Nga bác tin ông Putin định từ chức
Theo New York Post, Điện Kremlin hôm thứ Sáu (6/10) đã bác bỏ tin Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch từ chức vào năm tới, trong bối cảnh có nhiều đồn đoán rằng ông bị bệnh Parkinson.
Tờ The Sun của Anh hôm thứ Năm dẫn lời chuyên gia chính trị ở Moscow có tên Valery Solovei nói rằng những người thân của ông Putin đang thúc giục ông rời nhiệm sở.
“Đó là điều hoàn toàn vô nghĩa”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói hôm thứ Sáu. “Mọi thứ đều ổn với tổng thống”.
Khi được hỏi liệu ông Putin có kế hoạch từ chức sớm như ông Solovei đã nói hay không, ông Peskov thẳng thắn đáp: “Không”.
Những đồn đoán về việc ông Putin từ chức xuất hiện trong bối cảnh các nghị sĩ Nga trình quốc hội dự thảo luật trao quyền miễn trừ truy cứu trách nhiệm hình sự trọn đời cho cựu tổng thống.
Biden dẫn trước, Chiến dịch Trump nói: ‘chưa kết thúc’
Khi cựu Phó Tổng thống Joe Biden đột ngột dẫn đầu tại bang chiến địa Pennsylvania vào sáng thứ Sáu (6/11), chiến dịch của Tổng thống Trump tuyên bố “cuộc bầu cử chưa kết thúc”.
“Việc dự đoán sai về việc Joe Biden là người chiến thắng dựa trên kết quả ở bốn tiểu bang mà kết quả còn lâu mới có”, cố vấn chiến dịch Matt Morgan viết.
“Georgia đang chuẩn bị kiểm phiếu lại, đây là địa điểm mà chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ tìm ra những lá phiếu không hợp lệ và cuối cùng, Tổng thống Trump sẽ thắng thế”, chiến dịch của ông Trump cho biết thêm.
Theo tuyên bố của chiến dịch Tổng thống Trump, ở Pennsylvania, có nhiều điều bất thường, trong đó có việc các quan chức bầu cử ngăn cản các quan sát viên pháp lý tình nguyện của chiến dịch tiếp cận các địa điểm kiểm phiếu và chiến dịch đã “bị tước đi thời gian quý giá” và “bị từ chối sự minh bạch được hưởng theo luật tiểu bang”.
Ở Nevada, chiến dịch của ông Trump tuyên bố “có vẻ như” hàng nghìn cá nhân bỏ phiếu qua thư không đúng cách”.
“Biden đang dựa vào những tiểu bang này để đưa ra tuyên bố sai của mình về cuộc đua vào Nhà Trắng, nhưng một khi cuộc bầu cử kết thúc, Tổng thống Trump sẽ tái đắc cử”, chiến dịch Tổng thống Trump kết luận.
Trung Quốc cấm công dân 4 nước nhập cảnh
Chính quyền Trung Quốc đã thay thế 12 đại sứ ở nước ngoài và cấm công dân 4 nước Ấn Độ, Anh, Philippines và Bangladesh nhập cảnh, Thời báo Tự do đưa tin hôm thứ Năm (5/11).
Đại sứ quán Trung Quốc tại bốn nước này cho biết lệnh cấm du lịch áp dụng cho những người nước ngoài có thị thực hoặc giấy phép cư trú trước ngày 5/11, với cớ ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm phổi Vũ Hán.
Tuy nhiên, vì có quốc gia trong 4 nước này liên quan đến tranh chấp với Bắc Kinh, nên điều này làm dấy lên nghi ngờ rằng lệnh cấm mang động cơ chính trị.
Người nước ngoài có hộ chiếu đặc biệt, bao gồm hộ chiếu ngoại giao, không bị cấm. Trong khi đó, những người cần đến Trung Quốc vì những vấn đề khẩn cấp vẫn có thể xin thị thực, theo Đại sứ quán Trung Quốc.
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã cho thay thế đại sứ tại các quốc gia Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, Belarus và Hungary, tuy nhiên không có lý do nào được công bố.
Mỹ đề nghị WHO mời Đài Loan tham gia họp
CNA hôm 6/11 cho biết, phái đoàn Mỹ tại Geneva, Thụy Sĩ đã đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mời Đài Loan tham dự cuộc họp của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) vào tuần tới vì sự thành công của quốc đảo này trong việc chống lại đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Chính quyền Trung Quốc đã thành công trong việc gây áp lực để Đài Loan không được tham gia các cuộc họp của Đại hội đồng Y tế Thế giới – cơ quan ra quyết sách của WHO. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phải đối mặt làn sóng chỉ trích vì mối quan hệ thân thiết với Bắc Kinh.
Trong khi nhiều quốc gia vẫn đang chật vật để đối phó với hàng nghìn ca lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán mới mỗi ngày, thì Đài Loan đến nay có chưa đến 600 ca bệnh, chủ yếu là các ca ngoại nhập, và chỉ có 7 người thiệt mạng vì Covid.
Khoảng cách thất nghiệp của người da đen và gốc Tây Ban Nha thu hẹp so với người da trắng
Dữ liệu của Bộ Lao Hoa Kỳ động công bố hôm thứ Sáu (6/11) cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của người da đen và người gốc Tây Ban Nha tại Mỹ đã giảm nhanh hơn so với người da trắng trong tháng 10 vừa qua, thu hẹp khoảng cách thất nghiệp giữa các chủng tộc.
Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp của người da đen giảm từ 12,1% xuống 10,8% (giảm 1,3 điểm phần trăm). Tỷ lệ thất nghiệp của người gốc Tây Ban Nha giảm 1,5 điểm từ 10,3% xuống 8,8%.
Tỷ lệ thất nghiệp của người da trắng chỉ giảm 1 điểm phần trăm từ 7% xuống 6%.
Về cơ bản, tỷ lệ thất nghiệp của cả ba nhóm nhân khẩu học đều phục hồi nhanh hơn nhiều sau đại dịch cũng như sau các đợt đóng cửa, so với suy thoái kinh tế dưới thời chính quyền cựu TT Obama (2008-2016). Phải đến tháng 12/2013, tỷ lệ thất nghiệp của người da trắng mới giảm xuống còn 6% hoặc thấp hơn. Trong khi đó, đến tận tháng 12/2014, tỷ lệ thất nghiệp của người da đen mới giảm thấp như hiện nay. Tỷ lệ thất nghiệp của người Tây Ban Nha đạt mức như hiện tại vào tháng 6/2013.
Đến thời điểm hiện tại, cả ba nhóm nhân khẩu học vẫn có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nhiều so với trước khi đại dịch xảy ra. Nhưng các con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức thất nghiệp cao kỷ lục khi nền kinh tế lâm vào tình trạng bế tắc vào mùa xuân năm ngoái, thời điểm đại dịch bắt đầu.
So sánh với dữ liệu suốt nhiều thập kỷ, trong nhiệm kỳ đầu tiên của TT Trump, tỷ lệ thất nghiệp của người da đen và gốc Tây Ban Nha đạt mức thấp kỷ lục. Do đó, trong cuộc bầu cử tổng thống gần đây, TT Trump đã giành được sự ủng hộ đáng kể từ nhóm cử tri da đen và gốc Tây Ban Nha, theo các cuộc thăm dò ý kiến.