Phố Wall ‘được vỗ béo’ bởi những giao dịch với Trung Quốc

An Liên

Các nhà giao dịch làm việc trên sàn tại Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) ở New York, Hoa Kỳ, ngày 18/11/2019 (Brendan McDermid/Reuters)

Mặc dù, những người Mỹ bình thường đầu tư vào cổ phiếu của Trung Quốc đã bị thua lỗ, nhưng chính Phố Wall lại kiếm được rất nhiều tiền từ những giao dịch này, theo Epoch Times.

Trước chuyến thăm từ ngày 22/9 đến ngày 28/9/2015 của Tập Cận Bình tới Hoa Kỳ, có một nhà đầu tư người Mỹ tên là George Vlahos đã viết nhiều lá thư cho ông ta, khiếu nại về việc bị lừa khi đầu tư vào cổ phiếu của Trung Quốc, nhưng không có phản hồi. Ông George, khi đó đã 85 tuổi nói với truyền thông Mỹ rằng: “Nếu tôi không được bù đắp bởi những mất mát, tôi sẽ phải ra đi mãi mãi với một hối hận khôn nguôi vì đã tin tưởng vào những công ty này”.

Cổ phiếu Trung Quốc, nơi ông George đầu tư vào đã bị hủy niêm yết vì không nộp báo cáo tài chính trong thời gian dài. Giá cổ phiếu của công ty đã giảm từ 10 USD vào năm 2010 xuống còn 5 xu vào năm 2015, khiến ông mất hàng trăm nghìn USD. Người vợ 76 tuổi của ông cũng đã phải nộp đơn xin cứu trợ thu nhập thấp. Khi ông George nghe tin Tập Cận Bình sẽ thăm Hoa Kỳ, ông đã cố gắng đánh tiếng với ông Tập Cận Bình thông qua các phương tiện truyền thông, mong có thể mang lại “một chút hy vọng” cho những ai đã từng bị thua lỗ vì đầu tư vào cổ phiếu của Trung Quốc.

Mặc dù, những người Mỹ bình thường đầu tư vào cổ phiếu của Trung Quốc bị thua lỗ, nhưng Phố Wall đã kiếm được rất nhiều tiền trong giao dịch niêm yết này. Hãy lấy Luckin Coffee làm ví dụ, Luckin từng dính bê bối gian lận tài chính lớn vào tháng 4/2020. Tuy nhiên, vào năm 2019, ba công ty ở Phố Wall là: Credit Suisse, Goldman Sachs và Morgan Stanley, đã kiếm được hàng triệu đô la với tư cách là nhà bảo lãnh cho đợt IPO (phát hành lần đầu ra công chúng) của Luckin.

Sự phục vụ của Phố Wall đối với ĐCSTQ thực sự bắt đầu từ rất lâu trước khi có thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Năm 1973, Ngân hàng Chase Manhattan trở thành ngân hàng đại lý của Ngân hàng Trung Quốc tại Hoa Kỳ, sáu năm trước khi có thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vào năm 1979.

Có rất nhiều chính trị gia đứng sau việc giúp ĐCSTQ “thay máu” Phố Wall, một người rất điển hình là Henry Kissinger, người được ĐCSTQ gọi là “bạn cũ”.

Các doanh nghiệp Trung Quốc và Mỹ ký biên bản ghi nhớ

Vào năm 2014, Alibaba đã niêm yết cổ phiếu tại Hoa Kỳ và huy động được 25 tỷ USD, trở thành đợt IPO lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, cao hơn khoảng 9 tỷ USD so với đợt IPO của Facebook. Một số công ty bảo lãnh của Alibaba cũng đã kiếm được 300 triệu USD tiền hoa hồng, bao gồm các ngân hàng đầu tư như Citigroup, Goldman Sachs, JPMorgan Chase và Morgan Stanley.

Mặc dù thế lực của Alibaba tại Hoa Kỳ là rất lớn, nhưng hai hoặc ba năm trước đó, từ 2011 đến 2013, cổ phiếu của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi các vụ bê bối gian lận tài chính của các công ty Trung Quốc như “Southeast Rongtong”. Số lượng niêm yết đã giảm mạnh, mặc dù trong năm 2007 và 2010, cổ phiếu của Trung Quốc có một đỉnh niêm yết nhỏ.

