Tin Việt Nam sáng Chủ Nhật

Ảnh tổng hợp.

Khởi tố nguyên Phó chánh văn phòng Thành ủy TP.HCM

Trong vụ Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), nguyên Phó chánh văn phòng Thành ủy TP.HCM cùng 12 bị can bị khởi tố vì đồng phạm trong vụ Sadeco bán 9 triệu cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim, gây thất thoát 208 tỷ đồng.

Liên quan hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại IPC, hôm qua 21/11, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03), Công an TP.HCM đã thi hành các lệnh khởi tố bị can, lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với 13 bị can về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Cụ thể, 9 bị can bị khởi tố và cho tại ngoại gồm: Phạm Văn Thông (nguyên Phó chánh văn phòng Thành ủy TP.HCM), Lê Hoàng Minh (Chủ tịch HĐTV IPC), Vũ Xuân Đức (thành viên HĐTV IPC), Nguyễn Trường Bảo Khánh (thành viên chuyên trách HĐTV IPC), Phùng Đức Trí (Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Phó tổng giám đốc IPC), Trần Đăng Linh (Phó tổng giám đốc IPC), Lương Trí Cường (cán bộ IPC), Đoàn Thị Minh Trang (Trưởng phòng Tài chính IPC), Lâm Văn Tuấn (thành viên Ban Kiểm soát Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn – Sadeco, công ty con của IPC).

Bốn bị can bị khởi tố, bắt tạm giam gồm: Phạm Xuân Trung (Phó tổng giám đốc IPC), Trần Mạnh Khôi (Trưởng ban Kiểm soát Sadeco); Huỳnh Phước Long (nguyên chuyên viên Văn phòng Thành ủy TP.HCM, nguyên thành viên HĐQT Sadeco), Đoàn Minh Lý (Phó phòng Kế toán IPC).

Hoàn thành đắp đập ngăn dòng Rào Trăng để tìm kiếm 12 người mất tích

Tối 21/11, tỉnh Thừa Thiên – Huế xác nhận trên Báo Người Lao Động việc đắp đập để nắn dòng Rào Trăng đoạn qua khu vực sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền cơ bản hoàn tất.

Dự kiến sáng mai, 22/11, lực lượng quân đội, công an sẽ bắt đầu tìm kiếm khu vực lòng sông Rào Trăng, đoạn dưới chân đập, nơi nghi ngờ thi thể 12 công nhân thủy điện Rào Trăng 3 bị vùi lấp.

Đập này cao hơn 3,5 m, rộng 5 m, dài 15 m được đắp bằng đất, nằm ở thượng lưu ngay vị trí sạt lở của thủy điện Rào Trăng 3. Sau khi đập đắp hoàn thành, dòng nước Rào Trăng chảy vào dòng nhân tạo vừa được đào xong với độ sâu chừng 3m, rộng 5m và dài 150m.

Như đã thông tin, vụ sạt lở đất kinh hoàng ở công trình thủy điện Rào Trăng 3 vào rạng sáng 12-10 khiến 5 công nhân chết, 12 người mất tích.

Sau nhiều ngày tìm kiếm không thành, sáng 21-11, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã bắt đầu tiến hành ngăn đập Rào Trăng đoạn qua khu vực sạt lở ở công trình xây dựng nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, tìm kiếm 12 người này.

Đề nghị truy tố cựu chủ tịch Nguyễn Đức Chung

Truyền thông trong nước ngày 21/11 đưa tin, cơ quan chức năng vừa đề nghị truy tố nguyên chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và 3 đồng phạm.

Trước đó, vào tháng 8, ông Nguyễn Đức Chung bị bắt tạm giam để điều tra vì có liên quan đến 3 vụ án gồm: Nhật Cường Mobile, Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước và Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.

