Tin thế giới sáng thứ Ba

Cử tri trung lập Mỹ lo ngại bà Harris sẽ chấp chính nếu ông Biden đắc cử

Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Hoa Kỳ Joe Biden và ứng cử viên phó tổng thống Kamala Harris đến phát biểu tại một công đoàn thợ mộc ở Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ, hôm 8/10 (ảnh: Reuters).

Một nhóm thảo luận về cuộc tranh luận phó tổng thống tuần vừa rồi phát hiện ra rằng một số cử tri trung lập ở bang Michigan tin rằng ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ được đề cử là Thượng nghị sĩ Kamala Harris sẽ nắm quyền tổng thống nếu Joe Biden giành chiến thắng vào tháng 11, theo Axios.

Những cử tri đã bỏ phiếu cho Obama vào năm 2012 nhưng đã chọn Trump vào năm 2016, cho biết họ sẽ gắn bó với Tổng thống Trump, bởi vì bà Harris và màn tranh luận của bà ấy đã “củng cố quan điểm của họ”.

“Ông Biden sẽ không thể đảm nhiệm chức vụ này được bốn năm, vì vậy Kamala Harris sẽ trở thành tổng thống, và tôi không có chút tin tưởng nào đối với bà ta trong vai trò tổng thống, vì vậy tôi chỉ có thể chọn phương án ít tệ hơn vào thời điểm này”, một người tham gia nhóm nói. Tất cả những người khác trong nhóm đều đồng ý, báo cáo cho biết.

“Tôi sẽ gắn bó với [Trump] vì tôi không biết liệu cánh tả có thực hiện những lời hứa mà họ đang nói ngay bây giờ hay không”, một người khác nói.

Một số cử tri cho rằng bà Harris “đã làm rất tốt” và giờ họ “lo sợ” rằng bà ấy sẽ gia tăng cơ hội chiến thắng cho ông Biden vào tháng 11 trong khi những người khác chế giễu cử chỉ của bà ta trong cuộc tranh luận.

Một người nói: “Tôi sợ người phụ nữ này vì bà ta biết cách lấy lòng người dân Mỹ”, một người nói. Về cơ bản, bà ta đang tận dụng mọi thứ đã xảy ra trong năm nay để tấn công chiến dịch tranh cử của Trump, nhưng tôi không nghĩ chúng đúng”.

Sau chẩn đoán mắc Covid-19 của Tổng thống Trump, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi trong tuần trước đã công bố một đạo luật nhằm tìm cách loại bỏ một tổng thống bị coi là “mất năng lực về thể chất hoặc tinh thần”.

Việc bãi nhiệm tổng thống chỉ có thể được khởi xướng bởi phó tổng thống và đa số trong Nội các của tổng thống và yêu cầu ít nhất 2/3 phiếu bầu của cả Hạ viện và Thượng viện.

“Đây không phải là về Tổng thống Trump”, bà Pelosi nhấn mạnh trong một cuộc họp báo. “Ông ấy sẽ phải đối mặt với sự phán xét của các cử tri, nhưng ông ta cho thấy sự cần thiết của chúng tôi để tạo ra một quy trình cho các tổng thống tương lai”.

Tổng thống Trump đồng ý rằng động thái của Pelosi không thực sự nhằm vào ông, nói rằng đó là một âm mưu để cài bà Harris vào Nhà Trắng.

“Nancy Pelosi điên rồ đang xem xét Tu chính án thứ 25 để thay thế Joe Biden bằng Kamala Harris”, ông đã tweet. “Đảng Dân chủ muốn điều đó xảy ra nhanh chóng bởi vì Joe ngủ gật đã trở nên mất kiểm soát!!!”

Crazy Nancy Pelosi is looking at the 25th Amendment in order to replace Joe Biden with Kamala Harris. The Dems want that to happen fast because Sleepy Joe is out of it!!!— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) October 9, 2020

Tháng trước, bà Harris nhướng mày sau khi bà cho biết rằng mình đứng đầu trong tấm vé của đảng Dân chủ khi quảng cáo các kế hoạch kinh tế dưới thời “chính quyền Harris”.
Bản thân Biden cũng đã đề cập đến các kế hoạch trong “chính quyền Harris-Biden” tại một sự kiện vận động tranh cử ở Tampa, Florida, chỉ một ngày sau khi bà Harris nói như vậy.

