Vàm Cỏ Đông!

Đoàn Xuân Thu

Đường xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho xây năm 1881. Mất khoảng 4 năm, cho tới ngày 20, tháng Bảy năm1885, chuyến xe lửa đầu tiên ‘đề pa’ từ ga Bến Thành Sài Gòn hụ còi rầm rầm khạc lửa, phun khói hai bên đường (vì lực chạy bằng máy hơi nước hơi nước) về Mỹ Tho.

Đầu máy xe lửa nhờ sức kéo thông qua một động cơ hơi nước. hơi nước trong nồi hơi. Những đầu máy xe lửa dạng này tạo năng lượng bằng cách đốt cháy các vật liệu như than đá/than cốc, gỗ, hoặc dầu-để tạo ra Hơi nước làm piston di chuyển qua lại, piston lại gắn liền với trục quay chính của đầu máy xe lửa, đầu máy này kéo theo phía sau là các toa xe.

Tuy nhiên, vào địa phận tỉnh Long An, vì 2 con sông Vàm Cỏ Đông và Tây. Tới bờ sông, xe lửa phải dừng lại, rồi tách toa xe ra lên bắc để qua sông.

Tháng Năm, năm 1886, hãng Eiffel của Pháp bắt cây cầu sắt Bến Lức qua sông Vàm Cỏ Đông và cây cầu sắt Tân An qua sông Vàm Cỏ Tây. Vậy là xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho chạy thẳng bon không cần phải qua Bắc như trước.

Cầu sắt Tân An dốc rất cao, đầu máy xe lửa bằng hơi nước yếu, thành ra có khi tuột, trổ ngược lại phía sau, thụt lùi cả trăm thước, sau đó lấy trớn hì hụi ạch đụi tới ba bốn lần mới leo qua cầu nổi. Qua cầu rồi lại đổ dốc ao ào chạy bon bon mà Ga Tân An lại cách chân cầu không bao xa nên mới có cái vụ: “Xe lửa chạy tới Tân An. Tốp máy chẳng kịp ngã ngang té nhào”

Từ những năm 1930s, đầu máy xe lửa từ hơi nước chuyển sang dầu diesel. Sài Gòn đi Mỹ Tho có 72 cây số nhưng có tới 17 ga vừa lớn vừa nhỏ nên xe lửa phải chạy mất 3 tới tiếng đồng hồ ngồi ‘ông cái mê’ là ‘ê cái mông’ luôn.

(Tui nhớ hồi nhỏ, khoảng 6, 7 tuổi gì đó Tía tui thương đám con lóc nhóc của mình ở Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu nên dắt Má tui và sắp nhỏ đi Sài Gòn coi đèn ngọn xanh ngọn đỏ. Lên xe lửa tui đâu có ngồi để ‘ông cái mê’, ê cái mông mà đứng nhìn qua khung cửa sổ của toa tàu để thấy một đoàn tàu đi nhả khói hai bên đường. Và cũng để thấy hàng cột mắc dây thép để truyền đi tín hiệu ‘morse’ nó rượt theo tui hoài. Khoái quá chừng hè!)

Đến ngày mùng Một tháng Bảy năm 1958, đường xe lửa Sài Gòn Mỹ Tho nghỉ chạy, sau hơn 70 năm tồn tại.

Năm 1968, Mỹ xây cầu đúc Tân An và Bến Lức mới. Còn hai cây cầu sắt cũ nầy, năm 2004, CS nó tháo dỡ đem đi bán ve chai, lông vịt cũng đút túi khá bộn tiền. Cái gì bán được là tụi nó bán hè. Cả nước nó còn bán được thì nhằm nhè chi hai cây cầu sắt cũ chớ!

***

Nhắc tới đường xe lửa ắt phải nhắc tới cầu Bến Lức bắt qua sông Vàm Cỏ Đông và Cầu Tân An bắt qua sông Vàm Cỏ Tây.

