ĐCSTQ giám sát người bất đồng chính kiến bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt

  • Frank Yue

Tại Trung Quốc Đại lục, hệ thống camera giám sát nhận diện khuôn mặt hiện đại và nhiều thiết bị công nghệ khác đã có mặt ở khắp các thành phố và thị trấn. Công nghệ này được lắp đặt trong các cửa hàng, quán cà phê, ngân hàng, tòa nhà văn phòng và sân bay.

Một số tài liệu nội bộ của chính phủ Trung Quốc mà The Epoch Times có được đã cho thấy rõ hơn về các kế hoạch của chính quyền nhằm giám sát công dân trên quy mô lớn, bao gồm những người bất đồng chính kiến.

The Epoch Times nhận được tài liệu do “nhóm lãnh đạo công tác về công trình và mạng lưới giám sát video an ninh công cộng” tại quận Lưu Hà, thành phố Nam Kinh, Tỉnh Giang Tô phát hành. 

Vào năm 2017, chính quyền thành phố Nam Kinh triển khai lắp đặt công nghệ nhận diện khuôn mặt để khởi động ba “tuyến phòng thủ”. Điều này có nghĩa là các camera giám sát độ phân giải cao sẽ được lắp đặt gần các đường cao tốc cấp tỉnh và cấp thành phố; các con đường cấp huyện; và các khu vực chính quyền quan trọng, trung tâm giao thông, bệnh viện, quảng trường và cộng đồng.

Theo tài liệu, người đi bộ sẽ được ghi hình qua video cứ mỗi 10, 20 và 30 phút.

Trong kế hoạch thực hiện, việc tuyên bố về “công nghệ an ninh công cộng và quản lý bảo vệ” trên thực tế là nhằm để ĐCSTQ triển khai hệ thống giám sát trên toàn quốc.

Vào tháng 7/2020, cảnh sát thành phố Vũ Hải, Nội Mông, đã phát hành một bản báo cáo tóm tắt “các thành tích” mà họ đạt được trong dự án “Tinh Nhãn” (Sharp Eyes) tại địa phương, một chương trình giám sát nhắm đến các khu vực nông thôn bao gồm các quận, thị trấn và làng mạc.

Sáng kiến lần đầu tiên được đề xuất vào năm 2008 trong một tài liệu của ĐCSTQ về kế hoạch “hồi sinh vùng nông thôn.”

Giống như 20 triệu camera “skynet” đã được lắp đặt khắp các khu vực đô thị Trung Quốc, “dự án Tinh Nhãn” được coi như một biện pháp an ninh công cộng để giúp chống tội phạm hiệu quả.

Theo báo cáo, dự án đã ghi nhận 1,158 bức ảnh ghi hình “các mục tiêu quan trọng” khác nhau ở địa phương. Hệ thống này đã giúp lực lượng “An ninh Nội địa” tại địa phương nhận diện hơn 60 tiêu và hơn 10 người đã bị cáo buộc phạm tội. Các văn phòng Cục an ninh nội địa của Trung Quốc đã thành lập lực lượng cảnh sát mật có nhiệm vụ vô hiệu hóa các cá nhân mà ĐCSTQ xem là mối đe dọa chính trị.

“Các mục tiêu chính” như vậy thông thường nhằm vào những người bất đồng chính kiến, chẳng hạn những người đi thỉnh nguyện yêu cầu chính quyền giải quyết khiếu nại của họ, các nhóm tôn giáo thiểu số, và các nhà hoạt động nhân quyền.

Trong bài báo ngày 14/1/2019 của Bitter Winter, một tạp chí về tự do tôn giáo và nhân quyền tại Trung Quốc, những người dân địa phương tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây nói: “ĐCSTQ đã giám sát chúng tôi ngay tận trong nhà, chúng tôi còn có quyền riêng tư gì nữa không? Nó giống như chúng tôi có một dây thừng quấn quanh cổ và được nối vào dây xích. Tất cả chúng tôi đang sống dưới một lăng kính hiển vi, và điều đó thật đáng sợ.”

Frank Yue/ The Epoch Times

Related posts