Bác sĩ Trung Quốc: Vaccie Sinovac TQ có hiệu quả trên 50%!

Gia Hồng

Nhật báo Phố Wall (WSJ) dẫn lời của người tham gia phát triển vắc-xin virus Trung Cộng (virus corona mới, COVID-19) Sinovac Trung Quốc tiết lộ, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vắc-xin này tại Brazil đã vượt trên 50%, dự kiến cơ quan quản lý có thể “bật đèn xanh” để vắc-xin này được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, ông Lương Tử Siêu, bác sĩ chuyên khoa hô hấp tại Hồng Kông cho rằng, hiệu quả cao hơn 50% có thể coi là “nói bằng như như không nói”, vì nếu thấp hơn 50% thì coi như không đủ tiêu chuẩn và nghiên cứu bị đình chỉ từ sớm.

Vắc-xin viêm phổi Vũ Hán “CoronaVac” do Công ty Sinovac Biotech Trung Quốc sản xuất đã bị phản ứng phụ nghiêm trọng tại Brazil, chính phủ Brazil đã khẩn cấp đình chỉ thử nghiệm lâm sàng. (Nguồn ảnh:cadu.rolim /Shutterstock)

Chính phủ Hồng Kông hiện mua ba loại vắc-xin viêm phổi Vũ Hán, bao gồm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc, vắc-xin của BioNtech (Đức) và Fosun, và vắc-xin AstraZeneca của Anh. Người dân không thể chọn loại vắc-xin để tiêm. Vắc-xin Sinovac của Trung Quốc là loại vắc-xin đầu tiên đến Hồng Kông, do đó sẽ được ưu tiên cho nhân viên y tế và người cao tuổi. Các quan chức Chính phủ Hồng Kông cho biết, ưu điểm của vắc-xin Sinovac là có thể bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh thông thường, không cần bảo quản ở nhiệt độ âm 70 độ như vắc-xin BioNtech của Đức, thuận tiện hơn cho việc bảo quản và vận chuyển.

Apple Daily đưa tin, Brazil là quốc gia đầu tiên hoàn thành nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 vắc-xin Sinovac, nghiên cứu cũng đang được tiến hành ở Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 11.000 nhân viên y tế đã tham gia vào nghiên cứu ở Brazil. Một nửa trong số họ được tiêm vắc-xin Sinovac và một nửa được tiêm giả dược. Kết quả là hơn 200 người đã bị nhiễm virus, nhờ đó các cơ quan nghiên cứu có đủ dữ liệu để phân tích hiệu quả của vắc-xin.

Ngày 21/12, tờ WSJ dẫn một nguồn tin liên quan từ nhân sĩ tham gia vào phát triển vắc-xin này cho biết, nghiên cứu lâm sàng giai đoạn ba đã hoàn thành, và hiệu quả vắc-xin vượt trên 50%, vượt quá yêu cầu của các nhà khoa học quốc tế, tuy nhiên vị này không tiết lộ thêm chi tiết hoặc dữ liệu cụ thể về tỷ lệ hiệu quả.

Viện Butantan (Butantan Institute), cơ quan đã nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ Brazil để tham gia nghiên cứu vắc-xin viêm phổi của Sinovac cho biết, hiện tại tất cả các dữ liệu đều cần suy đoán. Hiệu quả của vắc-xin sẽ được công bố vào ngày 23/12 và kết quả nghiên cứu sẽ được đệ trình lên Chính phủ Brazil và Trung Quốc. Chính phủ Brazil tuyên bố rằng kết quả của nghiên cứu lâm sàng giai đoạn ba sẽ được thẩm duyệt bởi một ủy ban gồm 5 nhà khoa học (từ Trung Quốc và bên ngoài Brazil).

Tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin là chỉ trong môi trường thực nghiệm, tiến hành đối chiếu người tiêm vắc-xin và người không tiêm vắc-xin để tìm ra tỷ lệ phần trăm giảm lây nhiễm của những người đã được tiêm chủng. Ví dụ, nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 của vắc-xin BioNtech của Đức chỉ ra rằng vắc-xin này có tỷ lệ hiệu quả là 95%, tức là khả năng giảm nhiễm bệnh của người được tiêm chủng lên đến 95%. Vắc-xin viêm phổi Vũ Hán của Sinopharm Trung Quốc cũng sử dụng công nghệ vắc-xin bất hoạt như Sinovac, có tỷ lệ hiệu quả là 86%.