Ông Chung sau đó xin tại ngoại để chữa trị ung thư nhưng không được chấp nhận. Theo Bộ Luật Hình sự Việt Nam, với cáo buộc chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước, ông Nguyễn Đức Chung có thể đối mặt mức án cao nhất là 15 năm tù.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể hứa thông xe trước 2021

Báo Tuổi trẻ ngày 21/11 dẫn thông báo kết luận của Thủ tướng về tình hình thực hiện dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho biết, Bộ GTVT mà đứng đầu là Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể hứa sẽ tổ chức thông xe an toàn trước năm 2021.

Theo Vietnamnet, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông dài 13,5km được phê duyệt năm 2008 với mức đầu tư ban đầu hơn 8.000 tỷ nhưng sau đó đội vốn lên 18.000 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là hơn 13.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 8 lần điều chỉnh, vỡ tiến độ, đến nay dự án vẫn chưa đi vào hoạt động.

Mỗi năm tiêu sai 50.000 tỷ đồng thì không nợ nần mới lạ

‘Mỗi năm tiêu sai 50.000 tỷ đồng thì không nợ nần mới lạ!’ là tiêu đề bài viết của tác giả Lê Thanh Phong đăng trên Báo Lao Động ngày 19/11 đã nêu lên thực trạng đáng buồn đang diễn ra ở Việt Nam.

Trước đó vào ngày 18/11, trong một hội thảo do Thanh tra chính phủ Việt Nam tổ chức, đại diện cơ quan này cho biết mỗi năm Việt Nam phát hiện khoảng 45 -50 nghìn tỷ đồng cùng với hàng nghìn hecta đất được chi tiêu và sử dụng sai mục đích.

Mở đầu bài viết, tác giả đặt vấn đề: “Con số 50.000 tỷ đồng chi tiêu không đúng quy định phải hiểu như thế nào? Không phải tham ô, tham nhũng, nhưng là lãng phí, phá hoại”.

Tác giả dẫn ví dụ: “Biết bao nhiêu con đường làm xong vừa nghiệm thu đã hỏng, rồi biết bao nhiêu hội nghị, hội thảo, công tác nước ngoài nhưng chủ yếu là du lịch hơn là học tập nghiên cứu. Tất cả đều là tiền “chùa”. Nhiều nơi mọc lên tượng đài, cổng chào, không thể kể hết về sự lãng phí, thất thoát, thậm chí là có dấu hiệu chia chác, lợi ích nhóm ở các công trình này”.

Hiện tại với 4 triệu tỷ đồng nợ công thì mỗi người Việt Nam sẽ gánh hơn 40 triệu đồng nợ công. Theo tác giả, để trả được số nợ này, phải thắt lưng buộc bụng, thậm chí vét tài nguyên để bán nhưng đáng tiếc là ‘tài nguyên cạn kiệt, con cá, giọt dầu không còn nhiều như xưa’.

Cuối cùng tác giả chỉ ra nguyên nhân cùng hướng giải quyết: “Ai có quyền chi tiêu tiền ngân sách nếu không phải là quan chức được giao quyền đó. Dân không thể chi tiêu tài sản công. Vậy thì phải thay đổi từ cán bộ. Chỉ có cán bộ liêm chính, công chính mới không phá hoại tiền công, tài sản công”.

Chị ve chai trả 1,4 cây vàng cho người mất

Báo VnExpress đưa tin, bà Khải thấy túi nylon đen trong thùng rác trước nhà chị Trương Thị Thuận, 38 tuổi, tại con hẻm ở ấp 4 xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) trong lần đi nhặt ve chai sáng 5 hôm trước. Treo túi lên xe đạp, bà về nhà cách đó 2km, bỏ vào khu vực tập trung phế liệu.

Hôm sau, bà Khải nghe trong xóm bàn tán về người phụ nữ đang đi tìm túi rác có vàng, nên quay về kiểm tra. Xé túi nylon đen, bà bất ngờ khi thấy nhiều hộp nhựa nhỏ màu đỏ – loại đựng nữ trang, bên trong có 2 dây chuyền và 9 nhẫn vàng 24k. “Lúc đó tôi run cầm cập. Cả đời tôi chưa từng cầm số vàng lớn như thế”, bà kể.

