Thêm chi tiết về việc Bộ trưởng Y tế Victoria Jenny Mikakos từ chức

Jenny Mikakos smiles for a profile photo while holding a piece of paper.

Bộ trưởng Y tế Victoria Jenny Mikakos đã tuyên bố từ chức vào hôm thứ Bảy (26.9.2020). Trong tâm trạng “bất phục”, hoàn toàn không đồng ý với tất cả những gì Thủ hiến Victoria Daniel Andrews đã khai về mình trước Ủy ban điều tra của Nghị viện Victoria, bà không chỉ từ chức bộ trưởng mà rời bỏ cả Nghị viện, cho biết bà không thể tiếp tục phục vụ chính quyền Andrews nữa.

Sau nhiều tuần lễ lảng tránh, cuối cùng Andrews đã quy lỗi cho bà Mikakos về việc để dịch bệnh Covid-19 bùng phát đợt II, khiến hơn 700 người chết và lệnh phong toả nghiêm ngặt được áp dụng .

Ông Andrews trình bày trong buổi điều trần hôm thứ Sáu (25.9.2020): “Khi bắt đầu chương trình, tôi đã yêu cầu Bộ trưởng Mikakos và Bộ trưởng (Nhân Dụng) Pakula chịu trách nhiệm thông báo cho nội các, và tìm kiếm sự chấp thuận của nội các, về mô hình tổng thể ban đầu và chi phí ước tính cho chương trình. Sau đó tôi giao cho Bộ trưởng Mikakos chịu trách nhiệm về chương trình.”

Bộ trưởng (Nhân Dụng) Martin Pakula là người đã giành ghế Thượng nghị sĩ của ông Nguyễn Sang và lâu nay đã có ý kiến quy trách cho ông này về quyết định thuê công ty an ninh tư nhân canh gác các khách sạn sử dụng làm khu vực cách ly.

Trong một thông cáo đăng trên Twitter hôm thứ Bảy, bà Mikakos cho biết bà đã viết thư cho ông Andrews xin từ chức Bộ trưởng Y tế và rút lui khỏi nghị viện tiểu bang bởi “không thể tiếp tục làm việc trong nội các” sau lời khai của Thủ hiến Andrews trước uỷ ban điều tra. Bà ngỏ ý “xin lỗi” về đợt bùng phát coronavirus thứ hai tại Victoria nhưng không chịu trách nhiệm về việc này

Bà bày tỏ:  “Tôi chưa bao giờ muốn bỏ dở một công việc, nhưng theo tuyên bố của Thủ hiến với Uỷ ban Điều tra, và thực tế là có những yếu tố trong đó mà tôi hoàn toàn không đồng ý, tôi nghĩ rằng tôi không thể tiếp tục làm việc trong nội các của ông ấy. Tôi chưa bao giờ trốn tránh trách nhiệm của mình đối với Bộ Y tế, nhưng đó không phải là trách nhiệm của một mình tôi.”

Thủ hiến Andrews khai với uỷ ban điều tra hôm thứ Sáu rằng bà Mikakos phụ trách chương trình cách ly trong khách sạn, được cho là dẫn đến đợt bùng phát COVID-19 thứ hai tại Victoria.

Trước đó, bà Mikakos nói rằng đó là “trách nhiệm chung” giữa Bộ Y tế và Bộ Nhân dụng, nơi đứng ra ký hợp đồng với các khách sạn và công ty bảo vệ tư nhân.

Uỷ ban điều tra cho đến nay vẫn chưa xác định được ai là người đưa ra quyết định thuê nhân viên bảo vệ tư nhân, thay vì sử dụng cảnh sát hoặc Lực lượng Quốc phòng Úc (ADF), để canh gác những du khách trở về từ ngoại quốc trong thời gian họ cách ly 14 ngày tại khách sạn.

Trong thông cáo hôm thứ Bảy, bà Mikakos cho biết bà rất thất vọng vì uy tín của mình đã bị ảnh hưởng. Bà bày tỏ: “Tôi đã chờ đợ ba tháng nay để biết ai là người đưa ra quyết định mang tính định mệnh là sử dụng nhân viên bảo vệ. Người dân Victoriac cần biết rõm. Tôi vô cùng lấy làm tiếc về hoàn cảnh mà người dân Victoria đang chịu đựng. Với lương tâm trong sáng, tôi không tin rằng hành động của mình đã dẫn đến điều này.”