Vào ngày 7/5/2013, dưới sự lãnh đạo của chính quyền Obama – Biden , Ủy ban Giám sát Kế toán của các công ty niêm yết Hoa Kỳ và Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc và Bộ Tài chính đã ký một biên bản ghi nhớ, cho phép cả hai bên từ chối yêu cầu tiết lộ tài liệu khi luật pháp trong nước hoặc lợi ích quốc gia không cho phép. Điều này mang lại cho các công ty Trung Quốc sự ưu đãi lớn.

Nói chung, các công ty niêm yết ở Hoa Kỳ phải được kiểm toán bởi một công ty kế toán được chứng nhận bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), và các cuộc kiểm toán này cũng cần được giám sát bởi Ban Giám sát Kế toán Công ty Công cộng Hoa Kỳ (PCAOB). Tuy nhiên, biên bản ghi nhớ này đã trực tiếp tạo cho các công ty do Trung Quốc tài trợ có cớ để che dấu thông tin mà không cần tuân theo Luật Chứng khoán Hoa Kỳ. Ban Giám sát kế toán của các công ty niêm yết tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng ĐCSTQ đã nghiêm cấm gửi các tài liệu kiểm toán ra nước ngoài vì lý do an ninh quốc gia, điều này cho phép các công ty Trung Quốc được niêm yết tại Hoa Kỳ, nhưng họ không thể tuân thủ các tiêu chuẩn giống như các công ty Mỹ.

Chỉ hơn một năm sau khi ký kết biên bản ghi nhớ, năm 2014, Alibaba đã niêm yết cổ phiếu thành công. Từ năm 2015 đến năm 2017, số lượng cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ đã tăng lên theo từng năm và đạt mức cao nhất vào năm 2018. Đối với xu hướng đi lên này của cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ, có thể nói rằng “vai trò” của Biên bản ghi nhớ Trung-Mỹ là hoàn toàn không thể thiếu.

Hunter Biden giúp người giàu Trung Quốc gặp ‘thành viên chủ chốt’ của Nhà Trắng

Theo báo cáo của hãng truyền thông Breitbart News của Mỹ, Joe Biden, Phó tổng thống vào thời điểm đó và con trai ông là Hunter Biden, vào năm 2011, đã giúp giới nhà giàu Trung Quốc và các quan chức Nhà Trắng tổ chức các cuộc gặp gỡ sau khi cổ phiếu Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng tín dụng nghiêm trọng.

Đối tác kinh doanh cũ của Hunter, Bevan Cooney tiết lộ trong một e-mail vào ngày 5/11/2011 rằng một người trung gian đã đi đầu trong việc giới thiệu một số giám đốc điều hành công ty Trung Quốc và các quan chức chính phủ cho Hunter, với hy vọng sẽ cho phép các giám đốc điều hành này đến thăm Nhà Trắng thông qua “Câu lạc bộ Doanh nhân Trung Quốc” (China Entrepreneur Club, CEC), đồng thời tổ chức các cuộc gặp với các quan chức chủ chốt của Nhà Trắng.

Các thành viên của “Câu lạc bộ Doanh nhân Trung Quốc” bao gồm các tỷ phú Trung Quốc, các nhà vận động hành lang của ĐCSTQ, và ít nhất một người được Bắc Kinh gọi là “nhà ngoại giao được kính trọng”. Theo thông tin công khai, câu lạc bộ này được thành lập vào năm 2006 bởi một nhóm doanh nhân và nhà ngoại giao của chính phủ Trung Quốc, được gọi là “Bộ Ngoại giao thứ hai” của ĐCSTQ. Chủ tịch câu lạc bộ là Jack Ma, người sáng lập Tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Trung Quốc Alibaba, được niêm yết tại Mỹ vào năm 2014.

Theo tài liệu lưu trữ công khai của chính phủ Hoa Kỳ, vào ngày 14/11/2011, một phái đoàn chính trị và doanh nghiệp Trung Quốc gồm 30 thành viên đã đến thăm Nhà Trắng và được hưởng các quyền tiếp cận cấp cao.

