là “không phù hợp”.

Phó thư ký Allen Lyu của CWBF nói với CNA rằng nhóm đã thông báo cho các đồng minh quốc tế của mình và sẽ công bố chiến lược đối phó vào ngày 23/9. Lyu nói rằng CWBF đã có mối quan hệ lâu dài với các nhóm bảo tồn ở Nhật Bản và có kế hoạch tiếp tục làm việc với các nhóm ở châu Âu và Hoa Kỳ, theo The News Lens.

Hôm thứ Ba (15/9), Bộ Ngoại giao Đài Loan đã lên án mạnh mẽ sự can thiệp không đúng đắn của Trung Quốc vào hoạt động của Liên minh Chim quốc tế, mở rộng chèn ép đối với Đài Loan ngay cả trên lĩnh vực hoạt động bảo tồn sinh thái vốn không có hàm ý chính trị, đồng thời bày tỏ sự hối tiếc và bất bình về sự hợp tác của Liên minh Chim Quốc tế với Bắc Kinh để thúc ép CWBF phải bày tỏ thái độ chính trị, theo Sound of Hope.

Về vấn đề này, cư dân mạng bình luận rằng, đối với ĐCSTQ, ngay cả việc nuôi chim cũng phải liên kết với chính trị, lại còn chèn ép người ta phải thể hiện thái độ, điều này thật không thể tưởng tượng nổi.

Our bird societies are 100% about conservation – and a bit of fun along the way.

A tragedy @BirdLife_News doesn’t see how they are being used by China.

No matter what, #Taiwan will stick to protecting nature…and inspiring people to enjoy beauty. pic.twitter.com/X07DxGnFP2— Taiwan Birds 台灣🐦 (@TaiwanBirding) September 15, 2020

Dòng tweet cho biết: “Một bi kịch @BirdLife_News không biết họ đang được Trung Quốc sử dụng như thế nào. Không có vấn đề gì, #Taiwan sẽ gắn bó với việc bảo vệ thiên nhiên … và truyền cảm hứng cho mọi người thưởng thức cái đẹp”.

LHQ: Tổng thống Maduro đứng sau các tội ác chống lại loài người

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (ảnh: Reuters)

Các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm thứ Tư (16/9) cho biết, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và các bộ trưởng của ông này phải chịu trách nhiệm về những tội ác chống lại loài người.

Trong báo cáo đầu tiên, một nhóm các nhà điều tra của LHQ cho biết họ đã thu thập được những bằng chứng cho thấy các tổ chức nhà nước ở Venezuela, bao gồm cả Tổng thống Nicolas Maduro, đứng sau các tội ác quốc tế nghiêm trọng.

Bà Marta Valinas, người đứng đầu nhóm điều tra, cho biết nhóm của bà đã “tìm thấy cơ sở hợp lý để tin rằng chính quyền và lực lượng an ninh Venezuela lên kế hoạch và thực hiện các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng từ năm 2014”.

Các hành vi bị phát giác “bao gồm giết người tùy tiện và sử dụng có hệ thống việc tra tấn, cho đến các tội ác chống lại loài người”, bà Valinas nói. “Khác với những tội ác đơn lẻ, những tội ác này được điều phối và thực hiện theo các chính sách của nhà nước, với sự dung túng hoặc hỗ trợ trực tiếp từ các sĩ quan chỉ huy và các quan chức chính phủ cấp cao [của chính phủ Maduro]”.

Phái bộ điều tra của LHQ đã xem xét hơn 2.500 vụ việc diễn ra từ năm 2014 dẫn đến hơn 5.000 người tử vong trong khi “tiếp xúc” với lực lượng an ninh Venezuela, nhiều vụ trong số đó cho thấy an ninh giết người tùy tiện.

Báo cáo dài 411 trang viết rằng có “cơ sở hợp lý để tin rằng cả Tổng thống và Bộ trưởng Quyền lực Nhân dân về Quan hệ Nội vụ, Bộ trưởng Công lý, Hòa bình và Quốc phòng [của chính phủ Venezuela] đã ra lệnh hoặc tham gia vào các hành vi tội ác được ghi trong báo cáo này “.

Các nhà điều tra yêu cầu các nhà chức trách Venezuela phải ngay lập tức thực hiện “các cuộc điều tra độc lập, khách quan và minh bạch” đối với các vi phạm nhân quyền và đảm bảo các nạn nhân nhận được “sự khắc phục đầy đủ”.

Related posts