- Trình Văn
Trước các hành động tăng cường quân sự của chính quyền Bắc Kinh ở Biển Đông gần Đài Loan, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Ba (22/09) nói rằng Mỹ muốn ngăn cản các hành động của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn xung đột có thể xảy ra với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không bao giờ áp dụng “chính sách nhân nhượng” và “chuẩn bị sẵn sàng” cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra. Trước đó, Anh, Đức và Pháp đã cùng bày tỏ sự phản đối của họ đối với các tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp trên Biển Đông của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Liên Hiệp Quốc.
Gần đây, Bắc Kinh đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn và các chuyến bay chiến đấu khiêu khích gần Đài Loan. Ngoài ra, quân đội ĐCSTQ đã đăng một đoạn video lên Internet cho thấy cuộc tấn công ném bom mô phỏng của họ vào đảo Guam, Mỹ. Trước đó, ĐCSTQ đã phóng bốn tên lửa ở Biển Đông. Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ nói rằng đây là những phản hồi cho chuyến thăm Đài Loan của một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ vào tuần trước.
Ông Pompeo: Sẽ không áp dụng “chính sách nhân nhượng”, đồng thời chuẩn bị cho một cuộc xung đột có thể xảy ra
Sự gia tăng các hành động rầm rộ và phát ngôn đe dọa từ Bắc Kinh khiến một số quan chức Mỹ lo lắng, họ cho rằng những hành động này có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một hành động quân sự nào đó.
Khi được hỏi về việc gia tăng căng thẳng trong một cuộc phỏng vấn với tờ Washington Times, ông Pompeo tỏ thái độ cứng rắn với chính quyền Bắc Kinh. Ông tuyên bố rằng sẽ không bao giờ áp dụng “chính sách nhân nhượng”. Ông phê bình các chính sách của chính phủ Mỹ trong quá khứ, và nói rằng những chính sách đó đã coi nhẹ các hoạt động đe dọa của ĐCSTQ.
Ông Pompeo nói: “Trong nhiều thập kỷ, chúng tôi đã cho phép ĐCSTQ thực hiện hành vi đe dọa hoặc phá hoại, cho dù đó là các hành vi kinh tế cướp đoạt hay các hành vi tương tự, và họ đã tiếp tục mở rộng khả năng và phạm vi ảnh hưởng của mình.”
“Rủi ro lớn nhất khi ứng phó với ĐCSTQ chính là ‘chính sách nhân nhượng’.”
Ông Pompeo nhấn mạnh lập trường hiện tại của Mỹ và nói: “Tổng thống Trump đã nói, ‘Đủ rồi. Chúng ta sẽ không để điều này xảy ra một lần nữa’.”
Chính sách nhân nhượng (Appeasement) là một kiểu chính sách ngoại giao nhằm tránh xung đột chiến tranh thông qua việc nhượng bộ về chính trị hoặc vật chất đối với thế lực xâm lược bành trướng.
Trong một cuộc phỏng vấn, Ngoại trưởng Pompeo nói rằng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cần nhận ra sự nghiêm túc của chính quyền Tổng thống Trump và lời cam kết của Tổng thống Trump trong việc chống lại chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh. Mỹ không muốn xảy ra xung đột, nhưng nếu xảy ra, thì Mỹ sẽ phải nghênh chiến.
Ông Pompeo nói: “Tổng thống Trump biết rất rõ: chúng ta không hy vọng xảy ra xung đột với Bắc Kinh”.
Ông nói niếp, “Tuy nhiên chúng tôi theo dõi những hoạt động quân sự này [của ĐCSTQ] và đã chuẩn bị sẵn sàng.”
Sau đó ông Pompeo chỉ ra, Mỹ kiên quyết chống lại các hoạt động của chính quyền Bắc Kinh thông qua các biện pháp đối phó kinh tế, ngoại giao và quân sự.
Ông nói: “Chúng tôi đã đạt được tự do hàng hải ở Biển Đông và những nơi khác với các phương pháp quản lý chưa từng có”. “Chúng tôi sẽ bảo vệ tự do và các quyền lợi của Mỹ để đảm bảo rằng chúng tôi có thể vận chuyển hàng hóa ở bất kỳ đâu trên đường thủy quốc tế”. “Tổng thống Trump đã ủy quyền cho những nhiệm vụ này.”
Ông Pompeo chỉ ra cơ sở hành động của Mỹ và đưa ra lời cảnh báo tới Bắc Kinh: “Tôi hy vọng ĐCSTQ sẽ nhìn ra bản chất của vấn đề: chúng tôi tuyên bố rõ ràng về các quyền lợi cơ bản của Mỹ và chúng tôi sẵn sàng giúp xây dựng một liên minh để bảo vệ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.”
Trong cuộc phỏng vấn, ông Pompeo tiết lộ rằng thái độ của Bắc Kinh đã dịu lại.
Ông nói: “Họ (chính quyền Bắc Kinh) nói rằng họ cũng không muốn xung đột với chúng tôi”. “Chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ giảm bớt nỗ lực trong việc gây ra cục diện căng thẳng này”.
