Nhưng con số chính thức được công từ phía chính quyền lại chỉ là 200 người, sau đó không có thêm bất kỳ thông tin nào khác, khiến người dân đặt câu hỏi bức xúc.
Hơn một năm qua, do sự cố rò rỉ vi khuẩn, nhà máy dược phẩm sinh học Lan Châu, tỉnh Tam Cúc, Trung Quốc đã bị bao phủ bởi cái bóng của một căn bệnh truyền nhiễm có tên là Brucellosis, hay còn gọi là Brucella. Đây là căn bệnh do vi khuẩn Brucella gây ra, bệnh còn có các tên khác như sốt Malta, sốt làn sóng, bệnh Bang, được lây truyền từ động vật sang người. Triệu chứng bao gồm: sốt, đau đầu, đau xương khớp,một số trường hợp ở nam giới xuất hiện viêm tinh hoàn… Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, dễ dàng tái phát.
Ban đầu, người dân cho rằng làn khói mang theo vi khuẩn bắt nguồn từ Viện Nghiên cứu Thú y Lan Châu, cơ sở nghiên cứu bệnh truyền nhiễm trên động vật.
Tuy nhiên, vào ngày 26/12/2019, Ủy ban Y tế tỉnh Cam Túc và một số nơi khác đã thông báo rằng, từ ngày 24/7 đến ngày 20/8/2019, nhà máy dược phẩm sinh học Lan Châu của Công ty cổ phần Chăn nuôi Trung Quốc đã dùng thuốc khử trùng hết hạn sử dụng trong quá trình sản xuất vắc xin Brucella, dẫn đến việc khử trùng không triệt để nguồn khí thải từ các bể sản xuất lên men vi khuẩn. Do đó, khí thải mang theo hơi nước lên men có chứa vi khuẩn tạo thành làn khói sương phát tán ra xung quanh. Trong thời gian sản xuất, hướng gió phổ biến trong khu vực là đông nam, thổi xuôi về phía viện Nghiên cứu Thú y Lan Châu khiến cho người dân khu vực cách nhà máy khoảng 1km đều bị ảnh hưởng, theo Vision Times.
Theo thông báo này, tổng cộng có 203 người dương tính với vi khuẩn và 1 người dương tính có triệu chứng lâm sàng.
Trang Caixin của đại lục đã xuất bản một bài báo dài vào ngày 15/9 tiết lộ rằng, tổng số người bị nhiễm bệnh sau khi được xét nghiệm tại địa phương đã tăng gấp 10 lần. Tính đến cuối tháng 2/2020, kết quả xét nghiệm đối với 20.000 người dân lân cận phát hiện 5.000 trường hợp dương tính với khuẩn Brucella. Sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Cam Túc tổ chức kiểm tra lại, đã xác nhận hơn 3.000 trường hợp nhiễm khuẩn.
Điều đáng lo ngại là giới chức nước này đã không liên tục công bố các thông tin tiếp theo sau vụ việc, và theo thông tin cuối cùng được công bố công khai, số người mắc căn bệnh truyền nhiễm này vẫn cố định ở mức hơn 200 người.
200 nạn nhân trong số hơn 3.000 trường hợp này, đã bỏ lỡ “thời điểm vàng” để điều trị do không hay biết gì về căn bệnh này, nhiều người đã phải sống trong sự hành hạ của bệnh tật mà không biết phải làm sao.
Gao Hong, một bệnh nhân 40 tuổi cho biết, bà bị đau khớp và sốt dai dẳng. Bác sĩ đã phải mất gần 6 tháng để chuẩn đoán bà bị nhiễm khuẩn Brucella. Khi ấy, bà Hong đã bỏ lỡ “thời điểm vàng” để điều trị khiến bệnh trở thành mãn tính, khó chữa, phải dùng thuốc lâu dài.
Một số cư dân gần nhà máy Dược phẩm Sinh học Lan Châu cho biết, họ bắt đầu có triệu chứng sốt nhẹ và đau khớp vào khoảng tháng 9 năm ngoái mà không rõ lý do. Mãi đến cuộc họp giao ban của Ủy ban Y tế tỉnh Cam Túc và chính quyền thành phố Lan Châu ngày 26/12, họ mới biết rằng có thể mình đã tiếp xúc với khuẩn Brucella.
Ngoài Giám đốc xí nghiệp, phó giám đốc xí nghiệp phụ trách sản xuất và 8 người khác phải chịu trách nhiệm kỷ luật đảng và bị xử phạt hành chính thì không ai trong xí nghiệp liên quan đến vụ tai nạn rò rỉ này phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Phương pháp xử lý “gác lại” như vậy khiến mọi người rất kinh ngạc, phải chăng chính quyền Trung Quốc luôn “làm giảm mức độ của sự việc để duy trì sự ổn định?”
Về sự việc nghiêm trọng này, dư luận đặt câu hỏi: Từ cuối tháng 2 năm nay đã có hơn 3.000 người được xác nhận mắc bệnh, tại sao không công bố công khai, chính quyền địa phương đang cố giấu giếm điều gì? Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy bệnh Brucella có thể lây lan từ người sang người, nhưng sự tồn tại của sinh vật ký sinh sống trên hơn 60 chủng loại gia súc như trâu, bò, cừu… vẫn khiến vấn đề trở nên cực kỳ nguy hiểm. Nếu không hành động sớm để ngăn chặn nguồn lây nhiễm, thì có thể dẫn đến nguy cơ mất kiểm soát.
Theo các báo cáo, bệnh Brucella tuy có tỷ lệ tử vong thấp nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành mãn tính, người bệnh bị suy nhược thần kinh, suy nhược toàn thân, đau cơ khớp, sốt kéo dài, hầu hết bệnh nhân không thể lao động nặng được nữa, tình trạng sức khỏe sa sút nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tàn tật.
Đối với số lượng lớn những người không may bị nhiễm bệnh, cần phải có trách nhiệm rõ ràng và giải trình sự thật: Tại sao lại có sự cố rò rỉ mầm bệnh kéo dài hàng tháng? Tại sao các cơ sở an ninh của nhà máy không phát hiện và cảnh báo kịp thời? Phạm vi ảnh hưởng cụ thể là bao nhiêu và thực tế đã có bao nhiêu người bị nhiễm bệnh? Sau khi điều này xảy ra, địa phương có hay không biện pháp phòng ngừa? Nếu không được giải thích thỏa đáng, thì những vấn đề này sẽ còn tồn tại theo thời gian.
Điều đáng chú ý là thời điểm vi khuẩn Brucella bị rò rỉ về cơ bản tương đồng với thời điểm rò rỉ virus viêm phổi Vũ Hán từ phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Liệu rằng có một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không? Và sau khi sự việc xảy ra, các phương pháp đối phó đều giống nhau, tất cả đều được che giấu.
Tâm Thanh tổng hợp