Muốn tránh chiến tranh cần phải chuẩn bị chiến tranh

Đại-Dương

– Lục địa Châu Á có hai quốc gia đông dân nhất thế giới: Trung Cộng, Ấn Độ. Lục địa này còn có hai nền kinh tế đứng thứ hai và thứ ba toàn cầu: Trung Cộng, Nhật Bản.

CHÂU Á - LỤC ĐỊA LỚN NHẤT VÀ ĐÔNG DÂN NHẤT THẾ GIỚI

Châu Á vẫn chìm đắm triền miên trong chiến tranh, nghèo khó, áp bức, diệt chủng mà chưa thấy triển vọng thay đổi theo chiều hướng tích cực mặc dù Đệ nhị Thế chiến đã kết thúc do hai quan điểm lỗi thời vẫn ngự trị trong cộng đồng các dân tộc Châu Á.

Thứ nhất, “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa” hầu như vẫn tồn tại ở nhiều nước Á Châu: (1) Nếu không sinh ra trong các gia đình cầm quyền thì rất khó tiến thân tại Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cambode, Lào, Thái Lan, Myanmar. (2) Hoàng gia, Quân đội. Đảng phái quyết định số phận dân tộc. (3) Lật đổ ngai vàng để thay ngôi đổi chủ được chấp nhận rộng rãi.

Thứ hai, xâm lăng, đồng hoá, bành trướng, diệt chủng thông qua các biện pháp quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao vẫn tiếp diễn. Đứng đầu danh sách này là Trung Cộng dù vào thời Đế chế, Dân Quốc, Cộng sản vẫn từng giây, từng phút, từng ngày, từng năm, từng thế kỷ tiến hành trong bóng tối hoặc giữa thanh thiên, bạch nhật. Bắc Kinh chỉ thu mình khi các chiếc vòi bạch tuột bị chặt đứt.

Nhưng, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Triều Tiên có toàn quyền sinh sát nên trở thành quốc gia toàn trị. Từ hệ thống quyền lực không bị kiểm soát mà các ĐCS thường gây ra nhiều cuộc chiến tranh.

Trung Cộng xoá sổ các nước Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương và tạo ra nhiều cuộc chiến tranh uỷ nhiệm ở Đông Nam Á; gây chiến tranh trực tiếp trên Bán đảo Triều Tiên bằng cách tung một triệu quân để thống trị toàn bán đảo. Mao Trạch Đông áp dụng “Chiến thuật Biển Người” đã thất bại trước “Chiến thuật Biển Lửa” của Liên quân Hoa Kỳ nên phải rút quân về. Sau Hiệp ước Ngưng bắn năm 1953, Bình Nhưỡng lăm le xâm chiếm Đại Hàn, nhưng, chẳng dám vì có 28,000 lính Thủy quân Lục chiến Mỹ đóng thường trực tại phía nam vĩ tuyến 38. Việt, Miên, Lào đều là đồng minh của Trung Cộng.

Sau khi kinh tế phát triển vững mạnh và Quân đội được hiện-đại-hoá thì Bắc Kinh tiến hành chiến lược bành trướng bá quyền khắp thế giới trên các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự, ngoại giao nhằm đầy lùi ảnh hưởng của Hoa Kỳ, đặc biệt ở Châu Á-Thái Bình Dương

Cộng sản Việt Nam ôm mộng kiểm soát Bán đảo Đông Dương (Việt Miên Lào) nên xua quân tấn công và chiếm đóng Cambode 1979-1989.

Mỹ dựng hàng rào

Hoa Kỳ muốn tránh chiến tranh nên sau khi Thế chiến Thứ hai kết thúc đã đồn trú thường trực 50,000 binh sĩ tại Nhật Bản và 28,000 ở Đại Hàn, cùng với Đệ thất Hạm đội Mỹ đồn trú ở Hải cảng Yokosuka của Nhật Bản nối với Đài Loan xuống tới Indonesia trong chuỗi đảo số 1 bao vây Trung Cộng khi cần thiết.

Trung Cộng đang có tốc độ chế tạo vũ khí nhanh và nhiều nhất trên thế giới, Bắc Kinh đã tiến hành việc bán vũ khí trên thị trường quốc tế để vừa làm giàu vừa kết tình đồng minh khắp nơi.

