Đoàn Xuân Thu
Georgia, một tiểu bang thuộc miền Nam Hoa Kỳ có hai vợ chồng người Mỹ cùng hai đứa con trai 13 tuổi, 10 tuổi. Đem một con chó già và một con mèo, họ dự trù chạy trốn con ‘Coronavirus’ từ buổi sơ thu đầu tháng Chín lận. Vì mùa Đông Hoa Kỳ năm nay, theo các chuyên gia cảnh báo sẽ là mùa Đông chết chóc trong cơn đại dịch.Họ định chạy trốn bằng xe đến tiểu bang Alaska hoang vắng cũng thuộc Hoa Kỳ, nhưng lại nằm vể phía Bắc nước Canada.
Ạch đụi sau đó mãi hai tháng sau, tháng Mười Một, trời đã sang Thu, trên không đã có nhiều đám mây bàng bạc, vợ chồng con cái mới phi đường xa hơn 4000 dặm. 3.000 dặm đầu tiên diễn ra êm ả vì thời tiết còn tốt. Nhưng xa về phía Bắc, trời càng lạnh giá. Đường mù sương, trơn trợt.
Và cũng vì con COVID-19 chết tiệt nầy, Canada chỉ cho người Mỹ muốn đến Alaska chỉ được có 5 ngày để bang qua nước mình. Phải đi trên xa lộ và chỉ được phép dừng lại khi cần thiết khi phải mua đồ ăn hoặc phải đổ xăng.
Cón cách Alaska 1000 dặm thì rắc rối lôi thôi quá. Càng lau kiếng chắn gió, dầu đặc quánh, cánh không quạt nữa thì làm sao thấy đường mà chạy? Rồi võ xe không bám đường trơn trợt! Đành phải ghé vô cây xăng xem sao? Thì một em nhân viên nói: Võ xe nầy dành cho mùa Hè; chạy mùa Đông coi chừng tuôn luôn xuống vực.
Cứ xà quần ở đây, quá 5 ngày là ‘Phú lít’ Canada nó bắt được sẽ trục xuất cả nhà về quê cũ Georgia. Nhưng trong giờ tuyệt vọng chợt lóe một tin vui. Cư dân xung vùng Wonowon, British Columbia, nghe chuyện đã kêu gọi trên Facebook nhờ ai đó có từ tâm đưa gia đình Marchessaults, 1.056 dặm cuối cùng để biên giới Alaska.
Gary Bath, một nhân viên kiểm lâm nhìn thấy bài đăng của bạn mình về một gia đình người Mỹ đang bị mắc kẹt, hết nhúc nhích cục cựa. Gary thấy khó có ai lái xe giỏi như mình trong buổi đầu Đông Canada trời lạnh cắt da. Nếu có thì họ chịu giúp đỡ mấy đứa ‘Yankees’ xa lạ nầy hay không nữa? Vì vậy Gary đã nói chuyện với vợ mình và cả hai quyết định rằng mình sẽ mở rộng từ tâm, sẽ giúp”.
Sau hai ngày đêm run rủi trên đường, cuối cùng cả bọn đến Trạm kiểm soát biên giới giữa Canada và Alaska lúc Trời vừa sập tối.
Họ chia tay nhau khi mùa Lễ hội, mùa Giáng sinh lại sắp về trên Bắc Mỹ.
Gary Bath và vợ là một ông già, bà già Noel có thiệt trong cõi đời ô trọc (lóc) nầy đây. Cái hồn Giáng sinh, cái từ tâm chìa tay giúp đở người không quen biết đã trở lại trong thời biến loạn về tình người như thế đó bạn ơi!
***
Bà con mình chắc ai cũng biết Hoa Kỳ và nước Úc có rất nhiều điểm tương đồng về Lịch sử và Đia lý.
Lịch sử lập quốc thì những di dân đầu tiên đa phần đến từ nước Anh. Người Mỹ rượt dân da đỏ chạy có cờ vô sơn lâm cùng cốc. Người Úc rượt Thổ dân chạy sút quần vào hoang mạc.
Xong, Mỹ tuyên bố thành lập Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ. Quốc huy là Chim Ưng. Đứa nào dám chọc tới, là con Chim Ưng là nó sẽ mổ cái cốc vô đầu là chết cha tụi bây hết ráo. Bị mổ đau thấu trời phải giơ tay đầu hàng vô điều kiện là Phát xít Hitler của Đức và Minh Trị Thiên Hoàng của Nhựt.