Ủng hộ phá thai, Biden bị chất vấn về đức tin Công giáo

Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (ảnh: Reuters)

Giám mục Rick Stika đã một lần nữa đặt câu hỏi về đức tin Công giáo của ông Joe Biden, khi ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ cổ xúy cho việc phá thai, một điều đi ngược lại lời dăn của Chúa, theo Breit Bart.

“Một câu hỏi dành cho ông Biden. Trước Chúa, ông sẽ giải thích thế nào về việc ông thay đổi lập trường đối với việc phá thai và ông sẽ giải thích thế nào về việc thúc đẩy tối đa và cho phép loại bỏ tất cả các biện pháp bảo vệ hầu hết người vô tội? ”, Giám mục Rick Stika đặt câu hỏi trên Twitter vào sáng thứ Hai (12/10).

“Ông sẽ nói với Chúa rằng ông đã ủng hộ việc lạm dụng trẻ em vì Hiến pháp Hoa Kỳ chứ?”, Giám mục Stika chất vấn.

Trong hai dòng tweet riêng biệt, vị giám mục cũng kêu gọi cả Joe Biden và Nancy Pelosi, những người tự xưng là tín đồ Công giáo, hãy chỉ xem xét vấn đề phá thai đơn giản là vấn đề công bằng xã hội đối với những đứa trẻ, những sinh mệnh với tư cách là những người yếu đuối và không có khả năng tự vệ nhất trong xã hội.

“Câu hỏi gửi đến bà Pelosi và ông Biden và tất cả các bạn tự xưng là người Công giáo trung thành”, ông Stika viết. “Đứa trẻ trong bụng mẹ có phải là con người, có linh hồn, có khả năng chịu đau và là tài sản của người mẹ và được Chúa yêu thương không? Hãy xem xét từ góc độ đức tin đối với câu hỏi đó”.

“Tại sao các bạn cho phép người mẹ tin rằng cô ấy sở hữu đứa trẻ và rằng, chỉ vì nó là một số lớp da và một sợi dây, đứa bé đó, [lưu ý là nó] có khả năng cảm nhận được đau đớn, nên bị từ chối cơ hội được sống?”, vị giám mục tiếp tục đặt câu hỏi. “Công bằng xã hội [là] không đòi hỏi em bé phải được bảo vệ vì nó là người vô tội nhất của nhân loại hay sao?”.

Trước quan điểm ủng hộ phá thai của ông Biden, giám mục Stika cùng với ngày càng nhiều giám mục Công giáo khác đang lên tiếng chống lại nạn phá thai mạnh mẽ trước cuộc bầu cử tổng thống vào đầu tháng 11.

Trong bức thư nói về Hình thành Lương tâm cho Quyền Công dân đũng nghĩa gửi cho các tín hữu, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng phá thai là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng và nêu ba lý do để bảo vệ lập trường này.

“Mối đe dọa phá thai vẫn là ưu tiên hàng đầu của chúng ta vì hành vi đó tấn công trực tiếp vào chính sự sống, bởi vì nó diễn ra trong khu vực tôn nghiêm của gia đình, và vì số lượng sinh mạng bị tiêu diệt”, các giám mục viết trong thư.

Chính quyền Trung Quốc ‘hoảng sợ’ khi biết người dân muốn giương cờ Mỹ ủng hộ ông Trump?

Quốc kỳ Mỹ (ảnh chụp màn hình video Youtube/David Swenson).

Cư dân Trung Quốc chế giễu, đối với chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà nói, lá cờ Mỹ hệt như tấm bùa chú giúp xua đuổi tà ma vậy…

Theo Epoch Times, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump được chẩn đoán nhiễm Covid-19, một nhóm người dân Trùng Khánh, Trung Quốc đã lên kế hoạch tổ chức buổi gặp mặt, và tất cả sẽ tấm chụp tấm hình giương rộng lá cờ Mỹ để đăng lên mạng để bày tỏ sự ủng hộ ông Trump. Hoàng Dương – người phụ trách đặt mua cờ Mỹ, ngay sau đó đã bị chính quyền địa phương triệu tập và đe dọa. Ông Dương, một cư dân mạng cho biét: “Công dân Trùng Khánh ủng hộ việc Tổng thống Trump tái đắc cử và duy trì trật tự của nền văn minh thế giới …”.