Mỹ có một Căn cứ Hải Quân và một Căn cứ Không quân với 7,000 binh sĩ để kiểm soát chuỗi đảo số 2 ngăn chặn Trung Cộng tiến về phía Đông Thái Bình Dương.

Về kinh tế

Trung Cộng cạnh tranh với Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, đồng thời thu hút chất xám dư thừa tạo điều kiện nâng cấp khả năng kỹ thuật, công nghệ tại Đại Lục. Bắc Kinh ra sức thiết lập mối quan hệ kinh tế với Liên Hiệp Châu Âu (EU), Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Nhật Bản để hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu của Châu Á nhằm đánh bật Hoa Kỳ ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tận dụng mối quan hệ kinh tế với EU để phát triển công nghệ sạch.

Sử dụng ASEAN như chiếc sân sau để tiếp nhận kỹ thuật lạc hậu, làm bãi phế thải; và kỹ nghệ gia công; nơi trung chuyển hàng hoá trốn thuế vào các thị trường Âu Mỹ; và tiêu thụ sản phẩm của Công xưởng Thế giới bị lỗi; làm nơi cung ứng nông sản giá rẻ.

Bắc Kinh áp dụng kiểu “kinh tế săn mồi” khiến nhiều nước lao đao vì nợ mà phải cầm thế chủ quyền quốc gia. Xu hướng này bị chậm lại trong thời Tổng thống Donald Trump sẽ cất cánh khi thoát khỏi các biện pháp trừng phạt kinh tế, kỹ thuật trong thời gian 2016-2020.

Về quân sự

Bắc Kinh hăm doạ, chèn ép các nhược tiểu về chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán với mưu đồ làm chủ Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS) bất chấp mọi quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Trung Cộng đã phê chuẩn. Ngay sau khi Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46, Bắc Kinh ban hành Luật Hải Cảnh có hiệu lực từ 1 tháng 2 năm 2021 cho phép các tàu chấp pháp có thể bắn đạn thật vào tàu ngoại quốc đi vào vùng biển của Trung Cộng tuyên bố chủ quyền; và có quyền phá huỷ các cấu trúc do nước khác xây trên các thực thể xây dựng trong vùng tuyến bố chủ quyền của Bắc Kinh. Luật Hải Cảnh này tác hại mãnh liệt tới các quốc gia duyên hải Đông Nam Á.

Về văn hoá

Với 550 Viện Khổng Tử trong các Đại học và 1,172 Lớp học Khổng Tử ở bậc Trung học, Tiểu học tại 162 quốc gia khắp thế giới, Bắc Kinh đã thực hiện các công tác: (1) Gián điệp. (2) Tuyên truyền. (3) Khống chế quyền tự do học thuật. Trước năm 2021, nhiều Viện Khổng Tử và Khoá học Khổng Tử ở trên thế giới đã bị huỷ bỏ. Trung Cộng hy vọng sớm mở lại các Viện Khổng Tử do “chiến lược kiên nhẫn” của Tổng thống Biden.

Về chính trị

Trên các diễn đàn quốc tế, Chủ tịch Tập Cận Bình công khai xác định con đường “Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Cộng” là tương lai của nhân loại. Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte (2016-) từng là thành viên quan trọng của Phiến quân Cộng sản theo Chủ nghĩa Mao (Hukbalahap Rebellion, tức Huks) nên dễ thân thiện với Tập Cận Bình. Thái độ sáng nắng chiều mưa của Duterte gây khó khăn cho chiến lược SCS của Tổng thống Trump. Bắc Kinh hiện đang theo túng nền chính trị tại ASEAN, đặc biệt tại Việt Nam, Cambode, Lào, Phi Luật Tân, Myanmar, Thái Lan. Vụ bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 đã cho thấy ảnh hưởng chính trị của Trung Cộng đè nặng lên Hoa Kỳ.