Thuộc hệ thống sông Đồng Nai, bắt nguồn từ Prey Veng bên Campuchia, sông Vàm Cỏ có khoảng hai chi lưu tương đối rộng là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây rồi hợp lưu tại ngã ba Bần Quỳ (Tân Trụ).

Bần gie, bần ngã, bần quỳ

Sống mà chịu cảnh chia ly thêm buồn”

Sông Vàm Cỏ tuy ngắn, chỉ dài có 35.5 km chảy trong địa phận tỉnh Long An, nhưng có đến 3 tên gọi, đoạn gần ngã ba Bần Quỳ còn gọi là sông Xá Hương, đoạn giáp với sông Soài Rạp gọi là Vàm Bao Ngược.

Rồi mới đây có ông nhà văn quê ở cái đất Tân An nói: Hồi nhỏ học bài trong sách Giáo khoa của VC tức lắm, tức cái khúc này nè:

“Ở tận sông Hồng, em có biết
Quê hương anh cũng có dòng sông
Anh mãi gọi với lòng tha thiết:
Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!”

Mắc cái giống gì phải lôi sông Hồng vô làm màu mới có thể nói tới Vàm Cỏ Đông, Hồng Hà không đẹp, hiền hòa, thùy mị, diễm lệ có bằng sông Vàm Cỏ của tui đâu mà lôi nó vô chớ?

Cái bài thơ đó được phổ nhạc và hoàn toàn tào lao bí đao về sự tự hào con sông Vàm Cỏ Đông của Long An, làm người Long An tự ái, Vàm Cỏ của tôi đẹp ngàn lần hơn sông Hồng.

***

Tui cũng thông cảm với cái bức bối rồi tức tối của ông nhà văn, quê sông Vàm Cỏ nầy vì như bà con mình thường hay nói: “Quê hương mình đẹp hơn cả!” Tui bèn lục coi ai làm ông nhà văn nầy giận quá xá dậy? Thì nó đây rồi.

Đó chính là do nhà thơ VC có bút hiệu là Hoài Vũ.

Ông Hoài Vũ có viết Bài thơ Nàng Thơm và cả bọn áo thụng lạy nhau khen là xuất sắc: Nàng Thơm tên lúa hay tên em? Nghe dịu tâm hồn ngọt gió đêm…”

Nội dung kể rằng một cô gái thương chàng trai nghèo khổ, hằng ngày vất vả lam lũ cấy cày mà vẫn đói rách. Đêm đêm cô gái lặng lẽ ra ruộng dùng nước mắt của mình nhỏ xuống, mỗi cây lúa một giọt khiến ruộng lúa của chàng xanh tốt trở lại. Lạ kỳ thay, từ lúc trổ bông đến khi thành gạo nấu thành cơm đều rất thơm. Người ta không quên đặt luôn tên Thơm của cô gái cho giống lúa Nàng Thơm đang cấy trồng ở Long An và hạt gạo Chợ Đào, quận Cần Đước, tỉnh Long An.

Dĩ nhiên làm thơ là hư cấu là đặt chuyện nói không thành có; có ít xít ra nhiều tuy nhiên cũng phải tôn trọng sự thức một chút đi chớ viết tào lào bí đao, tưởng tượng như tưởng voi như vầy là coi không có đặng.

Vì ngoại giống lúa Nang Thơm vì nấu cơm ăn nó thơm còn biết bao nhiêu giống lúa na ná cũng có cả đống tên Nàng như: Nàng Bè, Nàng Co mùa, Nàng Cóc, Nàng Ếch, Nàng Gồng, Nàng Quớt thì viết như vậy quả là trớt quớt!

***

Mà Hoài Vũ là thằng cha nội VC nào vậy? Té ra ổng tên thật là Nguyễn Ðình Vọng, sinh năm 1935 tại Quảng Ngãi.

là Tổng biên tập báo Văn nghệ giải phóng.