Ông Dương chia sẻ với phóng viên Epoch Times rằng: “Lúc 2 giờ chiều ngày 6/10, ông Hoàng Dương đã nhận được điện thoại triệu tập từ Cục An ninh nội địa quận Du Bắc. Ông Hoàng đã đến đó lúc 3 giờ. Lý do là vì ông đã mua hàng chục lá cờ Mỹ trên mạng cho bạn bè của mình, điều này đã kích động đến Cục An ninh nội địa trực thuộc Bộ Công an thành phố”.

Ông Dương cho rằng, điện thoại di động và các thông tin cá nhân khác của ông Hoàng đã bị nghe lén trong một thời gian dài, những người bạn thường xuyên liên lạc với ông cũng bị theo dõi. Khi ông nói qua điện thoại rằng, “trong buổi gặp gỡ bạn bè, chúng ta sẽ gương rộng lá cờ Mỹ và chụp hình đăng lên mạng”, nhân viên Cục An ninh ngay lập tức đã triệu tập ông Hoàng lên đồn thẩm vấn.

Ông Dương nói: “Quá trình xét hỏi không có gì phức tạp, họ hỏi ông ấy về số lượng, kiểu mẫu cụ thể đã đặt mua, ngoài ra còn đe dọa ông Hoàng một phen. Phải đến 7 giờ tối mới ghi xong tường trình”.

Ông Dương cho biết: “Đối mặt với sự đe dọa của Cục An ninh, ông Hoàng đã trả lời thẳng: ‘Ở Trung Quốc đại lục, ngay đến cả cấp trên của các anh, Thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lập Quân và Giám đốc Công an thành phố Trùng Khánh Đặng Khôi Lâm, những người này đều không lo nổi cho chính bản thân họ, các anh cũng không khác tôi mấy, cũng đang trong tình cảnh nguy ngập. Vậy thử hỏi còn có điều gì đáng để các anh quan tâm nữa đây?’”.

Ông Dương nói thêm: “Cờ Mỹ mà Hoàng Dương đặt mua trên mạng là được sản xuất và bày bán ở Trung Quốc, nhưng khi sử dụng cờ Mỹ liền bị dính líu đến vi phạm pháp luật. Tại sao việc ông Hoàng mua cờ Mỹ cho nhóm bạn lại khơi dậy sự chú ý của các ban ngành liên quan, thậm chí kinh động đến cả Cục An ninh thành phố? Cái chính quyền lưu manh ĐCSTQ đã nắm giữ tất cả quân đội, truyền thông, con dao đồ tể, kho bạc… rốt cuộc, chính quyền này còn sợ gì nữa?”.

Câu chuyện này nhanh chóng trở thành chủ đề tán gẫu của người dân Trùng Khánh. Có người thậm chí còn chế giễu: “Đối với cái chính quyền lưu manh ĐCSTQ mà nói, lá cờ Mỹ giống như bùa chú xua đuổi tà ma. Nếu họ đã run sợ như vậy, tại sao chúng ta không mua cho nhiều vào?”.

Belarus: Phản đối ‘nhà độc tài cuối cùng’, nhiều người bị bắt giữ

Cảnh sát bắt giữ người biểu tình Belarus hôm 11/10 (ảnh: Chụp màn hình video).

Hôm Chủ nhật (11/10), lực lượng an ninh Belarus đã bắt giữ hàng chục người biểu tình phản đối việc Tổng thống Alexander Lukashenko thao túng cuộc bầu cử, cảnh sát đã dùng vòi rồng, dùi cui để giải tán những người yêu cầu bầu cử lại, theo Epoch Times.

Đoạn phim truyền hình của các phương tiện truyền thông địa phương được Reuters dẫn lai cho thấy hàng nghìn người đã xuống đường để tổ chức các cuộc biểu tình phản đối ở thủ đô Minsk vào hôm Chủ nhật (12/10). Cảnh sát đã đưa những người biểu tình vào một chiếc xe tải không nhãn mác và đánh họ bằng dùi cui.

Belarus từng là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và hiện là đồng minh của Nga.

Trước cuộc biểu tình, ông Alexander Lukashenko đã là người đứng đầu Belarus từ 1994, với thời gian tại chức là 26 năm, lâu nhất trong các nước thuộc khối Liên Xô cũ. Ông được gọi là “nhà độc tài cuối cùng” của châu Âu, không có chống đối thực sự nào trong năm cuộc bầu cử trước đó. Dưới lãnh đạo chuyên chế của ông, chính quyền liên tục đàn áp các phong trào đối lập.

