Động thái đáng chú ý của chuyên gia Trung Quốc về vắc-xin mới, thực sự có nguy hiểm?

Tâm Thanh

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Mới đây, một chuyên gia Trung Quốc bất ngờ cho hay, hiệu quả và tính an toàn của vắc-xin Covid-19 do nước này điều chế hiện vẫn chưa rõ ràng, khuyến cáo người dân tạm thời không nên tiêm chủng, làm dấy lên nhiều lo ngại từ ngoại giới, theo SOH.

Vắc-xin viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) của Trung Quốc tuy chưa hoàn tất các bước thử nghiệm lâm sàng, nhưng đã được đưa vào sử dụng trên diện rộng. Hơn nữa, nhà chức trách cũng ra sức cổ súy, hết lời khen ngợi vắc-xin của “nhà mình” với người dân trong nước và thế giới.

Ngày 21/10, ông Ngô Tôn Hữu, chuyên gia dịch tễ học, giám đốc trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, đã tham dự Diễn đàn Khoa học và Công nghệ Đông Nam, và đưa ra một báo cáo đặc biệt có tiêu đề “Tình hình dịch bệnh cùng các chiến lược phòng chống và kiểm soát đại dịch viêm phổi Vũ Hán”.

Ông Ngô Tôn Hữu chỉ ra rằng, hiện tại, vắc-xin viêm phổi Vũ Hán của Trung Quốc vẫn chưa hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III, “trong tình huống hiệu quả và tính an toàn của vắc-xin vẫn chưa được xác định rõ ràng, người dân tạm thời không nên tiêm chủng vào lúc này”.

Ông cũng cho biết thêm: “Ngay cả khi kết quả của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III được công bố, đó cũng chỉ là kết quả trong một giai đoạn, không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối trăm phần trăm được”.

Truyền thông Trung Quốc đối với vắc-xin nhà mình đều là tốt khoe xấu che. Ngay cả khi báo cáo nhận xét trên của ông Ngô Tôn Hữu, cũng không quên thêm câu “Trong những ngày qua, tin tốt về vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do Trung Quốc sản xuất không ngừng được cập nhật”. 

Trong bối cảnh dư luận như hiện nay, một chuyên gia nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bất ngờ đứng ra nói rằng, vắc-xin này không tuyệt đối an toàn và khuyên nhủ người dân tạm thời không nên tiêm, điều này càng khiến người ta lo lắng về các tình huống xấu có thể xảy ra khi tiêm phải loại vắc-xin này.

Trước đó, đã có thông tin cho rằng các “đối tượng thử nghiệm” sau khi tiêm vắc-xin do Trung Quốc sản xuất có biểu hiện buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, sốt và các triệu chứng khác.

Tuy nhiên, tại cuộc họp báo ngày 20/10 về cơ chế phòng ngừa và kiểm soát chung của Hội đồng nhà nước Trung Quốc, ông Điền Quốc Bảo, phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ Phát triển Xã hội thuộc Bộ Khoa học Công nghệ Trung Quốc tuyên bố rằng, bất kỳ loại vắc-xin nào sau khi thử nghiệm nghiên cứu hoặc đưa ra thị trường đều có thể có các phản ứng bất lợi. Hiện, các báo cáo nhận được đều ở mức độ nhẹ, “bước đầu cho thấy độ an toàn đáng lạc quan”.

Ngược lại, công ty công nghệ sinh học Moderna trụ sở tại Massachusetts, Mỹ sau khi phát hiện ra 5 tình nguyện viên xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, sốt và đau đầu kéo dài 1 ngày sau khi tiêm thử vắc-xin, đã thận trọng giảm tốc độ nghiên cứu phát triển vắc-xin. Người phụ trách của công ty này nói với giới truyền thông rằng, vắc-xin của họ sẽ không thể đáp ứng nhu cầu tiêm chủng rộng rãi của công chúng cho đến mùa xuân năm sau.

Tại cuộc họp báo ngày 20/10, ông Điền Quốc Bảo cũng thông báo rằng, cho đến nay, có khoảng 60.000 người ở Trung Quốc đã được tiêm vắc-xin thử nghiệm và phạm vi tiêm chủng sẽ còn được mở rộng hơn nữa trong thời gian tới.

Cách làm của Trung Quốc trong quy trình sản xuất vắc-xin không khỏi thế giới lo ngại. Tiến sĩ Amesh A. Adalja, một học giả cấp cao tại trung tâm An ninh y tế tại đại học Johns Hopkins, từng nói với VOA rằng, trước khi hoàn thành giai đoạn III của thử nghiệm quy mô lớn, nếu được giới thiệu rộng rãi, “có thể xuất hiện rủi ro về tín hiệu an toàn hoặc hiệu quả trị liệu của vắc-xin, đồng thời có thể làm ảnh hưởng các vắc-xin khác đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển”.

“Bởi vì thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III có thể cung cấp thông tin quan trọng, đây cũng là lý do tại sao thử nghiệm giai đoạn III cần phải được thực hiện. Nếu vắc-xin chỉ được thử nghiệm trên một số ít người, rất khó để biết chính xác được hiệu quả của vắc-xin”, tiến sĩ Adalja cho biết thêm.

Raina MacIntyre, một học giả tại Đại học New South Wales ở Úc cũng cho rằng, không nên nóng lòng sử dụng vắc-xin trước khi hoàn tất thử nghiệm lâm sàng.

Trước đây, từng có những vấn đề nghiêm trọng xuất hiện do vắc-xin bị lỗi. Ví dụ như năm 2017, trẻ tiêm vắc-xin sốt xuất huyết công ty dược Sanofi Pasteur sau khi mắc bệnh, các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Kim Đông Nhạn, giáo sư khoa Hóa sinh tại trường Y Lý Gia Thành thuộc đại học Hồng Kông, cũng lo ngại chỉ ra rằng, vắc-xin vẫn chưa hoàn thành thử nghiệm giai đoạn III, có thể sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên hiện nay tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc không hề nguy cấp, điều kiện sử dụng không phù hợp, mà ngược lại, nó sẽ phá vỡ mọi trật tự trong việc kiểm tra thuốc và vắc-xin của Trung Quốc.

Được biết, kể từ tháng 9 năm nay, hơn 740.000 người ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã được tiêm vắc-xin của công ty dược phẩm sinh học Khoa Hưng, Bắc Kinh. 

Tại Brazil cũng có 9.000 tình nguyện viên tiếp nhận thử nghiệm vắc-xin tương tự, trong đó, 35% đối tượng sau khi tiêm xuất hiện tác dụng phụ. Brazil ngay sau đó đã tuyên bố từ chối sử dụng vắc-xin của Trung Quốc.

Related posts