Về ngoại giao

Bắc Kinh đang áp dụng kiểu “ngoại giao sói lang” nên các nhà ngoại giao của Trung Cộng “nói toạt móng heo” khi đàm phán hoặc tuyên bố trước dư luận bằng thái độ kẻ bề trên. Nền ngoại giao lịch thiệp đã đi vào dĩ vãng. Các nhà ngoại giao Trung Cộng không đàm phán mà ra lệnh cho các đối tác. Ngày càng có nhiều dân tộc đã ý thức được nguy cơ “Hoạ Da Vàng” từ Trung Cộng.

Cộng đồng nhân loại cần làm gì?

Cộng đồng Nhân loại phải làm gì để duy trì và bảo vệ di sản quý giá kết tinh từ bao nhiêu ngàn năm qua trong khi đối phó với tham vọng vô bờ của Trung Cộng:

Thứ nhất, cần xác định Chủ nghĩa Quân phiệt, Chủ nghĩa Xã hội, Chủ nghĩa Cộng sản, Chủ nghĩa Phân biệt Chủng tộc đều dẫn tới chiến tranh, xung đột triền miên, nghèo đói bất công nên dứt khoát phải tránh xa.

Thứ hai, Liên Sô tương đương với Hoa Kỳ trên phương diện vũ khí mà thua kém quá xa về kinh tế và công nghệ dân sự nên dễ hụt hơi trong cuộc chạy đua toàn diện. Hơn nữa, đồng minh ý thức hệ của Mạc Tư Khoa là Trung Cộng đang cần đô la và công nghệ dân sự của Mỹ nên không đứng chung chiến tuyến. Hai đánh một không chột cũng què! Hoa Kỳ bây giờ đang rơi vào hoàn cảnh của Liên Sô vào thời Tổng thống Ronald Reagan vì Trung Cộng và Nga tuy không tin tưởng lẫn nhau mà vẫn hợp tác chống Mỹ. Tổng thống Joe Biden quá ngây thơ khi tin rằng Hoa Kỳ sẽ đánh thắng cả hai cường quốc về kinh tế và quân sự nên sừng cồ với Tổng thống Nga, Vladimir Putin!

Thứ ba, các quốc gia Châu Á cho rằng xung đột tại khu vực này do tranh chấp siêu cường nên hãy để Hoa Kỳ và Trung Cộng giải quyết với nhau. Vì thế, họ chi cho quốc phòng quá ít so với 3.6% GDP của Hoa Kỳ. Ngoại trừ Tân Gia Ba có chi phí quốc phòng chiếm một phần tư của ASEAN trong khi Indonesia, Malaysia và Philippines chi 1% GDP cho quốc phòng nên các lực lượng quân sự của họ được trang bị loại vũ khí cũ kỷ và bất khiển dụng. Giai đoạn 1999-2019, chi phí quốc phòng của Đài Loan từ hơn 3% GDP xuống 2% bất chấp căng thẳng qua Eo biển Đài Loan gia tăng. Đài Loan bắt đầu tăng chi phí quốc phòng từ năm 2020, nhưng, chưa đủ sức đối phó với Trung Cộng. Chi tiêu quốc phòng của Nhật chỉ 1% GDP trong khi chi phí quốc phòng của Trung Cộng gấp 5 lần Nhật Bản và 6 lần ASEAN.

Từ lâu Châu Á chỉ dựa vào chiếc dù che quân sự của Hoa Kỳ. Tổng thống Trump đã đánh thức các quốc gia Châu Á buộc họ phải chi tiêu thêm cho quốc phòng. Xu thế này đang giảm từ năm 2021. Châu Á nên thức tỉnh vì Hoa Kỳ đang theo xu hướng ưu tiên lo cho các kế hoạch chi tiêu đồ sộ tại nội địa nên hướng ngoại chỉ là khẩu hiệu ban đầu.

Thứ Tư, ai cũng muốn hoà bình, thân thiện. Nhưng, giấc mơ “đem kiếm rèn lưỡi cày” chưa bao giờ trở thành sự thật. Ngược lại, nhân loại đã biến kiếm thành hoả tiễn nguyên tử!!!

Thứ tư, bảo vệ quốc dân không phải nhiệm vụ của ngoại bang mà do sức mạnh quốc phòng buộc nước ngoài phải cân nhắc trước khi hành động điên rồ.

Ta mạnh, Chúng doạ. Ta yếu, Chúng đánh.

Đại-Dương

Related posts