Các cuộc biểu tình này là một phần của phong trào dân chủ Belarus, bắt đầu xảy ra trước và trong cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020, trong đó ông Lukashenko tìm kiếm nhiệm kỳ thứ 6 tại vị.

Lukashenko đối mặt với sự phản đối lớn hơn của công chúng về cách xử lý đại dịch COVID-19, khi không công nhận sự nghiêm trọng của nó. Trong số năm cuộc bầu cử mà Lukashenko giành được, chỉ cuộc bầu cử đầu tiên được các giám sát quốc tế cho là tự do và công bằng. 

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ứng cử viên Tổng thống Tsikhanouskaya đã tuyên bố rằng người dân Belarus phải tìm cách bảo vệ lá phiếu của họ. Do đó, tất cả các cuộc biểu tình chống lại Lukashenko đều “không có thủ lĩnh”.

Các cuộc biểu tình với quy mô và thời gian tồn tại chưa từng có tiền lệ ở Belarus nổ ra sau khi kết quả bầu cử tổng thống ngày 9/8 cho thấy ông Lukashenko sẽ tiếp tục tại vị nhiệm kỳ thứ sáu với 80% phiếu bầu. Những người biểu tình cho biết kết quả bầu cử đã bị gian lận, và một số người đã giải thích với các nhà báo của hãng tin AP chính xác cách thức gian lận diễn ra ở quận của họ.

Trong những ngày sau cuộc bầu cử, chính quyền Belarus đàn áp nghiêm trọng những người biểu tình ôn hòa, hàng nghìn người biểu tình bị bắt và nhiều người bị cảnh sát đánh đập. Tình hình này đã khiến quốc tế lên án và càng làm tăng thêm động lực của những người biểu tình.

Quân đội TQ tập trận xâm lược Đài Loan ngày Quốc khánh

Quân đội Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn mô phỏng cuộc xâm lược một hòn đảo vào hôm thứ Bảy (10/10), trùng với ngày Quốc khánh của Đài Loan, theo SCMP.

Theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV, cuộc tập trận bao gồm các đơn vị mới như bay không người lái, lực lượng đặc nhiệm và lính dù, và các lực lượng khác di chuyển từ nhiều địa điểm tại các tỉnh ven biển của Quảng Đông và Phúc Kiến.

Báo cáo cho biết: “Cuộc tập trận này, là sự kết hợp hiệu quả của nhiều lực lượng tác chiến mới, đã tăng cường khả năng của PLA trong các cuộc đổ bộ chung”.

Cùng ngày, quân đội Trung Quốc cũng thông báo một cuộc tập trận bắn đạn thật khác ở eo biển Đài Loan, bắt đầu từ hôm thứ Ba (13/10) và sẽ kéo dài trong bốn ngày.

Theo thông báo từ cơ quan hàng hải địa phương, cuộc tập trận sẽ được tổ chức ngoài khơi Bán đảo Gulei ở tỉnh Phúc Kiến- một địa điểm nằm ở phía đối diện của eo biển Đài Loan với thành phố Cao Hùng.

Trung Quốc xét nghiệm Covid toàn thành phố 9 triệu dân

Thành phố Thanh Đảo, Trung Quốc sẽ xét nghiệm toàn bộ dân số 9 triệu người trong vòng 5 ngày, sau khi các ca bệnh mới liên quan đến một bệnh viện Qingdao Chest, Reuters đưa tin. Thanh Đảo đã đóng cửa bệnh viện Qindao Chest cũng như khoa cấp cứu của bệnh viện trung ương. Các tòa nhà nơi những người nhiễm virus sinh sống cũng bị phong tỏa để ngăn chặn virus.

Hoàn Cầu thời báo lên án áp phích tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Ấn Độ kỷ niệm Quốc khánh Đài Loan

Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã cảnh báo rằng những người đặt áp phích kỷ niệm Quốc khánh Đài Loan ngày 10/10 trước đại sứ quán Trung Quốc ở Ấn Độ là đang “chơi với lửa” và sẽ khiến quan hệ giữa hai nước xấu đi, theo Taiwan News.

