Thiện Phong
Gần đây BBC đưa một phóng sự gây sốc, phơi bày các vụ tấn công và lạm dụng tình dục có hệ thống đối với phụ nữ trong “trại cải tạo” ở Tân Cương, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cố gắng tìm cách lấp liếm tội ác này nhưng không những không thành công và còn phản tác dụng, theo Epoch Times.
Sau khi phóng sự được phát sóng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lập tức bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với những hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của ĐCSTQ đối với chính người dân của họ.
Sau khi đề nghị mở một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus Vũ Hán vào năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Úc một lần nữa đưa ra đề xuất chống lại các hoạt động tà ác của ĐCSTQ, và yêu cầu Cao ủy Liên Hợp Quốc điều tra tình hình nhân quyền ở TânCương.
Vào ngày 3/2/2021, tại cuộc họp báo thường nhật, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã phải đối mặt với yêu cầu bình luận của phóng viên Reuters về những báo cáo của BBC liên quan tới những vụ xâm hại và lạm dụng tình dục có hệ thống đối với phụ nữ trong “trại cải tạo” ở Tân Cương.
Ông Vương đã đưa ra câu trả lời rất dài và lòng vòng, tuy nhiên, tựu chung lại câu trả lời của ông đối với trọng tâm câu hỏi có 3 ý được BBC dẫn lại như sau:
Thứ nhất, ông Vương nói báo cáo của BBC không có cơ sở thực tế. Thứ hai, ông khẳng định ở Tân Cương chưa bao giờ có cái gọi là “trại cải tạo”. Và thứ ba, ông tuyên bố những người được cho là nạn nhân trong phóng sự của BBC chỉ là những “diễn viên” tung tin thất thiệt.
Câu trả lời thiếu trách nhiệm, không thuyết phục và vô căn cứ của ông Vương đã bị cộng đồng và truyền thông quốc tế chỉ trích nặng nề, họ chỉ ra rằng ĐCSTQ là một chế độ luôn lừa dối.
Vào ngày 4/2, ông Uông tiếp tục chủ trì buổi họp báo hàng ngày. Để “gỡ gạc”, ĐCSTQ đã sắp xếp một phóng viên của tờ Thời báo Hoàn cầu làm “chim mồi” chủ động hỏi về phóng sự của BBC. Ông Uông dường như đã có chuẩn bị rất kỹ câu trả lời. Ông nói trôi chảy và còn lấy dẫn chứng để củng cố cho khẳng định rằng những nạn nhân trong phóng sự của BBC là “diễn viên”.
Cụ thể, ông Uông đề cập tới một phụ nữ tên là Zumrat Dawut đã có hành vi vu khống. Tuy nhiên, không có người phụ nữ nào có tên như vậy trong phóng sự của BBC. Phóng sự của hãng truyền thống Anh chỉ dẫn lời của 04 nạn nhân nữ: Tursunay ziawudun (bị xâm phạm), Gullies Auelkhan ( phụ nữ bị cưỡng bức), Qelbinur Sedik (giáo viên bị ép dạy tiếng Trung trong trại) và Sayragul Sauytbay (một giáo viên khác bị buộc phải làm việc trong trại).
Điều này cho thấy ĐCSTQ không đưa ra được “phản ví dụ” để bác bỏ những báo cáo của BBC về các hành vi ngược đãi mất nhân tính đối với phụ nữ Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo ở Tân Cương.