Là dân Quảng Ngãi chớ không phải chánh gốc sanh đẻ lớn lên bền dòng sông Vàm Cỏ nên tất nhiên hậu quả là ổng mần thơ rất tào lao bí đao: nhứt là hai bài: Vàm Cỏ Ðông và Anh ở đầu sông em cuối sông.

Mình đem cái bài Vàm Cỏ Đông ra mổ trước cho bà con xem chơi hè!

“Vàm Cỏ Đông, ơi hỡi dòng sông. Nước xanh biên biếc chẳng đổi thay dòng…”

Con sông Vàm Cỏ Đông có cây cầu Bến Lức tui từng qua lại cả trăm lần làm cái quái gì có nước xanh biên biếc bao giờ? Nước nó màu vàng quạch vì chở năng phù sa nên màu nước như sương sa mình ăn với dầu chuối hồi nhỏ vậy…

Rồi:

“Ơ ơi Vàm Cỏ Đông ơi hỡi dòng sông. Có anh du kích dũng cảm kiên cường. Lẫn ánh trăng vàng băng lửa đạn qua sông…”

Dũng cảm nầy là dũng cảm kiểu giành ngu hết không cho ai ngu với. Trăng vàng là trăng rằm, trăng mưới sáu trời sáng trưng như ban ngày. Rồi lính nó bắn áo ào toàn lửa đạn mà chú mầy dám qua sông là bà nội cũng đội chuối khô!

Trớ trêu thay bài thơ Vàm Cỏ Đông nầy được Nhạc sĩ Trương Quang Lục. sinh năm 1933, quê Quảng Ngãi phổ nhạc.

Rồi ca sĩ Quốc Hương (sanh năm 1920) dân Ninh Bình ngoài Bắc ra rả tối ngày sau 75 nghe mà phát ớn chè đậu.

***

Chắc hổng có ai dám vạch ra và chỉ rõ cái tầm phào nầy nên ông Hoài Vũ hăng chí chơi thêm bài nữa là: “Anh ở đầu sông, em cuối sông!” được Phan Huỳnh Điểu (1924- 2015) phổ nhạc.

“Anh ở đầu sông em cuối sông. Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông. Thương nhau đã chín ba mùa lúa. Chưa ngày gặp lại nhớ mênh mông…”

Sau nầy được bồi bút quốc doanh phỏng vấn Hoài Vũ cho biết là có em Bảy Nhàn nào đó từ thành thoát ly ra khu đi học mần văn do ông chỉ đạo rồi chỉ đại em Bảy Nhàn nầy.

Hoài Vũ mần bài thơ nầy cho em Bảy Nhàn đọc được để hiểu được tấm lòng (thòng) của qua đây. Làm thầy dạy viết văn mần thơ cách mạng mà đi dụ dỗ dê học trò thì bậy bạ quá.

Cái bố láo bố lếu thứ hài là ông Hoài Vũ tựa theo ý bài thơ Trường Tương Tư của Lương Ý Nương (907- 960) bên Tàu:

“Ngã tại Tương giang đầu. Quân tại Tương giang vĩ. Tương tư bất tương kiến, Đồng ẩm Tương giang thuỷ”

“Chàng ở đầu sông Tương. Thiếp ở cuối sông Tương

Nhớ nhau không gặp mặt. Cùng uống nước sông Tương”

Từ đấy ông chỉ có cái việc là thay tên sông Tương bằng Vàm Cỏ Đông là của nó thành của tao. He he.

Nhưng bài thơ Trường Tương Tư của Lương Ý Nương hay hơn nhiều. Hay ở chỗ Tựa bài thơ: Tương tư là nhớ nhau. Trường là dài nhớ nhau hoài. Còn con sông tên là Tương Giang là nhớ nhiều, tình như nước của cả một dòng sông.

Còn bài thơ: Anh ở đầu sông em cuối sông chỉ là một bài thơ vửa tán gái vừa quánh giặc cho đúng đường lối của đảng thì có gì hay mà nhét vô đầu rồi nhồi sọ bà con mình chớ ?

Đoàn Xuân Thu.

Melbourne.

Related posts