Các phương tiện truyền thông chính thống của Ấn Độ, bao gồm các đài truyền hình, đã đưa tin về lễ kỷ niệm Quốc khánh của Đài Loan. Để ngăn chặn những xu hướng đó, đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ đã gửi thư tới các hãng thông tấn như một lời cảnh báo; Không có gì đáng ngạc nhiên, những lá thư dường như không có tác dụng răn đe.

Vào đêm ngày 9 tháng 10, hơn 100 áp phích kỷ niệm ngày Quốc khánh Đài Loan có chữ ký của người phát ngôn Đảng nhân dân Ấn Độ (BJP) Tajinder Pal Singh Bagga đã xuất hiện trước đại sứ quán Trung Quốc ở New Delhi. Nội dung của tấm áp phích đã được tweet lại hơn 4.000 lần trong 12 giờ, Liberty Times đưa tin.

Tweet từ Nhà báo Ấn Độ Aditya Raj Kaul cho biết các áp phích là phản đối những lời đe dọa của Trung Quốc đối với truyền thông Ấn Độ liên quan đến lễ kỷ niệm Quốc khánh Đài Loan.

Trung Quốc loan tin ‘người nói xấu đảng bị bỏ tù’ đã lạm dụng quyền lực

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải thông tin chi tiết về vụ án tham nhũng của cựu nhà tài phiệt bất động sản Nhậm Chí Cường – người này từng lớn tiếng chỉ trích Tập Cận Bình, sau khi các nhà quan sát mô tả rằng việc ông Nhậm bị tuyên án là có động cơ chính trị, theo SCMP.

Một bài viết đăng trên một tài khoản xã hội của Beijing Daily cáo buộc Nhậm – tháng trước đã bị kết án 18 năm tù vì tội tham nhũng – đã thông đồng với con trai ông trong vụ tham nhũng liên quan đến 220 triệu nhân dân tệ (33 triệu đô la Mỹ).

“Nhậm nổi tiếng trong vai trò một ông trùm bất động sản, nhưng công chúng không thực sự biết ông ta thực sự là ai”, bài viết xuất bản đêm Chủ nhật (11/10) cho biết, đồng thời nói tiếp: “Sự thống trị của Nhậm ở Huayuan trong thập kỷ qua và hơn thế nữa đã tạo điều kiện thuận lợi cho ông ta trong việc mua chuộc, nhận hối lộ, lạm dụng công quỹ và lạm dụng quyền lực, dẫn đến tổn thất tài chính trong công ty do nhà nước kiểm soát”.

Tập Cận Bình phát biểu tại Thâm Quyến kỷ niệm 40 năm thành lập đặc khu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu tại Thâm Quyến vào thứ Tư (14/10) để đánh dấu kỷ niệm thành lập đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc ở thành phố phía Nam cách đây 40 năm, Reuters dẫn tin từ Tân Hoa Xã cho biết vào hôm thứ Hai (12/10).

Lãnh đạo đặc khu láng giềng là Hong Kong, Carrie Lam, sau đó cho biết bà đã hoãn bài phát biểu chính sách thường niên của mình dự kiến vào thứ Tư, và thay vào đó sẽ đi đến Thâm Quyến, mặc dù bà nói rằng, theo lịch, bà không có cuộc gặp nào với ông Tập.

Hôm Chủ nhật (11/10), chính quyền trung ương đã công bố các biện pháp nhằm trao cho Thâm Quyến thẩm quyền kiểm soát lớn hơn đối với việc sử dụng đất, nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ, đồng thời cắt giảm các thủ tục hành chính phức tạp trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông. Tân Hoa Xã không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về bài phát biểu của ông Tập nhưng khả năng sẽ đề cập đến việc tích hợp hơn nữa Khu vực Vịnh Lớn, một khu vực bao gồm Hồng Kông, Ma Cao và 9 thành phố ở tỉnh Quảng Đông, bao gồm Thâm Quyến.

Nga triệu tập đại sứ Bulgaria vì trục xuất các nhà ngoại giao

Nga đã triệu tập Đại sứ của Bulgaria tới Bộ Ngoại giao Nga vào thứ Hai, liên quan đến vụ việc hai nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi Bulgaria tháng trước vì bị cáo buộc làm gián điệp, hãng tin Reuters dẫn tin từ thông tấn RIA.

Moscow hứa sẽ trả đũa sau khi các nhà ngoại giao bị đưa vào tình trạng ‘personae non gratae’ – thuật ngữ trong lĩnh vực ngoại giao chỉ một nhân vật ngoại giao bị chính quyền nước sở tại coi là không tốt, không chấp nhận sự có mặt của họ trên lãnh thổ nước mình.