(Bài học lịch sử còn sờ sờ ra đó mà Tàu cộngTập Cận Bình chắc dốt Sử nên không ngán. Cứ xua quân Tàu Ô đi chiếm đóng Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta, nhằm kiểm soát thủy lộ hàng hải quan trọng nhứt trên thế giới. Cứ cà chớn lấn tới đi; không cho Mỹ, Nhựt, Úc… chở hàng hóa đi bán, đi buôn đi! Buồn buồn tụi nó quạu nó hè nhau ‘quánh’ cho một trận là về Má nị nhìn cũng hổng có ra. Chớ đừng có ở đó mà giỡn mặt.
Còn Úc thì chưa dám mình ên ‘quánh’ ai; vì dân số ít quá, chỉ 25 triệu gấp ba lần dân số New York mà thôi. Tuy nhiên đại ca Mỹ quánh thằng nào nhớ rủ em đi theo với. Vì lỡ có đứa nào ‘quánh’ em thì đại ca ‘hù’ nó dùm em một tiếng nhe!)
Về địa lý thì cả hai đều thuộc dạng khổng lồ. Đàn anh Mỹ bự con hơn Úc 1.3 lần tới 9,833,517 km vuông. Úc 7,741,220 km vuông.
Đứa ở Bắc bán cầu; đứa ở Nam Bán Cầu, cách xa hàng vạn dặm. Mấy em Mỹ gốc ‘Mít’ phải ục ịch bay gần 20 tiếng đồng hồ mới tới được Úc để thăm lại người xưa; để hâm nóng lại tình ta như trà thiu bấy lâu nay không nhẩm xà đà nguội ngắt.
Chính vì ông bà cố tổ giống nhau nên nét văn hóa của hai nước cũng na ná như nhau. Nhứt là Mùa lễ Giáng Sinh! Đầu tháng Chạp là đài truyền hình của hai nước đều đồng ca: “We wish you a Merry Christmas and Happy Ney Year”.
Còn bà con người Việt mình ly hương, dù chia đàn sẻ nghé, lạc bầy lan ra toàn thế giới như dân Do Thái, cũng đồng ca: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm!”
Người Canada thì có thiện tâm với người Mỹ. Người Úc cũng thiện tâm vậy. Giúp được mình cái gì là nó giúp hè. Nhưng mượn tiền là nó không cho, kêu ra ngân hàng đi cha nội!
Với con người, Úc còn khó khăn chút chút nhưng với động vật hoang dã là Úc nó rất sẵn tấm lòng đại bác. Ra biển lội bị Cá Mập táp nhém chết, máu chảy ròng ròng ghê quá hà; nhưng giết Cá Mập để lấy vi cá nấu súp như chú Ba Tàu (Cộng) thì Úc nó không chịu đâu nhe. Nó nói thôi mà chỗ của Cá Mập tui lội vô nó quạu, nó táp là quyền của nó. Mấy ông chỉ cần bắt nó lên, gắn cho cái ‘chip’ định vị; rồi thả nó về với biển khơi đi. Lỡ có hương gây mùi nhớ, nó lởn quởn lội gần bờ thì bà con mình đang tắm biển nghe báo động sẽ lội sút quần luôn vô bờ mà trốn.
Rồi cũng mới đây nè, dân Melbourne bị chánh phủ tiểu bang bắt phải nằm nhà. Sau 112 ngày bị cô lập, thấy êm êm, không ai bị nhiễm, bị chết vì đại dịch nên chánh phủ he hé mở từ từ. Vây là một em Úc rặt, rất xuân thì. chạy tập thể dục. Bất ngờ có một con Kangaroo, hổng biết từ đâu, nhào ra đá vô cái lưng nõn nà của em một cái đau điếng. Vạch lưng cho đài truyền hình nó quay, em cười như mếu: “Đau quá hè! Nhưng lỗi tại em! Vì em xức mùi nước hoa, con Kangaroo nầy nó chê ‘hắc’ quá; nên nó mới đá em đó chớ!
