- Hoàng Thanh
Đột biến COVID-19 xảy ra tại trang trại nuôi chồn ở Đan Mạch, điều này có thể làm mất hiệu quả của vắc-xin virus corona mới. Tin tức này được đưa ra vào ngày 5/11, nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới cũng đã đưa tin về vấn đề này và bày tỏ lo lắng.
Lúc 16h ngày 4/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Đan Mạch đã phát đi một cuộc họp báo bằng video và cho biết rằng sẽ tiêu hủy tất cả chồn trên lãnh thổ, vì COVID-19 trên chồn đã xảy ra đột biến, điều này sẽ làm mất tác dụng của loại vắc-xin hiện đang được phát triển. Các kênh truyền thông quốc tế cũng đã nghe cuộc họp báo ngày hôm qua.
Tờ Financial Times tại Anh mô tả ngành chăn nuôi chồn của Đan Mạch là ngành lớn nhất trên thế giới, và sự tiêu diệt hết chồn ở Đan Mạch là một đòn giáng nặng nề vào ngành chăn nuôi của nước này. Giống như các quốc gia châu Âu khác, Đan Mạch đã liên tiếp áp dụng các biện pháp hạn chế mới trong những tuần gần đây do dịch bệnh lây lan trở lại.
Các nước thuộc khu vực Scandinavia đã tiêu hủy hơn 1 triệu con chồn, nhưng động thái mới nhất của Đan Mạch là biện pháp mạnh tay cấp bách của nước này. Chồn Đan Mạch cũng giống như thịt lợn, đều nổi tiếng thế giới.
Có thể ức chế hiệu quả của vắc-xin
Ngày 4/11, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói với các phóng viên trong cuộc họp báo rằng tất cả chồn ở Đan Mạch phải bị tiêu hủy. Viện Nghiên cứu huyết thanh Staten đã phát hiện ra đột biến đặc biệt của COVID-19 đã từ chồn lây cho ít nhất 12 người ở bán đảo Bắc Jutland.
Bà Mette Frederiksen nói, virus đột biết trên da chồn có thể sẽ làm mất tác dụng của vắc-xin sắp ra mắt.
Cuộc họp báo ngày hôm (4/11) qua được tiến hành bằng phương thức truyền hình trực tuyến, bởi vì hiện Thủ tướng Đan Mạch và 14 bộ trưởng hiện đang cách ly tại nhà, còn Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã được chẩn đoán nhiễm virus corona mới.
Ông Kåre Mølbak, Giám đốc Viện nghiên cứu huyết thanh Quốc gia Đan Mạch cho biết: “Trường hợp xấu nhất là dịch bệnh ở Đan Mạch sẽ bùng phát trở lại lần nữa”.
Dự kiến sẽ tiêu hủy khoảng 15 triệu con chồn
Thông tin này cũng cũng đã truyền đến Úc, truyền thông ABC đã nói chuyện với các chuyên gia bệnh truyền nhiễm từ Đại học Quốc gia Úc.
Chuyên gia Sanjaya Senanayake nói, đặc biệt đối với các trang trại nuôi chồn và virus đột biến, chúng ta cần tìm hiểu xem liệu nó có lây nhiễm chéo cho động vật hoang dã hay không, từ đó mở ra một kho dữ liệu lây nhiễm.
Hãng tin Reuters cũng đã nói chuyện với ông Christian Sonne, giáo sư tại Khoa Khoa học Sinh học thuộc Đại học Aarhus.
Ông Christian Sonne nói rằng sự can thiệp là một biện pháp phòng ngừa, và cần phải đảm bảo dịch không bùng phát trở lại.
Đài BBC, The Guardian, CNN và The New York Times cũng đưa tin Đan Mạch thực hiện tiêu hủy khoảng 15 triệu con chồn.
Hoàng Thanh