Tức giận vì không được chính phủ Úc giúp đỡ gì trong thời gian đại dịch, các sinh viên quốc tế đã chê bai nước Úc thậm tệ, cho rằng nước Úc chỉ xem họ là “con bò sữa để vắt ra tiền” (cash cow), đến khi hoạn nạn thì bỏ bê, do đó kêu gọi bạn bè bà con đừng bao giờ đến xử sở này.
Thực tế cho thấy số lượng sinh viên xin đến Úc du học đã giảm đi rõ rệt!
Theo số liệu từ Bộ Nội vụ, chỉ có 72,397 đơn xin visa sinh viên trong nửa đầu năm 2020, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm này trở nên rất rõ rệt từ tháng Tư, khi nước Úc bước vào giai đoạn phong tỏa trên toàn quốc.
Tháng Sáu thường là tháng cao điểm nhận hồ sơ xin visa sinh viên, nhưng năm nay con số hồ sơ đã giảm 30,000 so với năm ngoái. Tháng Sáu năm này chỉ có 4,012 hồ sơ xin visa sinh viên, so với 34,015 hồ sơ trong cùng kỳ năm ngoái.
Ông Peter Hurley đến từ Viện Mitchell về Chính sách Giáo dục và Y tế (Mitchell Institute for Education and Health Policy) phân tích: “Đây không chỉ là vấn đề của riêng trường đại học. Sinh viên quốc tế chi nhiều tiền vào nền kinh tế hơn là cho học phí, và điều đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nếu sinh viên quốc tế không đến đây.”
Giáo dục quốc tế đóng góp $37.6 tỷ vào nền kinh tế Úc trong năm ngoái, nhưng việc đóng cửa biên giới đã khiến toàn bộ nền kinh tế bị ảnh hưởng.
Phân tích của Viện Mitchell dự đoán nền kinh tế sẽ bị thiệt hại khoảng $19 tỷ trong vòng 3 năm tới nếu biên giới vẫn đóng cho đến cuối năm 2021.
Nhiệp đoàn Giáo dục đại hóc quốc gia (The National Tertiary Education Union) ước tính đã có ít nhất 12,500 công việc trong lĩnh vực giáo dục quốc tế đã bị mất trong năm nay, phần lớn là do thiếu ngân sách từ học phí của sinh viên quốc tế.
Tuy nhiên lại có những bằng chứng cho thấy nguyên nhân của việc sụt giảm sinh viên quốc tế không phải chỉ do việc đóng cửa biên giới mà còn bởi cách sinh viên quốc tế bị đối xử trong đại dịch này.
Bị bóc lột, bị kỳ thị và thiếu sự hỗ trợ từ chính phủ là những yếu tố góp phần vào việc nước Úc trở nên kém hấp dẫn đối với sinh viên quốc tế.
Khảo sát của Sáng kiến Công lý Nhân công di dân (Migrants Workers Justice Initiative) vào tháng Chín với hơn 5,000 sinh viên quốc tế đã phát hiện có 59% khẳng định sẽ “không giới thiệu nước Úc là nơi để học tập cho các sinh viên khác.”
Điều đáng báo động là Trung Quốc và Nepal – hai quốc gia có sinh viên đến Úc đông nhất, có tỷ lệ còn cao hơn, 76% sinh viên Trung Quốc và 69% sinh viên Nepal cho rằng sẽ không giới thiệu nước Úc cho những người quen chọn làm nơi du học.
Khảo sát cũng ghi nhận cảm giác bị kỳ thị của 25% sinh viên quốc tế, trong đó hơn một nửa là sinh viên Trung Quốc.
Sinh viên quốc tế và những di dân tạm thời khác không được chính phủ tài trợ và vào tháng Tư, Thủ tướng Scott Morrison đã có thông cáo kêu gọi sinh viên quốc tế “tìm cách về nước” nếu họ không còn khả năng tự lo cho bản thân.
Tổng cộng có 35% người tham gia khảo sát cho biết họ sẽ không còn kinh phí vào tháng 10, và 1phầm 3 nói rằng họ đã phải tìm kiếm hỗ trợ khẩn cấp để đáp ứng nhu cầu căn bản.
Trường hợp một sinh viên ở Đại học La Trobe, Swapna Karanam. Nữ sinh viên này đã bị mất việc phục vụ nhà hàng ngay khi đại dịch bắt đầu và đang phải nhờ cậy vào các nhóm từ thiện trợ để có thức ăn. Cô cho biết: “Có vài tổ chức phi chính phủ đã giúp đỡ tôi, cho tôi thức ăn và phiếu mua thức ăn. Còn về tiền thuê nhà, thì hai tháng qua tôi đã tiêu hết tiền dành dụm và sau đó một tháng tôi đã xin giảm tiền thuê.”
Theo đồng tác giả cuộc khảo sát, tiến sỹ Laurie Berg đến từ Khoa Luật của Đại học Kỹ thuật Sydney (UTS), sinh viên quốc tế đã luôn bị xem là những “con bò sữa”, nhưng dù vậy họ lại luôn phải đối mặt với việc bị chủ nhân bóc lột và lâm vào tình cảnh khó khăn về mặt tài chính, thậm chí cả trước khi đại dịch xảy ra. Bà nhận xét: “Nhiều sinh viên cảm thấy họ bị đối xử đơn thuần như nơi rót tiền vào nước Úc và bị chối bỏ khi không cần nữa.”
Abhishek Chevella, sinh viên Đại học La Trobe, cho biết anh vẫn còn may mắn giữ được việc làm, nhưng chỉ kiếm được khoảng $350 – $400 mỗi tuần, số tiền “không đủ để trả tiền thuê nhà, tiền xăng đi giao hàng, và các hóa đơn khác.”
Sinh viên này cho biết đã mượn $50,000 để sang Úc du học, sau khi được một công ty tư vấn du học thuyết phục rằng khóa học anh chọn rẻ hơn khóa học ở Anh.
Cevella thổ lộ: “Mọi cố vấn du học ở Ấn Độ mà tôi từng gặp đều nói Úc là nơi tốt nhất, tôi có thể làm thêm để trả tiền học phí. Nhưng khi đến nơi thì thực tế khác nải.
Chevella cho biết anh ta đã phải làm qua 5 nhà hàng và ở nơi nào cũng bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu, trong đó có một nơi người ta chỉ trả anh $70 cho một ngày làm việc 6.5 tiếng.
Chevella nói rằng anh cảm thấy việc học ở đây không đáng đến mức anh phải trả giá như vậy, và nội dung khóa học của anh chỉ lặp lại những gì anh đã học ở bậc cử nhân.
Chevella than thở: “Sinh hoạt phí thì đắt đỏ, và quy định chỉ được làm 20 tiếng một tuần, việc bị bóc lột và những áp lực, tất cả là vấn đề lớn đối với sinh viên chúng tôi.“Tôi khuyên các sinh viên quốc tế khác không nên đến đây. Họ nên đến Anh, học phí rẻ hơn nhiều.”
Chính phủ liên bang đã từng nói việc tài trợ JobKeeper và JobSeeker cho những người giữ visa tạm trú, bao gồm sinh viên quốc tế, sẽ tiêu tốn của chính phủ thêm $20 tỷ đô la.
Thế nhưng Tiến sỹ Berg nói quyết định không tài trợ sinh viên quốc tế đã khiến hủy hoại danh tiếng nước Úc là một nơi xứng đáng để học tập và đó là một quyết định thiển cận.