Mỹ bán tên lửa tấn công tiên tiến cho Đài Loan, nếu Bắc Kinh tấn công Đài Loan, ông Pompeo ám chỉ rằng Mỹ có thể tham gia
Thời báo Hoàn cầu do nhà nước điều hành, được coi là phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát thù hận nước ngoài nhất của ĐCSTQ, đã cảnh báo trong một bài xã luận trong tuần này rằng một loạt các cuộc tập trận gần Đài Loan có thể là màn dạo đầu cho một cuộc tấn công vào Đài Loan. Về vấn đề này, ông Pompeo đã đề cập đến “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” trong một cuộc phỏng vấn, ngụ ý rằng nếu Bắc Kinh thực sự tấn công Đài Loan, thì Mỹ sẽ can thiệp.
Ông Pompeo nói, theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan, chính phủ Mỹ cho phép bán vũ khí cho Đài Loan.
“Đạo luật quan hệ Đài Loan” có hiệu lực tại Mỹ vào năm 1979. Đạo luật này quy định rằng Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ Đài Loan khỏi các cuộc tấn công từ Trung Quốc Đại Lục. Đạo luật cũng yêu cầu Mỹ bán vũ khí phòng thủ cho Đài Loan.
Chính quyền Tổng thống Trump gần đây đã chính thức khởi động một giao dịch trị giá 8 tỷ USD bị trì hoãn từ lâu để bán 66 máy bay chiến đấu phản lực F-16 mới cho Đài Loan.
Theo các báo cáo, các loại vũ khí khác được bán cho Đài Loan cũng sẽ bao gồm một tên lửa tấn công tiên tiến được gọi là tên lửa SLAM-ER. Đây là tên lửa hành trình có thể phóng từ trên không và có thể đánh trúng mục tiêu ở Trung Quốc.
Ông Pompeo nhắc lại rằng các hành động của Mỹ là buộc ĐCSTQ phải tuân theo các lời hứa và cam kết, gánh vác các nghĩa vụ của mình, nếu không, thì ĐCSTQ sẽ phải chịu trách nhiệm và hậu quả.
Ông nói: “Cách mà chúng tôi làm những điều này cho thấy rõ ràng các nghĩa vụ mà Trung Quốc và Mỹ gánh vác, các cam kết của chúng tôi với nhau và những lời thề của chúng tôi với nhau, đều không nên bị cô phụ.”
Ông nói tiếp: “Nhưng chúng tôi thấy rằng tình huống vi phạm lời hứa luôn tồn tại”. “Họ (ĐCSTQ) đã hứa với Tổng thống Obama rằng họ sẽ không quân sự hóa khu vực Biển Đông. Nhưng họ đã quân sự hóa. Họ hứa rằng Hồng Kông sẽ được phép có một chế độ khác với Đại Lục trong 50 năm. Bây giờ họ đã vi phạm lời hứa này”. “Danh sách vi phạm lời hứa này vẫn tiếp tục”. “Điều này cũng đúng ở khu vực Đài Loan.”
Ông Pompeo chỉ ra rằng chính sách hiện tại của Mỹ đối với Trung Quốc là, nếu ĐCSTQ vi phạm các lời hứa của mình, như vậy họ sẽ “chịu trách nhiệm về việc vi phạm thỏa thuận”.
Anh, Đức và Pháp cùng gửi công hàm cho Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách ở Biển Đông của Bắc Kinh
Lập trường của Mỹ ở Biển Đông đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của châu Âu. Điều này khiến các hành động của chính quyền Bắc Kinh trong khu vực ngày càng đi vào đường cùng.
Ông Pompeo viết trên Twitter vào ngày 21/9: “Chúng tôi hoan nghênh Anh, Đức và Pháp bác bỏ các tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp trên Biển Đông của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc”. “Chúng tôi cùng đồng minh cùng nhau từ chối lý niệm ‘cường quyền tức là công lý’.”
“Trung Quốc cần phải tuân thủ các chuẩn tắc quốc tế”.
Ngày 18/9, Đài Á Châu Tự Do đưa tin, ba nước Đức, Pháp và Anh đã nói trong công hàm gửi Liên Hiệp Quốc ngày 16/9 rằng các tuyên bố “lịch sử” mà chính quyền Bắc Kinh đưa ra ở Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.Công hàm cũng nhấn mạnh “những hoạt động của ĐCSTQ như bồi đắp, xây đảo nhân tạo hay các hình thức khác trên biển Đông không thể dùng để thay đổi phân loại theo đối tượng địa lý dựa trên các quy định của Công ước về Luật biển mà Bắc Kinh là bên tham gia ký kết”.
Anh, Đức và Pháp nêu rõ: “Cần căn cứ vào nguyên tắc và quy tắc của Công ước về Luật biển, cùng trình tự và phương thức giải quyết được quy định trong Công ước về Luật biển, để giải quyết tất cả các yêu sách liên quan đến Biển Đông một cách hòa bình.”
Trình Văn