Bắc Kinh rất quan tâm đến tình hình ở Miến Điện khi quốc gia Đông Nam Á này rơi vào khủng hoảng chính trị sau cuộc đảo chính quân sự, theo Jack Posobiec, người dẫn chương trình truyền hình của OANN TV.
The Epoch Times cho hay, vào ngày 31/1, quân đội Miến Điện đã giành quyền kiểm soát đất nước bằng cách bắt giữ nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu nước này là bà Aung San Suu Kyi và hàng trăm nhà lập pháp khác.
Quân đội Miến Điện tuyên bố rằng họ tiến hành đảo chính vì cáo buộc gian lận bầu cử trong cuộc bầu cử liên bang vào tháng 11 năm ngoái. Đảng chính trị của bà Suu Kyi, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử đó. Quân đội đã đưa Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing, 64 tuổi, lên nắm quyền sau khi bắt bà Suu Kyi.
Quân đội Miến Điện đã bị chỉ trích rộng rãi bởi cuộc đảo chính của họ, trong số những người chỉ trích gồm có các bộ trưởng ngoại giao Nhóm G7 và các nhóm nhân quyền và Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Nhân quyền tại Myanmar, ông Tom Andrews.
Posobiec cho biết, Miến Điện từ lâu đã nằm trong vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh, dù cho nước này được lãnh đạo bởi bà Suu Kyi hay các chính quyền quân sự, bởi liên quan đến việc Trung Quốc xem quốc gia láng giềng phía đông nam là một nguồn cung cấp quan trọng về nguyên liệu đất hiếm, và đây cũng là một hành lang chiến lược nối Ấn Độ Dương. Miến Điện và tỉnh Vân Nam phía tây nam Trung Quốc còn có chung một biên giới sâu rộng.
Vào ngày 2/2, Trung Quốc và Nga đã chặn đứng một tuyên bố chung của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án cuộc đảo chính quân sự.
Trước đó, vào tháng 3/2017, Trung Quốc và Nga cũng đã chặn một tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, tuyên bố này đã bày tỏ lo ngại về cuộc đàn áp người Hồi giáo Rohingya ở bang ven biển Rakhine của Miền Điện. Cuộc đàn áp đã dẫn đến việc hơn 740.000 người tị nạn Rohingya chạy sang quốc gia láng giềng Bangladesh.
Tương tự, vào năm 2007, Trung Quốc và Nga đã phủ quyết một nghị quyết của Mỹ kêu gọi chính quyền quân sự của Miến Điện, khi đó đang kiểm soát nhà nước, thả các tù nhân chính trị và đẩy nhanh tiến độ tiến tới dân chủ.
Miến Điện là một trong những nước sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới. Theo dữ liệu từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Miến Điện đứng thứ ba về sản xuất đất hiếm vào năm 2019, sau Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc chiếm hơn 70% sản lượng hàng năm toàn cầu về đất hiếm.
Miến Điện là một nguồn cung đất hiếm dồi dào cho Trung Quốc. Tờ Hoàn Cầu cho biết, Trung Quốc đã nhập khẩu 26.000 tấn hợp chất đất hiếm gốc cacbonat từ Miến Điện trong năm 2018.
Đất hiếm là nguyên tố 17 trong bảng tuần hoàn bắt buộc để sản xuất thiết bị điện tử, chẳng hạn như máy tính, máy ảnh kỹ thuật số và màn hình máy tính, cũng như các sản phẩm quốc phòng được quân đội Hoa Kỳ sử dụng.
Vào năm 2018, Trung Quốc và Miến Điện đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) về việc xây dựng Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Myanmar (CMEC), trong đó bao gồm các đường ray và các tuyến đường bộ nối thủ phủ Côn Minh của tỉnh Vân Nam với các thành phố Muse và Mandalay của Miến Điện, các tuyến đường được liên kết với cảng Kyaukpyu của Miến Điện ở phía nam bang Rakhine.
Dự án CMEC, cũng bao gồm việc xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt, và đây là một phần của dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), một chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Thông qua cảng biển và các cơ sở hạ tầng do Trung Quốc xây dựng khác, Bắc Kinh có thể vận chuyển dầu từ Iran qua Miến Điện, đi qua eo biển Malacca.
Ông Posobiec giải thích rằng các dự án xây dựng của Trung Quốc ở Miến Điện, cũng như các dự án tương tự ở Pakistan, đóng vai trò là “vòng vây chiến lược” chống lại các lực lượng Ấn Độ khi Trung Quốc tìm cách mở rộng ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương.
Tháng trước, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Miến Điện và gặp gỡ bà Suu Kyi. Hai bên đã ký 33 thỏa thuận, trong đó có Biên bản ghi nhớ về hợp tác địa phương trong khuôn khổ CMEC giữa Vân Nam và Mandalay, theo chính phủ Miến Điện.
Trong khi vẫn chưa biết liệu Bắc Kinh liệu sẽ công khai đứng về phía quân đội Miến Điện hay bà Suu Kyi, nhưng Tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing đã đến thăm Trung Quốc vào hồi giữa tháng Giêng.
Về phản ứng của chính quyền Biden đối với vụ đảo chính Miến Điện, ông Posobiec nói: “Tôi nghĩ rằng phản ứng của chính quyền Biden là hoàn toàn mềm yếu”. Ông Posobiec cũng đặt ra câu hỏi rằng tại sao cả Tổng thống Joe Biden và Ngoại trưởng Antony Blinken đều không tổ chức một cuộc họp báo để nói về vụ đảo chính ở Miến Điện.