Nhiều chính trị gia trên toàn nước Úc đã “sững sờ” khi chứng kiến cảnh ông Andrews “chĩa ngón tay” về hướng bà Mikakos và họ đã phản ứng khi bà từ chức. Bộ trưởng y tế NSW Brad Hazzard: “Thật là tiếc khi thấy bà Jenny Mikakos từ chức. Bà ấy đã làm việc không mệt mỏi trong trận đại dịch này. Việc Thủ hiến Andrews quả quyết rằng Bộ trưởng y tế chịu trách nhiệm cho việc cách ly hoàn toàn thiếu logic. Làm thế nào mà một Bộ trưởng y tế có thể ra lệnh cảnh sát dính vào chuyện này?”

Một số dân biểu Lao Động tại Victoria đã tuyên bố ủng hộ bà Mikakos, và nói rằng bà là một “viên chức tuyệt vời” không có tham vọng cá nhân. Dân biểu Steve Dimopoulos bày tỏ: “Rất ít người đã làm việc chăm chỉ hoặc có nhiều đam mê hơn trong việc giúp đỡ người khác. Tôi chưa bao giờ thấy một chút tham vọng cá nhân, chỉ có hoài bão làm điều tốt. Thật tự hào khi gọi bà là bạn, Jenny.”

Còn dân biểu Nick Staikos thì cho biết ông rất buồn vì sự nghiệp của bà Mikakos đã kết thúc.

Bà ấy là một người chính trực, người đã nỗ lực hết mình trong khi gánh trên vai sức nặng phi thường của một cuộc khủng hoảng sức khỏe chưa từng có.,

Bà Mikakos năm nay 51 tuổi, sinh trưởng tại vùng Northcote ở phía North Melbourne trong một gia đình lao động gốc di dân Hy Lạp. Bà tốt nghiệp luật và nghệ thuật tại Đại học Melbourne rồi khởi đầu sự nghiệp chính trị của mình bằng các ứng cử và Hội đồng thành phố Northcote (hiện đã bị giải tán) và trở thành nghị viên trẻ nhất.

Sau đó bà hành nghề luật sư và đến năm 1999 đắc cử vào Thượng viện Victoria, đại diện vùng Northern Metropolitan.

Bà từng đảm nhiệm vao trò thứ trưởng (parliamentary secretary) trong nội các chính quyền Steve Bracks và John Brumby, phụ trách các bộ kế hoạch và tư pháp. Năm 2010 Lao Động mất chính quyền, bà trở thành phát ngôn viên đối lập phụ trách các lĩnh vực dich vụ cộng đồng rồi thanh ttiếu niên – cao niên.

Trong Lao Động bà thuộc về cánh tả, cùng phe với ông Tả với ông Daniel Andrews tuy nhiên không phải lúc nào cũng bỏ phiếu theo cánh cấp tiến này. Thí dụ năm 2007 bà bỏ phiếu chống lại đề nghị của Lao Động, cho phép các khoa học gia ghép phôi cho nghiên cứu khoa học, do đó đã khiến hai nguyên Thủ hiến Bracks và nguyên bộ trưởng Kinh tế Brumby hậm hực.

Bà gốc người Hy Lạp, là dân tộc có mối thù với Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2006 bà đã khiến đảng Lao Động nổi cáu khi lôi chuyện này vào trong nội bộ đảng. Khi bà đang phát biểu và bị hai dân biểu Lao Động gốc Thổ Nhĩ Kỳ John Eren và Adem Somyurek la ó, bảo nên ngồi xuống, bà đốp lại: “Không giống người Đức, vốn đã nhận trách nhiệm về việc thảm sát người Do Thái, người Thổ chưa bao giờ xin lỗi những nạn nhân của mình.”

Khi nói lên điều này, bà ám chỉ vụ thảm sát gọi là Greek hay “Pontian Genocide” khi Đế quốc Ottoman (Thổ) ra tay tàn sát người Hy Lạo theo đạo Thiên chúa giáo Chính thống kể từ khi Đệ nhất thế chiến bùng nổ (1914).

.

Related posts