Bắt đầu bào chế vaccine Covid-19
Kể từ đầu tuần này, hãng dược phẩm lớn nhất của Úc là CSL sẽ bào chế vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do hãng dược phẩm đa quốc AstraZeneca nghiên cứu với sự hợp tác của Đại học Oxford (Anh).
Theo kế hoạch, CSL sẽ bào chế 30 triệu liều vaccine trên tại nhà máy ở Broadmeadows, phía bắc thành phố Melbourne. Nếu các thử nghiệm lâm sàng cho kết quả thành công, những liều vaccine đầu tiên sẽ được cung cấp vào nửa đầu năm 2021, ưu tiên dành cho người già và những thành viên dễ bị tổn thương trong cộng đồng. Dự kiến, mỗi người dân sẽ cần ít nhất hai liều vaccine để có thể chống lại virus SARS-CoV-2. CSL tiết lộ các bước bào chế vaccine sẽ bao gồm việc làm tan băng các tế bào vaccine và tái tạo chúng trong các lò phản ứng sinh học.
Chính phủ liên bang đã đầu tư $1.7 tỷ cho việc bào chế hai loại vaccine phòng COVID-19 gồm vaccine của hãng AstraZeneca và một loại khác có tên là UQ-CSL V451 do chính CSL phát triển cùng với Đại học Queensland (UQ). Vaccine AstraZeneca, được coi là tiên tiến nhất trên thế giới sử dụng tế bào virus sống, khác với vaccine in UQ dựa trên “kẹp phân tử” để kích hoạt phản ứng miễn dịch bảo vệ.
Hiện CSL đã bào chế các lô vaccine UQ và dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vào tháng tới. Nếu thử nghiệm thành công, công ty này sẽ bào chế 50 triệu liều vaccine UQ như một phần của thỏa thuận trị giá $1.7 tỷ mà CSL đã ký với chính phủ.
Theo Giám đốc khoa học của CSL Andrew Nash, hai dự án bào chế vaccine vẫn còn gặp nhiều thách thức về mặt kỹ thuật, nhưng tại thời điểm này, cả hai đang tiến triển tốt và dự kiến sẽ bào chế hai loại vaccine là AZD1222 của hãng AstraZeneca) và UQ-CSL V451 vào giữa năm 2021.
Ông Nash khẳng định ưu tiên hàng đầu của công ty trên là tình an toàn và hiệu quả. Việc tiến hành các hoạt động bào chế song song với quá trình thử nghiệm và phê duyệt lâm sàng phản ánh tính cấp thiết của việc kiểm soát dịch không chỉ ở Úc mà cả trên toàn thế giới.
Kẻ tông chết ba mẹ con gốc Việt bị 15 năm tù
Trong phiên xử tuần qua (5/11/2020) Tòa Trung thẩm NSW đã trừng phạt can phạm Richard Moananu bản án 15 năm tù vì tội lái xe gây chết người.
Moananu là một công nhân xây dựng năm nay 31 tuổi, đã có bốn con, bị kết tội lái xe khi bị tước bằng, lái xe nguy hiểm, bất cẩn gây ra cái chết của bốn sinh linh và khiến một người bị thương nặng.
Tại nạn kinh hoàng diễn ra tối 28.9.2018 tại vùng Orchard Hills ở miền Tây Sydney khiến bốn người thiệt mạng và một người bị thương nặng. Nạn nhân thứ nhất là Katherine Hoang, 23 tuổi và hai bé trai song sinh còn nằm trong bụng mẹ, bên cạnh đó là cô em gái 17 tuổi của nạn nhân, cũng là người lái của xe. Cô chị đang chờ sinh trong khi cô em đang chờ thi tú tài, trong khi đó chồng của cô Katherin là Bronko Hoàng bị thương nặng.
Hai vợ chồng này mới cưới nhau vào tháng Tư năm 2018 và đang chờ sinh con, họ gặp nhau khi học võ tại câu lạc bộ taekwondo của Đại học Western Sydney,
Tai nạn diễn ra vào 7.40 tối trên đườngThe Northern Rd khi Moananu lái xe một các điên loạn, chạy với tốc đố 105 cây số- giờ trên đoạn đường chỉ được phép chạy tối đa 60km một giờ.
Sự việc lại gây ra tranh cãi liên quan đến những hành vi dẫn đến tình trạng thương tổn của các bé sơ sinh trong bụng mẹ.
Năm 2015 chính phủ NSW đã thông qua đạo luật mới theo đó những bào thai ít nhất 20 tuần hay nặng ít nhất 400 gram sẽ được pháp luật xem như là một người. Theo luật đã có từ trước thì một bào thai như vậy nếu chết non trong bụng mẹ cũng phải được cha mẹ đăng bộ hộ tịch và làm giấy khai tử: chính với thủ tục này các bà mẹ có thể làm thủ tục xin trợ cấp nghỉ hộ sản cũng như lãnh tiền “baby bonus” của chính phủ.
Tuy nhiên lúc đó Bộ trưởng Tưpháp NSW Mark Speakman nhấn mạnh rằng theo luật thì hành vi gây thương tổn nghiêm trọng cho bà mẹ mang thai không được xem là hành vi gây thương tổn cho bào thai.