Một tiếng sau khi bảo con dâu tìm người mất để trả lại, bà Khải thấy chị Thuận tìm đến nhà.

Chị cho biết, số vàng trị giá khoảng 80 triệu đồng đó là của hồi môn từ lúc vợ chồng cưới nhau. Mấy hôm trước chồng chị dọn tủ đồ, gom luôn cả bịch đựng nữ trang cho vào túi rác bỏ đằng trước nhà.

“Tôi cứ nghĩ là mất rồi. Khi chị Khải đưa lại số vàng, tôi mừng đến khóc”, chị Thuận nói và cho biết đã tặng bà Khải gói bảo hiểm khám bệnh như lời cảm ơn.

Bà Khải làm nghề nhặt và mua ve chai được 15 năm, thu nhập bấp bênh, nhưng đã nhiều lần trả lại giấy tờ xe, tài sản cho người mất.

Hà Nội: Xác minh việc Bí thư xã bị người dân tố cáo xin tiền

Ông Đặng Quang Thu – thôn Bắc, xã Kim Nỗ cho báo Dân Việt biết, ông đang là nạn nhân bị Bí thư Đảng ủy xã Kim Nỗ xin tiền.

Theo tố cáo của ông Thu, vợ chồng ông là hộ gia đình chuyên kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng, phục vụ cho các hộ gia đình có nhu cầu trên địa bàn xã từ năm 1999 đến nay.

Thời gian gần đây, ông Thu cho rằng bị ông Lê Khả Bắc – Bí thư Đảng ủy xã Kim Nỗ thường xuyên điện thoại đặt vấn đề xin tiền.

“Năm 2016, ông Bắc có yêu cầu tôi đưa 50 triệu, sau đó năm 2017 ông Bắc lại gọi điện yêu cầu tôi đưa thêm 7 triệu để đi lo lót trên huyện” – đơn tố cáo của công dân Đặng Quang Thu nêu rõ.

Sang năm 2018, 2019, công dân Đặng Quang Thu trình bày năm nào ông Bắc cũng gọi điện bắt ông đưa tiền nhiều lần.

“Đặc biệt là dịp bầu cử HĐND xã theo nhiệm kỳ, lý do xin tiền để phục vụ quà cho cán bộ cấp trên. Đây là việc làm tiêu cực có thật của ông Bắc” – ông Thu tố cáo.

Đáng chú ý, ông Đặng Quang Thu tố cáo, khoảng tháng 5/2020, ông Bắc điện thoại cho ông để yêu cầu đưa tiền, tuy nhiên vì điều kiện khó khăn của gia đình lúc bấy giờ, con ốm nằm viện nên ông Thu không có tiền đưa cho bị Bí thư Đảng ủy xã Kim Nỗ. Sau đó, ông Thu cho rằng đã bị làm khó trong việc kinh doanh.

Trao đổi với PV Dân Việt về sự việc này, ông Đặng Quang Thu cho biết, ông khẳng định những thông tin ông đưa ra và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Lượng xăng dầu Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 600% trong tháng 10

Truyền thông trong nước dẫn thông tin từ Bộ Công thương cho biết trong 10 tháng đầu năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 6,88 triệu tấn xăng dầu, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân sụt giảm được cho là sản xuất ở một số lĩnh vực bị đình trệ do tác động từ đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Tuy nhiên, trong tháng 10, lượng xăng dầu nhập khẩu lại tăng gần 10% so với tháng trước. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu xăng dầu vào Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất trong tháng 10 qua với lượng tăng gần 44.000 tấn, tương đương 600%.

Quảng Bình: Đã chuẩn bị lo hậu sự, chàng trai bất ngờ khỏi bệnh ung thư máu

Related posts