Bộ Tứ bao vây Trung Cộng

Đại-Dương  

image.png

Các bộ trưởng ngoại giao của Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Nhật Bản đã hội họp tại Tokyo hôm 6 tháng 10 năm 2020 để trao đổi và thảo luận các biện chống chính sách bành trướng bá quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt nghiêm trọng trên Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS).

Giấc Mộng Trung Hoa do Chủ tịch Tập Cận Bình tiến hành không bằng biện pháp hoà bình mà với hành động thống trị toàn cầu.

Tập Cận Bình sử dụng hai Biển Đông và Nam Trung Hoa như một chiếc ao nhà độc quyền tổ chức, thao dượt và tuyển mộ nhân tài vật lực để cai trị thế giới.

Âm mưu không-che-đậy của Tập Cận Bình thông qua lời nói và hành động, đặc biệt sau khi phóng ra vũ khí sinh học Coronavirus Vũ Hán từ đầu năm 2020 khiến cho nhân loại rơi cuộc khủng hoảng sức khoẻ liên quan đến thể lực và tinh thần của mỗi người.

Các quốc gia phát triển từng hy vọng Trung Cộng từ nghèo đói, lạc hậu trở thành sung túc, văn minh đã tan thành mây khói thể hiện trong bản khảo sát hơn 14,000 người tại 14 quốc gia do Hãng Thăm dò dư luận PEW công bố hôm 6 tháng 10.

Hơn phân nửa số người trên các quốc gia được khảo sát có nhận thức tiêu cực đối với Đảng Cộng sản Tàu và Chủ tịch Tập Cận Bình vào thời điểm TC áp dụng một cách tiếp cận ngoại giao hiếu chiến hơn đối với cộng đồng quốc tế và bị mắc kẹt trong các tranh chấp với các nước khác trên nhiều mặt từ thương mại đến quân sự. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) nêu lý do: ngoại giao hiếu chiến, tranh chấp phi lý với các nước về thương mại và quân sự. Khoảng 78% không tin Tập Cận Bình làm điều đúng đắn trong mối quan hệ quốc tế.

Bảng xếp hạng từ cao đến thấp trong các quốc gia phát triển: Nhật Bản 86%, Thụy Điển 85%, Úc Đại Lợi 81%, Đan Mạch 75%, Đại Hàn 75%, Vương quốc Anh 74%, Hoa Kỳ 73%, Gia Nã Đại 73%, Hoà Lan 73%, Đức 71%, Bỉ 71%, Pháp 70%, Tây Ban Nha 63% và Ý 62%.

Những nước này này từng tích cực giúp Bắc Kinh phát triển kinh tế, công nghệ, kỹ thuật, khoa học, giáo dục với kỳ vọng TC sẽ hội nhập vào nền trật tự toàn cầu nên hờ hững trước các thủ đoạn tuần tự phá hoại hệ thống luật pháp trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, văn hoá, quân sự, chính trị.

Tập Cận Bình công khai vai trò lãnh đạo thế giới khiến nhân loại thức tỉnh khi Trung Cộng trở thành nền kinh tế đứng thứ hai, sau Hoa Kỳ. Chặn đứng mưu đồ bất chính của Bắc Kinh hoặc bỏ mặc cho Tập Cận Bình múa gậy rừng hoang?

Đến năm 2019, Bắc Kinh đã lập 550 Viện Khổng Tử tại các Đại học và 1,172 Lớp học Khổng Tử trong các trường Trung học khắp thế giới mà hoạt động như một cơ quan tuyên truyền và ổ gián điệp. Hầu hết các cơ sở Khổng Tử ở ngoại quốc đã lần lượt bị đóng cửa.

Ý kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở được Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe trình bày trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2012 vì họ cùng bị mối đe doạ tiềm ẩn từ Bắc Kinh. Mãi đến 2017 được Abe nêu lên với Tổng thống Donald Trump. Dù được Tập Cận Bình đón như một vị Hoàng đế, tương phản với kiểu bắt Tổng thống Barack Obama phải chui cửa sau chuyên cơ khi đi dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Hàng Châu năm cuối nhiệm kỳ 2016, nhưng, Tổng thống Trmp không coi trọng sự trọng vọng cá nhân bằng quyền lợi của dân tộc Mỹ.

Bị cáo buộc xa rời các đồng minh và cộng đồng quốc tế. Thực sự, Tổng thống Trump đã tăng cường biện pháp bảo vệ tự do hàng hải ở ECS và SCS cũng như tại Vịnh Á Rập (Vịnh Ba Tư); tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố ở Trung Đông, bảo trợ Hiệp ước Hoà bình giữa Israel và Các Tiểu Vương Quốc Á Rập Thống nhất (UAE) cũng như Bahrain (Hồi giáo Shiite) làm giảm mối căng thẳng ở Trung Đông mà nhiều vị tiền nhiệm không làm được.

Tổng thống Trump rút khỏi các cơ quan quốc tế, hiệp ước đa phương đã bị thao túng và chẳng đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ cũng như các quốc gia khác.

