Sau khi bị triệu tập vì chỉ trích Bắc Kinh, đại sứ Anh vẫn giữ nguyên lập trường

Phụng Minh

Chính quyền Trung Quốc vẫn ảo tưởng rằng có thể chi phối suy nghĩ và lập trường của người khác một cách thô bạo, nhưng đại sứ Anh tại Trung Quốc đã cho họ thấy điều ngược lại.

Đại sứ của Anh tại Trung Quốc nói rằng bà giữ nguyên lập trường về bài viết của mình, mà trong đó bà đã phàn nàn về những hạn chế của Bắc Kinh đối với các phương tiện truyền thông nước ngoài, sau khi bà bị triệu tập bởi bộ ngoại giao Trung Quốc để trả lời về bài viết của mình.

Caroline Wilson cho biết trên tài khoản WeChat chính thức của Đại sứ quán Anh vào tuần trước, rằng truyền thông nước ngoài đang bị xuyên tạc ở Trung Quốc và những lời chỉ trích của họ đối với chính quyền Trung Quốc không có nghĩa là họ ghét Trung Quốc. Bà đã minh họa quan điểm của mình bằng cách đưa ra những ví dụ về việc các phương tiện truyền thông Anh chỉ trích chính phủ Anh.

“Tôi bảo vệ lập trường trong bài viết của mình”, bà nói trên Twitter. “Không nghi ngờ gì nữa, đại sứ sắp mãn nhiệm của Trung Quốc tại Vương quốc Anh giữ vững lập trường trong 170 bài viết mà ông ấy được tự do đăng trên các phương tiện truyền thông chính thống của Anh”, theo SCMP.

Trong bài báo của mình, Wilson nói: “Tôi nghĩ rằng họ [các phương tiện truyền thông nước ngoài tại Trung Quốc] hành động một cách thiện chí và đóng vai trò tích cực như là cơ quan giám sát các hành động của chính phủ, đảm bảo rằng mọi người có thể nhận được thông tin chính xác và bảo vệ những người không có tiếng nói”.

Đoạn video vẫn có thể truy cập được trên WeChat vào thứ Tư (10/3) nhưng đã bị xóa khỏi Weibo, nền tảng giống Twitter của Trung Quốc.

Bộ ngoại giao ở Bắc Kinh mô tả bài viết của bà Wilson là “đầy kiêu ngạo và định kiến ​​về ý thức hệ” và nói rằng bà phàn nàn về những hạn chế đối với truyền thông nước ngoài trong khi “mù quáng có chọn lọc” trước sự đàn áp truyền thông Trung Quốc ở các nước khác, là “hoàn toàn không phù hợp với tư cách của các nhà ngoại giao và các chức năng của các cơ quan ngoại giao”.

“Điều mà chính phủ và người dân Trung Quốc phản đối không bao giờ là truyền thông nước ngoài, mà là hành vi tung tin giả và tấn công ác ý vào Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc và hệ thống của Trung Quốc với lý do ‘tự do báo chí’ và ‘tự do ngôn luận”, Bộ này cho biết, theo lời người đứng đầu bộ phận châu Âu của Bộ.

Bà Wilson nói trong bài viết của mình rằng các nhà báo ở Anh có thể “phỏng vấn các chính trị gia về bất kỳ chủ đề nào và hỏi họ những câu hỏi sắc bén”.

Mặc dù các hãng tin Trung Quốc đã xuất bản một số báo cáo quan trọng, nhưng “không giống như các phương tiện truyền thông nước ngoài, họ chỉ có thể đưa tin phê bình trong những điều kiện được chính phủ cho phép”, bà nói.

Theo SCMP, Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu về số nhà báo bị bỏ tù trong năm thứ hai liên tiếp (năm 2020).

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Anh đã tăng cao trong những tháng gần đây, đáng chú ý nhất là việc London ủng hộ người dân Hồng Kông tìm cách chuyển đến sống tại Anh sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia phiên bản Hồng Kông lên thành phố này vào năm ngoái, cũng như việc Anh chỉ trích Bắc Kinh đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương.

Tranh chấp đã lan truyền trên các phương tiện truyền thông vào tháng trước sau khi Bắc Kinh cấm BBC World News ở Trung Quốc vì nó “gây tổn hại đến đoàn kết dân tộc Trung Quốc”. Động thái này diễn ra một tuần sau khi cơ quan quản lý Ofcom của Anh thu hồi giấy phép của đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CGTN.

Related posts