Theo hành trình được công bố bởi “Câu lạc bộ Doanh nhân Trung Quốc”, người ta cũng xác nhận rằng phái đoàn đã gặp Bộ trưởng Thương mại John Bryson, người được Obama bổ nhiệm vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, trong hồ sơ thăm viếng của Obama – Biden không đề cập đến việc phái đoàn có cuộc gặp với Phó Tổng thống Biden lúc đó hay không. Tuy nhiên, Cheng Hong, tổng thư ký của “Câu lạc bộ Doanh nhân Trung Quốc”, người đi cùng với vợ của Lý Khắc Cường, đã xác nhận cuộc gặp gỡ này, bà đã nói về trải nghiệm này trong lý lịch cá nhân của mình vào năm 2015. Bà nói rằng phái đoàn đã được đón tiếp lịch sự và trọng thị trong chuyến thăm Washington năm 2011, cũng như hội đàm với các nhà lãnh đạo chính trị như Phó Tổng thống Biden.

Vậy, cuộc gặp năm 2011 có góp phần vào việc ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ?

ĐCSTQ ‘thay máu’ Phố Wall

Đối với việc niêm yết các công ty Trung Quốc tại Hoa Kỳ, các ngân hàng đầu tư lớn ở Phố Wall đã đóng một vai trò rất quan trọng, chẳng hạn như là nhà bảo lãnh phát hành chính và nhà tài trợ cổ phiếu, cố vấn tài chính, v.v.

Morgan Stanley (NYSE: MS) tiết lộ trên trang web của mình rằng Morgan Stanley đã “thâm canh” ở Trung Quốc trong 26 năm và đã thu được tổng tài chính cho các khách hàng Trung Quốc trên thị trường vốn cổ phần toàn cầu, vượt quá 360 tỷ USD.

Một ví dụ khác, Goldman Sachs cũng đã nhiều lần giúp các doanh nghiệp nhà nước lớn của Trung Quốc niêm yết ở nước ngoài, bao gồm China Mobile, PetroChina, Bank of China, Bank of Communications, v.v … JPMorgan Chase cũng tham gia vào Đường sắt Quảng Châu – Thâm Quyến, PetroChina, Tập đoàn Nhôm Trung Quốc, Trung Quốc China Telecom, Alibaba và nhiều công ty Trung Quốc khác đã niêm yết ở nước ngoài để gây quỹ.

Stephen Bannon, cựu chiến lược gia chính của Nhà Trắng, từng kết luận trong một cuộc phỏng vấn, “Toàn bộ hoạt động của ĐCSTQ và hoạt động của họ ở Trung Quốc đều được bảo trợ bởi Phố Wall”. “Phố Wall là phòng quan hệ nhà đầu tư của ĐCSTQ”. “Các công ty Mỹ ngày nay là cánh tay vận động hành lang của ĐCSTQ”.

Nguồn tài chính từ thị trường vốn Hoa Kỳ là kênh chính cho sự tồn tại của ĐCSTQ. Theo báo cáo do Ủy ban đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung (USCC), một cơ quan dưới cấp của Quốc hội Mỹ công bố, tính đến ngày 25/2/2019, đã có 156 công ty Trung Quốc niêm yết trên ba sàn giao dịch chứng khoán lớn của Hoa Kỳ là Sở giao dịch chứng khoán New York, Nasdaq và Sở giao dịch chứng khoán Mỹ, với giá trị thị trường là 1,2 nghìn tỷ USD.

Vào tháng 11/2019, Roger Robinson, nhà thiết kế chiến lược kinh tế và tài chính của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, đã tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng ĐCSTQ có thể đã lấy khoảng 3 nghìn tỷ USD từ thị trường vốn Hoa Kỳ. Ông Robinson ước tính ĐCSTQ có thể đã lấy đi 1,9 nghìn tỷ USD từ thị trường chứng khoán Mỹ và thị trường trái phiếu có thể đã lấy đi 1 nghìn tỷ USD.

Trong khi các ngân hàng đầu tư ở Phố Wall này giúp các công ty Trung Quốc huy động vốn hàng trăm triệu, hàng tỷ, hàng chục tỷ và hàng trăm tỷ USD, họ cũng kiếm được rất nhiều tiền.

