Số lượng cử tri đi bỏ phiếu ở Texas vào thời điểm bốn ngày trước Ngày bầu cử đã vượt mức tổng số người bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2016. Hơn 9 triệu đã bỏ phiếu ở tiểu bang này, trong khi số người bỏ phiếu trong năm 2016 vào khoảng gần 9 triệu, dù đó đã là con số kỷ lục vào thời điểm đó. Thông qua các số liệu mà Dự án Bầu cử Hoa Kỳ thu thập được, họ nhấn mạnh kỳ vọng về một cuộc bầu cử lịch sử với số lượng cử tri đi bỏ phiếu kỷ lục trong năm nay.
Một tiểu bang khác cũng có số lượng cử tri đi bỏ phiếu vượt mức năm 2016 là Hawaii, tại đây đã có hơn 450.000 người đã bỏ phiếu cho đến thời điểm này. Một số bang khác cũng đang trên đà vượt qua tổng số cử tri bỏ phiếu của năm 2016 trước ngày bầu cử.
So với năm 2016, số lượng cử tri đi bầu cử ở Montana đã trên mức 91%; Tennessee sắp đạt 90%; Washington ở mức 88%; New Mexico cũng gần đến 88%; Georgia vào khoảng 87%; Bắc Carolina đang tiệm cận 86%; Oregon, Nevada và Florida khoảng 82%; và Arizona quá đã đột phá mức 80%.
Ông Michael McDonald, phó giáo sư tại Đại học Florida và là người đứng đầu Dự án Bầu cử Hoa Kỳ nhận xét trong một email gửi tới The Epoch Times rằng: “Chỉ tính riêng cuộc bỏ phiếu sớm trong kỳ bầu cử năm nay, số lượng cử tri đi bầu tại Hawaii và Texas đã vượt quá tổng số phiếu bầu năm 2016 ở hai bang này. Nhiều tiểu bang khác cũng đang chuẩn bị tham gia nhóm này.”
“Dựa vào điểm mấu chốt này, chúng tôi biết rằng việc bỏ phiếu sớm không chỉ đơn giản là thay đổi thời điểm mọi người đi bầu cử, mà còn là dấu hiệu cho thấy tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao hơn ở các tiểu bang này nói riêng và trên toàn quốc nói chung.”
Gần 90% số phiếu bầu ở Texas được bầu trực tiếp, phần còn lại là thông qua đường bưu điện. Hawaii cũng bắt đầu tổ chức bầu cử qua thư từ năm nay, điều này có nghĩa là tất cả các cử tri đã đăng ký sẽ tự động nhận được một lá phiếu qua thư và mọi người sẽ bỏ phiếu qua thư.
Tính đến thời điểm này, hơn 85 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu, bỏ xa so với con số khoảng 47 triệu người đã bỏ phiếu vào đầu năm 2016.
Ông McDonald đã dự đoán, số lượng cử tri đi bỏ phiếu trong kỳ bầu cử năm 2020 sẽ vượt hơn 61,6% so với cuộc bầu cử năm 1952 từng đánh dấu chiến thắng vang dội của ứng viên Đảng Cộng hòa Dwight Eisenhower.
Nếu dự đoán của ông là đúng, năm 2020 sẽ chứng kiến số cử tri đi bỏ phiếu lớn nhất kể từ cuộc bầu cử năm 1908 của ứng viên Đảng Cộng hòa Howard Taft, khi mà 65,4% cử tri hợp lệ đều đi bỏ phiếu.
Đảng Dân chủ dẫn trước với tỷ lệ khá lớn về số lượng cử tri bỏ phiếu bằng thư (15,4 triệu so với 8 triệu), trong khi Đảng Cộng hòa có lợi thế hơn đôi chút ở số lượng tri bỏ phiếu trực tiếp sớm (4,1 triệu so với 3,6 triệu), dựa trên dữ liệu liên kết từ 20 tiểu bang.
Lợi thế về số lượng lá phiếu qua thư mà Đảng Dân chủ có được hầu hết là từ các bang màu xanh (bang có xu hướng ủng hộ Đảng Dân chủ) đã tổ chức bầu cử qua thư hoặc đã gửi phiếu bầu qua thư cho tất cả các cử tri đã đăng ký trong năm nay.
Ví dụ ở California, Đảng Dân chủ đã nhận lại gần 5 triệu lá phiếu qua thư, trong khi Đảng Cộng hòa chỉ có khoảng 2 triệu.
Tuy nhiên, tại các bang dao động quan trọng là Arizona và Florida, lợi thế của Đảng Dân chủ đã bị thu hẹp khi Ngày bầu cử đến gần và các phiếu bầu trực tiếp cho Đảng Cộng hòa đang tăng lên. Tại Arizona, tỷ lệ này đã giảm từ 100.000 phiếu bầu xuống còn dưới 65.000 phiếu bầu vào ngày 26/10, theo hãng tư vấn Data Orbital. Tại Florida, con số này giảm từ gần 500.000 xuống khoảng 160.000 vào ngày 22/10.
Số lượng kỷ lục người Mỹ bỏ phiếu bằng thư trong năm nay một phần là do lo ngại về đại dịch virus corona bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc, và một phần là do nhiều bang đã thúc đẩy giúp cho lựa chọn này trở nên thuận tiện hơn.
Ông McDonald đã nói rằng năm nay các cử tri đã gửi lá phiếu bầu qua thư của họ sớm hơn so với các cuộc bầu cử trước đó. Điều này sẽ giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan bầu cử trong việc xử lý số lượng phiếu bầu tăng lên.
Minh Ngọc biên dịch (Theo The Epoch Times)