Ông Lương Tử Siêu – bác sĩ chuyên khoa hô hấp tại Hồng Kông, trả lời phỏng vấn của Apple Daily cho biết, tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin Sinovac là hơn 50%, điều này là “nói bằng như không nói”, vì Tổ chức Y tế Thế giới yêu cầu vắc-xin phải có hiệu quả ít nhất 50%. Nếu thấp hơn 50%, chứng tỏ vắc-xin không đạt chất lượng. Tỷ lệ hiệu quả thực tế của vắc-xin Sinovac cần đợi nhà máy dược phẩm đưa ra số liệu thực tế. Đồng thời, nó cũng phụ thuộc vào việc cảm nhiễm liệu chỉ có triệu chứng nhẹ hay không sau khi tiêm chủng, cùng hiệu quả ngăn ngừa biến chứng, cũng như liệu có để lại tác dụng phụ nghiêm trọng hay không.

Hiệp hội Y học Dị ứng khuyến cáo phụ nữ mang thai và trẻ em tạm thời không nên tiêm chủng

Ngoài ra, với sự ra đời của vắc-xin, tại Anh và Mỹ liên tiếp có người xuất hiện các phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm chủng, bao gồm cả sốc, khiến dư luận có nhiều lo lắng. Ông Hoàng Vĩnh Kiên, Chủ tịch Hiệp hội Y học Dị ứng Hồng Kông và là giáo sư Khoa Nhi tại Đại học Trung văn Hồng Kông, giải thích rằng một số trường hợp dị ứng nghiêm trọng với vắc-xin bị nghi ngờ là do Polyethylene glycol (PEG), là tá dược của vắc-xin gây ra. Vắc-xin Pfizer và Moderna hiện nay đều chứa PEG.

Ông Hoàng Vĩnh Kiên nói rằng phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiện nay là tình huống hiếm gặp và cũng có thể được điều trị bằng thuốc và các phương pháp điều trị khác, ông kêu gọi công chúng không quá lo lắng. Tuy nhiên, ông cho biết hiện chỉ có Pfizer công bố thành phần của tá dược vắc-xin, ông đề nghị chính phủ nên xây dựng quy định yêu cầu các công ty dược phải liệt kê tất cả tá dược trên nhãn thuốc để ngoại giới có thể hiểu thêm về thành phần của vắc-xin.

Ông Hoàng Vĩnh Kiên cũng cho biết, có rất ít nghiên cứu lâm sàng về vắc-xin liên quan cho phụ nữ mang thai và trẻ em, ước tính sẽ mất ít nhất nửa năm để thu thập thêm nhiều dữ liệu hơn. Ông cho rằng phụ nữ mang thai và trẻ em không thích hợp để tiêm vắc-xin liên quan.

Ông Lý Hy, bác sĩ chuyên gia Khoa Miễn dịch và Dị ứng cho biết, trường hợp dị ứng nghiêm trọng rất hiếm, cứ một triệu người ở Anh tiêm chủng thì mới có một người xuất hiện; bệnh nhân dị ứng nặng với tá dược PEG trong thuốc tiêm cũng rất hiếm, vì vậy công chúng không nên quá lo lắng. Người dân cũng có thể tìm hiểu xem họ có bị dị ứng với các thành phần liên quan hay không thông qua các thử nghiệm khác nhau như thử nghiệm trên da

Ông cũng nói rằng hầu hết các trường hợp ở Anh và Mỹ cho thấy phản ứng dị ứng nghiêm trọng xuất hiện trong một thời gian ngắn. Ông kiến nghị người dân sau khi tiêm chủng, hãy ngồi xuống và chờ đến nửa giờ để quan sát xem có phản ứng liên quan nào không, nếu có thì có thể thông báo ngay cho nhân viên y tế.

Gia Hồng, Vision Times tiếng Trung

Related posts