Vì “tiền”, Phố Wall đã làm ngơ trước nhiều vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ và “gian lận tài chính” của các công ty Trung Quốc. Không chỉ nhắm mắt làm ngơ, ngay cả khi các nhà đầu tư bị thiệt hại lớn, họ còn sẵn sàng hoạt động như một nhà vận động hành lang cho ĐCSTQ. Nhiều người nói rằng “tiền” đã làm cho Phố Wall chết.

Để thay đổi không khí, chúng ta hãy cùng theo dõi một câu chuyện truyền thống của Trung Quốc, có lẽ nó sẽ là bài học tốt cho Phố Wall đang chết dần chết mòn.

Đổng Phụng kinh doanh mơ

Trong cuốn sách cổ “Thái Bình Quảng Ký” có kể câu chuyện về Đổng Phụng, một danh y nổi tiếng thời Tam Quốc. Đổng Phụng có tài y thuật tuyệt vời, ông không lấy tiền chữa bệnh nhưng ông yêu cầu những người sau khi được ông chữa khỏi bệnh nặng, thì phải trồng năm cây mơ, người bệnh nhẹ mà khỏi, trồng một cây. Sau khi trồng hơn 100.000 cây mơ thành rừng mơ, Đổng Phụng bắt đầu “kinh doanh” mơ, người mua mơ có thể đổi một lon lương thực lấy một lon mơ mà không cần nói cho Đổng Phụng biết. Đổng Phụng dùng số lương thực đã đổi được để giúp đỡ những người nghèo và những người đi đường ngang qua mà thiếu lộ phí. Bằng cách này, Đổng Phụng đã giúp hơn 20.000 người trong một năm, vì vậy câu chuyện “hạnh lâm” (rừng mơ) này đã trở thành một câu chuyện muôn thuở, từ “hạnh lâm” sau này trở thành từ đồng âm với từ ngành y. Nghe nói Đổng Phụng là một người tu luyện, câu chuyện về ông cũng được liệt kê vào “Truyền thuyết về các vị thần”.

Vậy 100.000 cây mơ của Đổng Phụng lớn đến mức nào? Theo số liệu nông nghiệp hiện nay, ước tính có diện tích từ 500 mẫu đến 1.500 mẫu Anh, nếu quy đổi theo sân bóng thì khoảng 40 đến 120 sân bóng, quy mô khá kinh ngạc. Từ quan điểm của doanh nghiệp ngày nay, không có tính thanh khoản, không có vốn đầu tư, hơn 20.000 người mỗi năm và không cần nhân lực để vận hành một vườn cây ăn quả trên 1.000 mẫu đất, điều này hoàn toàn khó mà tưởng tượng được.

Vì tiền mà Phố Wall phải cúi mình, còn ở chỗ của Đổng Phụng, ngay cả bóng người cũng không xuất hiện. Bạn biết đấy, Đổng Phụng điều hành một “doanh nghiệp” lớn bao gồm chăm sóc y tế, trồng trọt, thực phẩm, thương mại và từ thiện!

Các chính trị gia đứng sau thỏa thuận của Phố Wall với ĐCSTQ

Đằng sau việc ĐCSTQ ‘thay máu’ Phố Wall, còn có bóng dáng của các chính trị gia Nhà Trắng. Những chính trị gia này được ĐCSTQ gọi là “những người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc”. Ví dụ như Kissinger, cố vấn chính sách quốc phòng vừa bị phế truất vào ngày 25/11 năm nay.

Năm 2003, trang Sina.com của Lumedia đã xuất bản một bài báo “Sự cám dỗ của việc niêm yết 5 tỷ USD của CCB: JP Morgan nâng Kissinger”. Một số ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới như Morgan Stanley, Merrill Lynch, Citi, Credit Suisse, cũng như JP Morgan và Deutsche Bank, đã cố gắng hết sức để chen chân vào đội ngũ bảo lãnh phát hành của CCB. Để có được đơn hàng lớn này, chủ tịch toàn cầu của JP Morgan đã trực tiếp đến thăm CCB cùng với cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger; theo một bài báo khác được Sina.com tiết lộ, Citigroup đã chơi con bài của cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Robert Rubin