Trung Quốc đưa công dân Đài Loan lên “thú tội” trên truyền hình

Theo hãng tin Reuters, chính phủ Đài Loan đã cáo buộc Trung Quốc cố tình thao túng và dàn dựng cảnh một công dân Đài Loan xuất hiện trên truyền hình nhà nước Đại lục thú nhận rằng ông đã đến Hồng Kông để hỗ trợ những người biểu tình chống chính phủ.

Ông Morrison Lee “thú tội” và xin lỗi trên truyền hình nhà nước Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình CCTV, qua Taiwan News)

Trung Quốc luôn tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của mình và đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc Đài Bắc ủng hộ phong trào dân chủ ở Hồng Kông, nói rằng các lực lượng đòi độc lập Đài Loan và Hồng Kông đang thông đồng với nhau.

Phản hồi lại, Đài Loan cho rằng họ có nhiệm vụ đứng lên đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền.

Cuối ngày Chủ nhật vừa qua (11/10), đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đã chiếu một đoạn phim với lời “thú tội” của ông Morrison Lee, người đã bị cảnh sát Đại lục bắt giữ ở Thâm Quyến vào năm ngoái vì nghi ngờ vi phạm Luật An ninh quốc gia.

Truyền hình nhà nước Trung Quốc cho biết ông Lee đã đến Hồng Kông để hỗ trợ những người biểu tình, và sau đó đến Thâm Quyến để bí mật quay phim lực lượng cảnh sát Trung Quốc.

“Tôi rất xin lỗi. Tôi đã làm nhiều điều xấu, sai trái trong quá khứ, làm tổn hại đến quê hương và đất nước,” ông Lee nói trên vô tuyến khi mặc trang phục tù nhân.

Tại Đài Bắc, Hội đồng Các vấn đề Đại lục đã tố cáo chương trình là “hoàn toàn vô nghĩa”.

Hội đồng cho biết đây là sự cường điệu chính trị ác ý của phía Trung Quốc để cố ý làm tổn hại quan hệ qua eo biển Đài Loan.

Hội đồng nói Trung Quốc nên ngừng dựng chuyện về công dân Đài Loan và cho rằng việc đưa ông Lee lên truyền hình là trái với quy trình pháp lý.

Nhiều lần trước đây, các nhóm nhân quyền và chính phủ phương Tây đã phản đối Trung Quốc vì hay đưa các nghi phạm lên truyền hình nhà nước để tự thú trước khi xét xử.

Việc Trung Quốc cáo buộc công dân Đài Loan làm gián điệp được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh tiếp tục đi xuống, với việc Trung Quốc đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự gần hòn đảo trong những tuần gần đây.

Đài Loan nói rằng họ sẽ không khiêu khích Trung Quốc hoặc tìm kiếm chiến tranh, nhưng họ sẽ tự bảo vệ mình và đứng lên vì nền dân chủ của mình.

Ông Biden lại dẫn câu nói nổi tiếng của cố Chủ tịch TQ Mao Trạch Đông

Cựu Phó Tổng thống Joe Biden, đề cử viên tổng thống 2020 của Đảng Dân chủ trong cuộc phỏng vấn với một đài truyền hình tại Arizona lại dẫn lời của cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Đây ít nhất là lần thứ ba ông Biden dẫn lại lời của cố lãnh đạo cộng sản.

Trao đổi với kênh truyền hình KTVK, ông Joe Biden nói: “Có một thành ngữ cổ được cho là của người Trung Quốc từ nhiều năm trước đây. Người ta nói rằng, ‘Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời’. Hãy đoán xem là gì nào? Lý do là không quốc gia nào sẽ có thể cạnh tranh cho việc thống trị nền kinh tế thế giới nếu họ không để phụ nữ tham gia đầy đủ vào đời sống xã hội”.

Trước đó, trong một buổi gây quỹ hồi giữa tháng Bảy, ông Joe Biden cũng đã trích dẫn câu nói trên.

Bây giờ, chúng ta phải nhờ cậy vào bàn tay phụ nữ để giúp đỡ hồi phục nền kinh tế”, ông Biden nói, trước khi nói với mọi người rằng ông muốn trích dẫn “một câu tục ngữ cổ của người Trung Quốc”.