Tập Cận Bình lợi dụng Cộng đồng Quốc tế tập trung giải quyết vụ Đại dịch Vũ Hán để đẩy mạnh ưu thế quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao khắp thế giới buộc Hoa Kỳ phải ra tay. Nhiều cường quốc công khai hoặc lặng lẽ đứng vào chiến tuyến Chống Cộng của Hoa Kỳ.

Bộ Tứ họp tại Nhật Bản đã công-khai-hoá hành động chống tham vọng thống trị của Tập Cận Bình.

Trong bài “No, China Doesn’t Think Decades Ahead in Its Diplomacy” đăng trên Tờ Diplomat ngày tháng 10 năm 2020, nữ tác giả Andreea Brînză, Phó chủ tịch Viện Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương của Lỗ Ma Ni (Romania) giải mã chiến lược của TC. Bà ta nhận xét: (1) Trung Cộng không có tầm nhìn chiến lược mà chỉ có sáng kiến như “một quốc gia, hai chế độ”, “Vành đai và Con đường”, Cơ chế 17+1 ở Trung và Đông Âu, Con đường Tơ lụa Y tế. (2) Năm 1972, Thủ tướng Chu Ân Lai không phân biệt được khi nghe hỏi “Tác động của cuộc Cách mạng Pháp là gì” nên đáp “Còn quá sớm để nói”. Cách mạng Pháp xảy ra gần 200 năm (1789). Ý của Chu Ân Lai nói đến cuộc nổi dậy của sinh viên Paris năm 1968. (3) Cam kết “một quốc gia, hai hệ thống” trong 50 năm cho Hồng Kông mà mới 17 năm (Phong trào Dù Vàng năm 2014) Bắc Kinh đã vi phạm, rồi cưỡng bức thu hồi năm 2020. Do đó, Đài Loan có lý do chính đáng để tuyên bố độc lập.

Ấn Độ có dân số đứng hàng thứ hai trên thế giới đã hãnh diện như quốc gia sáng lập và điều hành Phong trào Phi Liên kết cùng với Indonesia. Nhưng, hào quang đầy ảo tưởng trở thành thảm hoạ. (1) Tân Đề Ly đã chọn nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Liên Sô làm mất cơ hội ngàn năm một thưở tiếp nhận đầu tư, kinh nghiệm điều hành kinh tế của Tây Phương nên Trung Cộng hưởng trọn. Hiện giờ, GDP nominal đầu người của TC 10,000 USD so với 2,000 của Ấn Độ. (2) Quân đội Indonesia và dân quân Hồi giáo đã sát hại hơn 500,000 đảng viên cộng sản và các nhóm cánh tả giai đoạn 1965-1966.

Bệnh dịch virus Corona Vũ Hán hoạt động ra sao?

Giới lãnh đạo và dân chúng Ấn Độ đã nhận thức được rằng làm bạn với TC chỉ dẫn tới mối đe doạ thường trực vì thiếu đồng minh hùng mạnh và chung khát vọng tự do dân chủ. Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi chuyển hướng vào thực tế nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, đầu tư từ các nước cùng chung thể chế chính trị tự do, dân chủ. Ấn Độ có thể giữ một vai trò quan trọng trong Chuỗi Cung ứng Toàn cầu cùng với các nền kinh tế hiện đại.

Trung Cộng sợ Nhật Bản hơn vì Tokyo chưa có các hiệp ước phòng thủ chung với nhiều nước cũng như trách nhiệm duy trì hoà bình an ninh toàn cầu như Hoa Kỳ nên quyết định trả đủa rất nhanh chóng và ác liệt bất chấp mọi hậu quả.

Trả lời phỏng vấn của Tờ Nikkei, cựu Thứ trưởng Ngoại giao của Tổng thống George W. Bush, ông Richard Armitage cho rằng không nên thiết lập mô hình NATO Phương Đông mà nên hợp tác linh động hơn. Hoa Kỳ muốn Nhật Bản đóng góp nhiều hơn thì phải cho Tokyo có quyết định rộng rãi hơn trong việc đối phó với TC, Bắc Hàn, Nga, kể cả sức mạnh nguyên tử để răn đe và kiềm chế TC và Bắc Hàn.

Dân tộc Nhật Bản đã là nạn nhân đầu tiên và duy nhất của vũ khí nguyên tử nên không muốn thủ đắc loại vủ khí sát thương đồng loạt. Người Nhật cần vũ khí nguyên tử trong tay, dù không muốn, vẫn phải có để răn đe trực tiếp tới Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

Trung Cộng và Bắc Hàn muốn yên thì được yên. Muốn gây sự sẽ chạm phản ứng quyết liệt từ Bộ Tứ cùng Châu Âu và một số quốc gia duyên hải Đông Nam Á.

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Mike Pompeo lashes out at China at ‘Quad’ meeting in Japan (BBC)

Pompeo’s Message in Japan: Countering China Is Worth Meeting Face to Face (NYT)

No, China Doesn’t Think Decades Ahead in Its Diplomacy (Diplomat)

Can India Pursue the ‘Strategic Encirclement’ of China? (Diplomat)

Now Is the Time for the US to Take a Stronger Position Against the CCP (Epoch Times)

Inside the US campaign to cut China out of the tech supply chain (Nikkei)

U.S., Australia, India, Japan discuss China’s growing power (Asahi Shimbun)

HOA TỰ DO

Related posts