Ông Kissinger là Ngoại trưởng Hoa Kỳ đầu tiên được ĐCSTQ gọi là “người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc”. Ông đã bí mật đến thăm Trung Quốc hai lần vào tháng 7 và tháng 10/1971, sau đó đã góp phần vào chuyến thăm Trung Quốc của Nixon; ông cũng là người thúc đẩy quan trọng việc cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ với Trung Hoa Dân Quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Kể từ năm 1971, Kissinger đã đến thăm Trung Quốc hơn 80 lần, trong đó có 20 lần là thăm riêng tư, ông cũng là chính khách nước ngoài duy nhất được các nhà lãnh đạo của 5 thế hệ ĐCSTQ tiếp đón.

Năm 1977, Kissinger từ chức và làm cố vấn cấp cao tại Chase Bank, RAND Corporation và Goldwall Sachs.

Năm 1982, Kissinger thành lập Kissinger Associates Consulting Company (viết tắt là KAI) để tư vấn chính sách về việc mở rộng ra nước ngoài cho các công ty lớn của Mỹ, trong đó quan trọng nhất là giúp các công ty đầu tư vào kinh doanh Trung Quốc.

Theo dữ liệu, những khách hàng nổi tiếng của Kissinger bao gồm JPMorgan Chase, American Express, Budweiser beer, Coca-Cola, Heinz Foods, Boeing, Merck Pharmaceuticals, Volvo Cars, và nhiều công ty khác.

Đương nhiên, thu nhập của Kissinger cũng rất đáng kể. Theo báo cáo, vào năm 1987, lợi nhuận hàng năm của Kissinger Consulting đã đạt 5 triệu USD. Đến đầu những năm 1990, con số này đã tăng gấp đôi. Thu nhập hàng năm của cá nhân Kissinger vào thời điểm đó, cũng đã vượt quá 8 triệu USD, đạt mức của các chủ ngân hàng đầu tư trong cùng thời kỳ. Trong một báo cáo năm 2001, Kissinger Consulting có doanh thu hàng năm hơn 100 triệu USD.

Trong khi các ngân hàng đầu tư và các chính trị gia ở Phố Wall đang hưởng lợi nhuận khổng lồ trong thương vụ này, thì ĐCSTQ lại ngang nhiên bóc lột công nhân và gia đình người Mỹ một cách trắng trợn. Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen của Maryland từng tuyên bố, “Hàng triệu gia đình Mỹ dựa vào khoản đầu tư ít ỏi để nghỉ hưu, cho con cái đi học đại học và sống sót qua cuộc khủng hoảng tài chính. Nhưng nhiều người đã bị lừa tiền sau khi đầu tư vào các công ty Trung Quốc có vẻ hợp pháp. Ông nói rằng các tiêu chuẩn của các công ty Trung Quốc này khác với các tiêu chuẩn của các công ty niêm yết khác.

TT Trump gạt sự hỗn loạn sang một bên và ký ‘Đạo luật về trách nhiệm giải trình của công ty nước ngoài’

Tuy nhiên, người chấm dứt các giao dịch của Phố Wall với ĐCSTQ đã xuất hiện. Tổng thống Trump, người “đặt lợi ích của người dân Mỹ lên trên hết”, đã thông qua một loạt lệnh hành pháp sau khi nhậm chức, điều này làm suy yếu khả năng huy động vốn ở nước ngoài của ĐCSTQ. Vào thời khắc quan trọng của cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ, ngày 18/12, Tổng thống Trump đã ký và thông qua “Đạo luật Trách nhiệm giải trình của công ty nước ngoài”, yêu cầu các công ty niêm yết tại Mỹ phải được kiểm toán bởi Ban Giám sát kế toán công ty (Public Company Accounting Oversight Board) trong vòng 3 năm, nếu không nó sẽ bị hủy niêm yết.

Rõ ràng, dự luật này đã bảo vệ các nhà đầu tư bình thường và đánh trúng ĐCSTQ, nhưng đồng thời nó cũng trực tiếp đánh động “miếng pho mát” của Phố Wall và các chính trị gia.

Phố Wall hiện tại, để giữ được “miếng pho mát lớn” này, cũng đang chiến đấu?

Related posts