Và ông Biden nói: “Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời”.

Đến tháng Tám, ông Biden cũng dẫn lại câu nói trên khi giải thích về việc ông lựa chọn Thượng nghị sĩ Kamala Harris là người đồng hành tranh cử với ông, theo Breitbart News.

Theo The Epoch Times, hồi giữa tháng Bảy, chiến dịch tranh cử của ông Biden đã không phản hồi khi được hỏi liệu cựu phó tổng thống có biết về nguồn gốc của câu nói ông trích dẫn hay không.

Câu nói ‘Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời’ lần đầu tiên được ông Mao Trạch Đông phát ngôn trong nỗ lực khẳng định sự ủng hộ của chính quyền cộng sản Trung Quốc đối với quyền bình đẳng giới giữa nam và nữ.

Tờ Fox News cũng chú thích rằng: “Câu nói ‘Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời’ không phải là câu tục ngữ mà là tuyên bố nổi tiếng của ông Mao Trạch Đông từ 70 năm trước, lúc đó ông ta nói về bình đẳng giới khi mới lên cầm quyền”.

Một trong những cố vấn cao cấp của ông Biden, bà Anita Dunn cũng đã từng ca ngợi ông Mao Trạch Đông là “một trong những triết gia chính trị ưa thích của bà”.

Mao và Đức mẹ Teresa là “hai người mà tôi hướng đến nhiều nhất để đi đến một luận điểm đơn giản, đó là: Bạn có thể đưa ra lựa chọn, bạn có thể thách thức [trật tự cũ], bạn có thể nói tại sao lại không thể được nhỉ”, bà Dunn nói với một đám đông khán giả là các học sinh trung học.

Ông Biden thường xuyên bị chỉ trích vì thái độ nồng ấm của ông đối với Trung Quốc, trong đó có việc ông ủng hộ vai trò thương mại toàn cầu của Trung Quốc và các mối quan hệ kinh tế của ông Hunter Biden với chính phủ Trung Quốc.

Đức

Pakistan cấm TikTok vì những nội dung “vô đạo đức và khiếm nhã”

Cơ quan quản lý viễn thông Pakistan đã chặn TikTok hôm 9/10 vì ứng dụng này không lọc các nội dung “vô đạo đức và khiếm nhã”. Đây là một đòn giáng mới vào ứng dụng mạng xã hội của Trung Quốc vốn đang bị giám sát ngày càng rộng rãi trên toàn cầu.

Cơ quan quản lý viễn thông Pakistan (PTA) cho biến lệnh cấm được đưa ra vì nhiều tầng lớp trong xã hội đã khiếu nại về những nội dung vô đạo đức và khiếm nhã trên ứng dụng chia sẻ video này, Reuters đưa tin.

Ngay sau lệnh cấm, ứng dụng hiển thị trống trơn và đã không thể tải văn bản và hình ảnh tại Pakistan.

PTA cho biết họ sẽ xem xét lại lệnh cấm của mình, tùy thuộc vào việc TikTok có một cơ chế thỏa đáng để tiết chế những nội dung trái luật hay không. Pakistan nhìn chung có quan hệ khá thân thiết với Trung Quốc.

TikTok cho biết họ “cam kết tuân thủ luật pháp tại các thị trường mà ứng dụng này được cung cấp.”

Một đại diện của TikTok cho biết: “Chúng tôi thường xuyên liên lạc với PTA và sẽ tiếp tục hợp tác với họ. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được một giải pháp giúp chúng tôi tiếp tục phục vụ cộng đồng trực tuyến sôi động và sáng tạo của đất nước này,” theo Reuters.

TikTok – ứng dụng video ngắn của ByteDance, Trung Quốc đã nhanh chóng trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Sự phát triển bùng nổ của ứng dụng này đã khiến nhiều quốc gia lo ngại về an ninh và quyền riêng tư khi xét mối liên kết của công ty với chế độ cộng sản Trung Quốc.

Vào tháng 6, TikTok đã bị chặn tại Ấn Độ, vốn là thị trường nước ngoài có lượng người dùng lớn nhất vào thời điểm đó. Ấn Độ lấy lý do “an ninh quốc gia” khi hai nước đang ở trong thời điểm tranh chấp biên giới căng thẳng. Ngoài ra, TiKTok cũng đang phải đối mặt với nguy cơ bị cấm tại Hoa Kỳ và bị giám sát tại các quốc gia khác như Úc.

