Trung Quốc “đánh” tôm hùm và gỗ mềm của Úc

Úc đã tạm ngưng xuất cảng tôm hùm sang Trung Quốc trong khi các cơ quan hữu trách tìm cách giải cứu 20 tấn tôm hùm sống đang ứ đọng tại các trạm kiểm nghiệm khi Trung Quốc bắt đầu  làm khó vào ngày 30.10.2020. Giới quan sát cho rằng sau tôm hùm, Trung Quốc sẽ “đánh” vào một mặt hàng khác của Úc là gỗ mềm.

Lên tiếng đầu tuần này (2.11.2020) Tổng trưởng Canh nông David Littleproud cho biết phía Trung Quốc kiểm tra từ 50-100 phần trăm tôm hùm nhập từ Úc,  lấy lý do là nghi ngờ có dấu vết của kim loại.

Tổng trưởng Thương mại Simon Birmingham cho biết chính phủ đang xác minh nhưng ông hy vọng hàng xuất cảng của Úc không bị phân biệt đối xử. Ông Birmingham khuyên mọi người không nên vội vàng kết luận trong trường hợp tôm hùm, nhưng ông chỉ trích Trung Quốc có những quyết định bất ngờ làm ảnh hưởng đến các nhà xuất cảng.

Ông Tim Cosentino, giám đốc của công ty xuất cảng tôm hùm đá Southern Rocklobster Limited xác nhận là hàng của công ty bị kiểm tra liên miên và do đó đã bị ứ động, do đó công ty tạm thời phải ngưng xuất vì thủ tục kiểm tra theo lối gây khó này sẽ khiến tôm sẽ chết trước khi đến với đầu mối phân phối.

Tôm hùm chiếm 20 phần trăm tổng giá trị ngành hải sản ở Úc. Trong hai năm 2018-19 hơn 94 phần trăm tôm hùm xuất cảng trị giá $752 triệu được bán qua Trung Quốc, với nguồn cung cấp chủ yếu từ Tây Úc, Nam Úc, NSW và Victoria.

Tôm hùm sống của Úc rất được ưa chuộng ở Trung Quốc, trong khi thị trường Mỹ nhập tôm hùm đông lạnh của Úc. Gần đây nhu cầu bắt đầu lên lại sau nhiều tháng tôm hùm sụt giá thê thảm vì đại dịch Covid-19.

Hồi tháng ba chính phủ đã phải tài trợ cho 200 chuyến bay chở tôm hùm Úc đến Trung Quốc, Nhật, Hồng Kông, Singapore và United Arab Emirates để thị trường không bị sụp đổ.

Tôm hùm đá (tên khoa học là Panulirus cygnus) ở Úc còn được gọi là ‘crayfish’ hoặc ‘crays’, mất sáu bảy năm để trưởng thành và có thể sống đến 20 năm, nặng 5kg.

Giới quan sát tin rằng tôm hùm là  mục tiêu mới sau than đá, bông, lúa mạch, lúa mì và thị bò của Úc và rồi sắp tới sẽ là gỗ mềm.

Ngày 20.10.2020 Quan thuế Trung Quốc thông báo cho công ty nhập cảng gỗ Trung quốc Shanghai Guangyou Wood về việc phát hiện những con bọ sống trong thân gỗ nhập từ Úc, tuyên bố từ đây công ty này phải chịu trách nhiệm kiểm tra.

Úc nhanh chóng trở thành nước xuất cảng gỗ mềm và là nhà xuất cảng gỗ lớn thứ 6 trên toàn thế giới trong năm 2016 theo nhu cầu của Trung Quốc. Các chủ rừng tại Úc đang tăng khai thác gỗ xuất cảng thay vì bán gỗ tại thị trường nội địa. Từ năm 2012 đến năm 2016, lượng gỗ xuất cảng tăng 300%.

Năm 2012, xuất cảng gỗ của Úc đạt 1.2 triệu m3 nhưng chỉ 4 năm sau, vào năm 2016, xuất cảng tăng gấp 3 lần cao mức kỷ lục đạt 3.6 triệu m3, trong đó hêt 96% là xuất cảng sang Trung Quốc.

Thiệt hại từ 9 cơn bão trong một ngày

Hands hold golf ball-sized hail stones from storm near Gatton

 Chỉ trong vòng ba ngày, các công ty bảo hiểm đã nhận trên 8500 đơn xin bồi thường với tổng giá trị lên tới $110 triệu do những thiệt hại từ trận bão ngày 31/10.2020 tại vùng tây nam Queensland.

Trận bão kèm t heo mưa đá khiến nhiều xe hơi, nhà cửa, công trình dân sự và hệ thống quang điện hư hại nặng, Guardian đưa tin.

Bão lớn kết hợp mưa đá với hạt đá to bằng trái banh quần vợt  đã khiến nhiều công ty bảo hiểm ở Queensland tiếp nhận một lượng khổng lồ các yêu cầu bồi thường.

Trong một thiên tai “chưa từng có tiền lệ” khu vực ở Úc cùng lúc hứng 9 cơn bão, đều ở mức nghiêm trọng và có sức tàn phá lớn.  Chuyên gia Khí tượng của ABC Queensland là Jenny Woodward nói, đây là “lần đầu tiên” bà thấy có đến 9 cơn bão trong cùng một khu vực cảnh báo như thế này.

Thành phố Brisbane, nơi vừa hứng gió bão lớn vài ngày trước, giờ lại đang chịu mưa đá với những viên đá có đường kính 13cm, khiến khoảng 30.000 gia đình mất điện.

Trước đó, Cục Khí tượng cho rằng chỉ có 3 cơn bão tiến đến, trong đó có 2 cơn bão được xếp vào mức rất nguy hiểm. Tuy nhiên, cuối cùng thì có đến 9 cơn bão. Dự báo ở thời điểm hiện tại là nhiều khu vực trong bang sẽ có gió với sức tàn phá lớn, mưa đá “khổng lồ”, mưa rất to và ngập lụt.

Ông Andrew Hall, giám đốc điều hành của Hội đồng Bảo hiểm  Úc Insurance Council of Australia (ICA cho biết: “Việc chính phủ tuyên bố đợt mưa bão hôm 31/10 là thảm họa tự nhiên đồng nghĩa các công ty bảo hiểm sẽ ưu tiên bồi thường cho những khu vực bị ảnh hưởng bởi các trận mưa đá, đặc biệt là những người cần hỗ trợ nhất. Những chủ sở hữu có tài sản bị hư hại nên liên lạc với đơn vị bảo hiểm trước khi tiến hành sửa chữa. Cần đảm bảo các khoản phí này được trả theo chính sách bảo hiểm”.

Trong những năm gần đây, vùng đông nam Queensland đã hứng chịu nhiều cơn bão gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tổn thất do những trận mưa đá trút xuống thành phố Brisbane vào năm 2014 ước tính lên đến $1.5 tỷ. Tương tự, đợt thiên tai quét qua vùng này hồi 2019 đã gây thiệt hại khoảng $700 triệu.

A roof with holes in it and storm wreckage in a kitchen.

Related posts