An Liên
Thủ tướng Chính phủ lưu vong của Đông Turkestan, ông Salih Hudayar, nói rằng hành vi đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của ĐCSTQ tàn ác ngang với hành vi đàn áp người Do Thái của Đức Quốc xã, theo TheBL.
Trong một tweet vào ngày 26/1, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Zhang Jun thông báo rằng ông vinh dự có mặt cung Tổng thư ký LHQ tại lễ kỷ niệm 76 năm cuộc tàn sát đẫm màu người Do Thái của Đức Quốc xã. Phản ứng trước tweet này, ông Hudayar nói rằng đại sứ Trung Quốc đã tự bộc lộ hành vi đạo đức giả.
“ĐCSTQ đã quỷ hóa người Duy Ngô Nhĩ, gán cho họ là ‘kẻ thù của nhân dân và nhà nước’, là những người mang ‘vi-rút ý thức hệ’ và ‘cỏ dại cần được phun và giết’, giống như cách mà Đức Quốc xã đã quỷ hóa Người Do Thái và các nạn nhân khác của [nạn diệt chủng Do Thái] Holocaust”, ông Hudayar nói.
Trong những ngày cuối cùng của trên cương vị ngoại trưởng, ông Mike Pompeo gọi những vi phạm của ĐCSTQ ở Tân Cương là một tội ác diệt chủng.
“Tôi đã xác định rằng Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo và kiểm soát của ĐCSTQ, đã thực hiện tội ác diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ chủ yếu là người Hồi giáo và các nhóm dân tộc thiểu số và các tôn giáo khác ở Tân Cương”, ông Pompeo nói .
Phản ứng trước các hành vi đàn áp không nương tay của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ, chính quyền TT Trump đã sử dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với lực lượng đang nắm quyền ở Trung Quốc.
Ngoài các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các công ty dính líu đến hành động diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, chính quyền TT Trump cũng áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt đối với các quan chức ĐCSTQ có liên quan đến những vi phạm nhân quyền này.
Ông Hudayar cho biết người Duy Ngô Nhĩ đã bị “bức bách, bị ép buộc uống thuốc [tránh thai], bỏ đói, hãm hiếp, mổ cướp nội tạng, tra tấn, và thậm chí là chết giống như cách mà hàng triệu người Do Thái và những người khác bị đưa đến trại tập trung, bị tra tấn và sát hại”.
“Cả ĐCSTQ và Đức Quốc xã đều nhấn mạnh “sự trẻ hóa quốc gia” và các hệ tư tưởng cực đoan của chủ nghĩa phát xít về quyền tối cao như một cơ sở để hợp pháp hóa các hành động tàn bạo của nó, bao gồm cả tội ác diệt chủng đối với các nhóm sắc tộc và tôn giáo không phải là người Trung Quốc trong trường hợp của ĐCSTQ và những người không phải người Đức trong trường hợp của Đức Quốc xã ”, nhà lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ nói.
Các công ty như Coca Cola, Apple, Nike, Adidas và Disney đã bị lên án vì họ thu lợi từ việc cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Tuy nhiên, thay vì tỏ ra hối hận vì danh tiếng của mình bị hoen ố, nhiều công ty trong số này đã thuê những người vận động hành lang để thuyết phục các nghị sĩ sửa đổi luật nhằm bỏ qua việc xử phạt các mặt hàng nhập khẩu từ Tân Cương liên quan tới họ.
Vào tháng 3/2020, một nhóm vận động nhân quyền có tên Worker Rights Consortium cáo buộc thương hiệu Lacoste nổi tiếng của Pháp đang sử dụng lao động cưỡng bức tại các trại tập trung ở Tân Cương để sản xuất găng tay.
Như thường lệ, ĐCSTQ đã “diễn kịch” bằng cách cử người đến “kiểm tra” những nhà máy bị cáo buộc và cho biết họ không nhận được bất cứ khiếu nại nào.
Scott Nova, giám đốc của Hiệp hội Quyền của Người lao động, giải thích , “Với bầu không khí khủng bố mà chính phủ đã [Trung Quốc đã] tạo ra ở Khu tự trị Tân Cương, họ đã nỗ lực hết sức để che giấu bằng chứng về lao động cưỡng bức trước mắt nước ngoài. […] Không công nhân nào dám nói với người kiểm tra nhà máy rằng chủ của cô ấy và chính phủ đang vi phạm pháp luật khi buộc cô ấy làm việc trái với ý muốn của mình”.
Ông Hudayar than thở rằng cộng đồng quốc tế đã không phản ứng chính đáng đối với vụ tàn sát Holocaust và những gì đang xảy ra ở Trung Quốc ngày nay.
Ông nói: “Thật không may, trong cả trường hợp Holocaust và nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ hiện nay, thế giới phần lớn đã không hành động kịp thời để ngăn chặn những hành vi tàn bạo mặc dù có bằng chứng đáng tin cậy về việc nó đã xảy ra”.
Giờ đây, khi TT Trump đã rời Nhà Trắng, người ta lo ngại sâu sắc rằng chính quyền đương nhiệm, vốn yếu ớt và có quan điểm dễ dãi với chế độ diệt chủng của Trung Quốc, sẽ càng khiến ĐCSTQ bành trướng hơn nữa sự tà ác.