TikTok đã luôn phủ nhận mối liên hệ với nhà nước Trung Quốc.

Ba quan chức Pakistan đã nói với Reuters trước đó hôm thứ 6 (9/10) rằng lệnh cấm ứng dụng này tại Pakistan sắp xảy ra.

Một trong các quan chức hàng đầu liên quan trực tiếp đến lệnh cấm nói với Reuters rằng “Chúng tôi đã liên tục yêu cầu họ thiết lập một cơ chế hiệu quả để ngăn chặn các nội dung vô đạo đức và khiểm nhã. Tuy nhiên, nền tảng này đã không thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cơ quan chức năng Pakistan.”

Pakistan đa số theo đạo Hồi và quy định rằng truyền thông phải tuân thủ phong tục tập quán trong xã hội. Vào tháng 7, cơ quan quản lý truyền thông đã đưa ra “cảnh báo cuối cùng” đối với TikTok về những nội dung khiêu gợi.

Một quan chức Pakistan khác cho biết quyết định được đưa ra sau khi Thủ tướng Imran Khan bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đến vấn đề này. Theo đó, ông Khan đã chỉ đạo cơ quan quản lý viễn thông phải tập trung mọi nguồn lực để ngăn chặn các nội dung thô tục.

Ông Trump hứa hẹn sẽ đưa ra nhiều tài liệu “ngoạn mục” hơn về vụ điều tra Nga

Tổng thống Trump đã hứa hẹn rằng sẽ có thêm nhiều tài liệu “ngoạn mục” chỉ ra sự tham dự của chính quyền cựu Tổng thống Obama và chiến dịch của bà Hillary Clinton trong cuộc điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử, tờ New York Post đưa tin hôm 11/10.

“Các tài liệu hiện đang được công bố ở mức độ chưa từng thấy trước đây. Những điều mà không ai nghĩ rằng sẽ được tiết lộ sẽ được công bố và bà sẽ thấy chúng. Bà hãy xem điều gì sẽ xảy ra. Chúng tôi đã khiến họ bị bất ngờ,” ông Trump nói với người dẫn Maria Bartiromo trong chương trình “Sunday Morning Futures” hôm 11/10.

“Và bây giờ họ sẽ phải làm gì đó về điều này, nhưng các tài liệu khác sẽ được công bố, bà Maria ạ, thật là ngoạn mục. Hãy đợi cho đến khi bà thấy những gì sắp xảy ra,” Tổng thống nói.

Bà Bartiromo hỏi ông Trump rằng liệu các tài liệu mới có nói đến vai trò của FBI hay của bà Clinton hay không.

“Nó nói về mọi thứ. Hillary Clinton chính là “Crooked Hillary (Hillary Lươn Lẹo). Tôi không gọi bà ấy là “Crooked Hillary” nếu không có nguyên do,” ông Trump nói.

Giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia (CIA) John Ratcliffe tuần trước đã công bố các ghi chú được biên soạn lại của cựu Giám đốc CIA John Brennan. Theo đó, tài liệu này dường như cho thấy ông Brennan đã nói với Tổng thống Barack Obama về một kế hoạch “có chủ đích” của bà Clinton để buộc tội ông Trump thông đồng với người Nga.

Bản ghi nhớ cho biết ông Brennan đã thông báo tóm tắt cho ông Obama về việc bà Hillary Clinton ngày 28/7 chấp thuận một đề xuất từ ​​một trong những cố vấn chính sách đối ngoại của bà nhằm phỉ báng Donald Trump bằng cách khuấy động vụ bê bối, tuyên bố rằng các cơ quan an ninh Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. 

Một tài liệu khác được biên tập lại bao gồm một giấy giới thiệu điều tra từ CIA tới FBI, nói rằng kế hoạch của bà Clinton là phương tiện nhằm đánh lạc hướng công chúng khỏi bê bối email cá nhân của mình.

Phía bà Clinton đã phủ nhận tất cả những cáo buộc về vụ việc. 

Hiện ông Ratcliffe đang có kế hoạch công bố thêm các tài liệu khác về cuộc điều tra. New York Post dẫn lời một nguồn tin cho biết có “hàng trăm, hàng trăm trang” và các tài liệu sẽ được chuyển đến cho Bộ Tư pháp ngay lập tức.

Related posts