Rồi cũng có chuyện về con Koala. Giống Kangaroo ở chỗ, Koala cũng có cái túi để nuôi con. Koala ăn lá cây cỏ, ăn chay nên nó hiền khô hè. Koala sống dọc theo bờ biển các tiểu bang miền Đông nước Úc như Queensland, New South Wales, Victoria và South Australia. Trên thế giới không đâu có nó. Lông màu xám bạc, dài chừng 60 cm, nặng chừng 4 kí lô thôi
Em Koala chỉ 2 đến 3 tuổi là đã có chồng. Còn anh Koala mãi tới 3 hoặc 4 tuổi mới có vợ. Mùa giao phối của anh và em Koala là từ tháng 12 đến tháng 3, mùa Hè Nam Bán Cầu. Em có bầu khoảng 35 ngày, suốt 12 năm, năm tọt ra một con, bé bằng hạt đâu. 6 tháng đầu tiên, chỉ bú tí. Koala nhỏ tiếp tục ở với mẹ khoảng 6 tháng sau, trèo trên lưng mẹ, tập ăn lá cây bạch đàn.
Sau 12 tháng tuổi, Koala rời lưng Mẹ để bò xuống cuộc đời. Bò lung tung nên có xảy ra chuyện vui vui hơi kỳ hoặc như thế nầy nè:
Hôm đầu tháng Chạp, Amanda McCormick, ở Coromandel Valley, cách Adelaide, thủ phủ tiểu bang Nam Úc khoảng 18 cây số, vui mừng vui quá vui vì được chánh phủ cho tiền ăn Giáng sinh trong mùa đại dịch.
Thấy cây thông Noel giả của nhà mình đã bạc trắng phong trần nên nhà rủ nhau đi siêu thị mua đồ về tân trang lại. Lúc 3 giờ chiều, Taylah, mới 6 tuổi, đóng cửa sau và tắt hết tất cả đèn (vì sợ cháy) cho con chó chạy ra ngoài sân để giữ nhà. Taylah là người cuối cùng rời khỏi ngôi nhà, leo lên xe cùng Ba Mẹ. Khoảng 6 giờ tối, cả gia đình trở về.
Mở cửa ra thì con chó chạy ton ton đến cây thông Noel khịt khịt mũi rồi sủa gâu gâu. Dây chăng đèn màu, trái châu, dây kim tuyến, lục lạc treo trên cây thông cũ rơi vung vãi khắp sàn nhà.
Nhìn lên cây thông, thấy có một con Koala, mới đầu Mẹ của Taylah
tưởng mấy đứa con mình đặt con Koala nhồi bông lên Cậy Giáng Sinh chớ. Khi đèn bật lên, em Koala chừng 3 tuổi trố mắt nhìn lại rồi tỉnh bơ như người Há Nội nhắm nháp tiếp mớ lá cây. Nhưng nó ngừng nhai hình như nó biết đây là đồ giả
Amanda McCormick (cái gì Mc, mắc mắc, gốc Irish là cái chắc) gọi đám cứu hộ động vật hoang dã đến gỡ em Koala nầy khỏi cây thông Noel để trả em về nơi hoang dã. Sợ chiều hôm tối rồi mà em Koala đi nhiều chuyện ở đâu bắt anh Koala chờ hoài thì tội nghiệp quá!
Vậy mà cái đám Cứu hộ động vật hoang dã lại nghĩ em gọi để chơi khăm. Phải thuyết phục một hồi, muốn khô nước miếng, tụi nó mới chịu vác cái bản mặt tới. Em Koala đâu muốn rời đi, nhưng cuối cùng đành phải chịu chuyển ra bên ngoài đến một cái cây gần đó
Taylah đặt tên tên con Koala nầy là Daphne rồi post hình em lên TikTok. Dù có hơn 16.000 lượt ‘likes’ nhưng bạn bè của Taylah cũng không tin. “Ồ, tiếp theo chắc tụi mình sẽ cưỡi một con kangaroo đến trường quá”
Gia đình McCormick tin rằng thế nào em Daphne nầy sẽ quay trở lại vào mùa Giáng Sinh năm sau.
Tui cũng tin như vậy! Vì cái tình con người đối đãi tử tế với nhau như chuyện vợ chồng người Canada đối với vợ chồng người Mỹ xa lạ. Như cái tình của gia đình McCormick đối với một con Koala hoang dã vậy. Hành đông từ tâm đó, là cái hồn của mùa Giáng Sinh, năm nào cũng quay trở lại!
Đoàn Xuân Thu.
Melbourne.