Hương Thảo
Trung Quốc ngày nay, mâu thuẫn xã hội các loại ngày càng gay gắt, có điều người dân thường không có cách nào để tố cáo.
Nhiều người dân bị xâm phạm quyền lợi đều đã đổ xô đến Bắc Kinh để khiếu nại. Cục Khiếu nại Quốc gia Bắc Kinh (Quốc gia Tín Phỏng Cục) – nơi ghi nhận khiếu nại của dân oan đã quá tải trong nhiều năm. Mới đây, một đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy có hàng dài người xếp hàng bên ngoài Cục Khiếu nại Quốc gia Bắc Kinh, cư dân mạng cho rằng số người có thể lên đến hàng chục nghìn, theo Sound of Hope.
Gần đây, trên mạng xuất hiện đoạn video ngắn với hàng dài các oan dân, nghe nói hiện trường có hàng vạn người.
Trong đoạn video, một cụ già đã thốt lên những lời thống thiết về trải nghiệm bi thảm của mình, đại khái là đất đai nhà ông bị chiếm dụng mà không được đền bù, ông đi kêu oan nhưng bị chính quyền đàn áp. Ông bị bắt giam, cải tạo lao động, bị kết án, và thậm chí bị truy sát. Trong 27 năm đi kêu oan nhưng không thành công, cảnh nghèo đói khiến ông phải đi ăn xin trên đường phố.
Ông cũng các quan chức đương nhiệm hà hiếp dân chúng như kẻ cướp, “ăn uống (đút lót), dâm loạn, cờ bạc, trộm cắp, cướp đoạt, gì chúng cũng dám làm”.
Châu Tiểu Phụng, một người khiếu kiện từ Vô Tích, Giang Tô, nói với Epoch Times rằng bà đã đăng ký hơn 60 lần với Cục Khiếu nại Quốc gia ở Bắc Kinh vào năm ngoái và đến xếp hàng đăng ký mỗi ngày. Dù trời có gió hay mưa, dù nhiệt độ chỉ âm mười độ C, dân oan vẫn xếp hàng giữa đêm “Không vào được không đi, quá đông rồi!”.
Đại diện công dân Mã Chí Văn nói với các phóng viên: “Một số người xếp hàng tại Cục Khiếu nại Quốc gia ở Bắc Kinh lúc 8 giờ sáng, nhưng đến tối vẫn không được tiếp. Họ phải xếp hàng cả ngày mà không được gì, và phải xếp hàng lại vào ngày hôm sau. Bạn không thể đi vệ sinh, nếu không, bạn sẽ không thể xếp hàng lại từ đầu. Bạn không được vấp ngã khi xếp hàng ở đây. Nếu bạn gặp khó khăn, bạn sẽ không thể đứng dậy và bạn có thể bị giẫm đạp đến chết”.
Tờ Epoch Times dẫn lời một số người khiếu kiện, họ gọi việc đăng ký là “hoạch ca”. Sau khi bạn đến Cục Khiếu nại Quốc gia, bạn quẹt thẻ căn cước của mình và tất cả thông tin hồ sơ của người khởi kiện sẽ bị lưu lại. Họ cho rằng đây là một phương cách tiếp đãi kiểu ứng phó cho xong việc.
Người khiếu kiện cho biết: “Vụ kiện của người khởi kiện sẽ gắn liền với thẻ căn cước. Người khiếu kiện đi đâu, chỉ cần có căn cước là mọi thông tin đều rõ ràng trong nháy mắt và cơ quan công an có thể xác định và nắm bắt được tình hình của người khiếu kiện. Nếu quẹt thẻ này quá nhiều, sẽ phạt chính quyền địa phương và trừ điểm, chính quyền địa phương sẽ bắt người đó vào tù”.
Theo những người dân khiếu kiện, để ngăn chặn tình trạng dân oan, địa phương thường cử người đi chặn, nhiều dân oan bị bắt khi đang xếp hàng, một số quan chức địa phương mua chuộc Bắc Kinh bắt người tại chốt kiểm tra an ninh của Cục Khiếu kiện Quốc gia.
Có người chỉ ra rằng các nước phương Tây không có văn phòng khiếu kiện và dựa vào tòa án để giải quyết vấn đề. Chế độ độc tài độc đảng của Trung Quốc và các tòa án tuân theo mệnh lệnh của chính quyền địa phương và các cấp ủy đảng thực chất là quyền lực cá nhân, gây ra nhiều tổn hại cho người dân nói chung. Người dân địa phương không có cách nào giải quyết bất bình, đi đến thủ đô với một tia hy vọng, thực ra họ không biết rằng thế giới của ĐCSTQ đen như quạ, và gốc rễ là ở Bắc Kinh.
Có người trên Internet kết luận rằng ở Bắc Kinh, có ba nơi có rồng người xếp hàng dài hàng trăm mét mỗi ngày: một là đài tưởng niệm Mao chủ tịch; hai là Cục Khiếu kiện Quốc gia; ba là Đại sứ quán Hoa Kỳ. Trong số ba con rồng dài này, một con đang hoang tưởng về quá khứ, một con đang buộc tội hiện tại, và con còn lại đang hướng tới tương lai.