Mỹ, Anh, Pháp đồng loạt giới thiệu dự luật ngăn ĐCSTQ cưỡng bức mổ cướp nội tạng

Thiện Phong

Trong sáu tháng qua, quốc hội các nước Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã liên tiếp đưa ra các dự luật mới nhằm chống lại hành vi cưỡng bức mổ cướp nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các tù nhân lương tâm, theo Epoch Times.

Anh hành động

Ngày 11/2/2021, “Dự luật Thuốc và Thiết bị Y tế” (Medicines and Medical Devices Bill – MMDB) sửa đổi của Anh đã được thông qua và chính thức trở thành luật. Luật này chống lại tội ác mổ cướp nội tạng sống mà ĐCSTQ hậu thuẫn. Cụ thể, MMDB đảm bảo rằng các mô, cơ quan và tế bào của con người được nhập khẩu từ nước ngoài (có thể bị thu hoạch cưỡng bức từ các tù nhân lương tâm) không cho phép xâm nhập vào cộng đồng y tế Anh.

Vào tháng 3 năm 2020, Tòa án nhân dân độc lập ở London, Vương quốc Anh (China Tribunal, còn được gọi là Tòa án Trung Quốc) ở London, sau khi xem xét chi tiết lời khai của các nhân chứng, đã đưa ra phán quyết bằng văn bản: ĐCSTQ đã phạm “tội ác chống lại loài người” đối với các nhóm người tu luyện Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Mỹ tiếp bước

Vào 9/3/2021, các Thượng nghị sĩ và Dân biểu Hoa Kỳ đã giới thiệu “Dự luật chống lại việc đàn áp cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống”. Dự luật này đã từng được đề xuất vào tháng 12 năm 2020.

Dự luật có năm tầng ý nghĩa quan trọng

1. Cho phép chính phủ Hoa Kỳ từ chối hoặc thu hồi hộ chiếu của những người mua bán nội tạng bất hợp pháp.

2. Yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ ban hành các báo cáo hàng năm về tình trạng cưỡng bức mổ cướp nội tạng ở nước ngoài. Báo cáo sẽ xác định những cá nhân và tổ chức phải chịu trách nhiệm về việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng.

3.Yêu cầu chính phủ cung cấp báo cáo hàng năm về tình trạng của “các cơ sở đào tạo bác sĩ phẫu thuật cấy ghép nội tạng ở  Mỹ, và các cơ sở nước ngoài liên quan đến cưỡng bức thu hoạch nội tạng người”.

4. Không được xuất khẩu thiết bị phẫu thuật ghép tạng cho các đối tượng tham gia cưỡng bức thu hoạch nội tạng người.

5. Áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức và tổ chức nước ngoài tham gia hoặc hỗ trợ cưỡng bức thu hoạch nội tạng người.

Pháp đồng hành

Vào 15/9/2020, hơn 60 thành viên của Quốc hội Pháp đã cùng nhau đề xuất một dự luật  để chống lại hoạt động cấy ghép, mổ cướp và buôn bán nội tạng người của ĐCSTQ.

Đề xuất này đã được đệ trình lên Quốc hội Pháp và được đánh số “3316”.

Đề xuất số 3316 nêu rõ rằng các nguồn cung cấp nội tạng bất hợp pháp chủ yếu từ các học viên Pháp Luân Công bị bức hại bởi ĐCSTQ.

Nội dung đề xuất như sau: Để “đảm bảo đạo đức hiến tạng”, các quy định về y tế công cộng của Pháp cần được sửa đổi, để giám sát các cá nhân, cơ sở y tế hoặc các nghiên cứu của Pháp trong việc hợp tác với các nước bên ngoài EU  phải tuân thủ đạo đức của việc cấy ghép nội tạng, để không trở thành một băng nhóm tội ác.

Tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng người của ĐCSTQ đã bị phanh phui vào năm 2006. Kể từ đó, rất nhiều báo cáo điều tra quốc tế đã cáo buộc rằng ĐCSTQ đã cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm như các học viên Pháp Luân Công.

Học viên Pháp Luân Công là đối tượng chính của nạn mổ cướp nội tạng

Vào 22/6/2016, một báo cáo điều tra có tên “Thu hoạch đẫm máu: cập nhật” (The Slaughter: An Update) chỉ ra các hành vi cưỡng bức mổ cướp nội tạng người của ĐCSTQ đã chính thức được công chiếu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở Washington. DC. Mỹ.

Ba đồng tác giả của báo cáo; gồm cựu Quốc vụ khanh kiêm nghị sĩ quốc hội liên bang Canada David Kilgour, phóng viên điều tra kỳ cựu của Hoa Kỳ Ethan Gutmann và luật sư nhân quyền người Canada David Matas; cho biết rằng trong 15 năm qua (tính tới thời điểm báo cáo), ở Trung Quốc, ước tính có hơn 1,5 triệu ca cấy ghép nội tạng đã được thực hiện, nguồn nội tạng này chủ yếu là mổ cướp từ các học viên Pháp Luân Công.

Trong hơn một thập kỷ qua, nhiều quốc gia đã cùng thông qua luật chống lại và ngăn chặn các hoạt động cưỡng bức mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công và các nhóm dân tộc thiểu số ở Trung Quốc.

Nhiều nước có luật chống cấy ghép và buôn bán nội tạng trái phép

Năm 2010, Tây Ban Nha đã thông qua dự luật mới, cấm công dân của mình đến Trung Quốc để cấy ghép nội tạng, và tất cả những ai liên quan, cung cấp, quảng bá, cho các tổ chức cấy ghép trái phép và mổ cướp nội tạng sẽ phải đối mặt với mức án từ 3 đến 12 năm tù.

Vào tháng 4 năm 2012, Chính phủ Israel đã ban hành luật cấm người Israel ra nước ngoài cấy ghép nội tạng không rõ nguồn gốc (thường được gọi là du lịch cấy ghép nội tạng), và cấm các công ty bảo hiểm trả tiền cho công dân Israel cấy ghép nội tạng ở nước ngoài.

Vào 12/6/2015, Hội động lập pháp Đài Loan đã thông qua lần đọc thứ ba của bản sửa đổi Quy định về Cấy ghép bộ phận cơ thể người, tuyên bố rằng bất kể công dân nào chấp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cấy ghép nội tạng trong nước hay nước ngoài, họ phải thực hiện theo hình thức “hiến tặng miễn phí”. Người vi phạm sẽ phải đối mặt mức án tối đa 5 năm tù giam và phạt 1,5 triệu Đài tệ. Nếu bác sĩ có liên quan đến việc này sẽ lập tức bị thu hồi giấy phép.

Vào năm 2017, Quốc hội Na Uy đã thông qua một sửa đổi đối với “Đạo luật Cấy ghép Nội tạng”. Bản sửa đổi đã được Bộ Y tế Na Uy trình lên quốc hội theo “Công ước của Hội đồng Châu Âu về chống buôn bán bộ phận cơ thể người” vào đầu tháng 4/2017. Dự luật đã được quốc hội nhất trí thông qua vào 16/6/2017 và bắt đầu được thực hiện vào 1/7/2017.

Vào 30/4/2019, “Đạo luật S-240” nhằm chống thu hoạch cưỡng bức và buôn bán trái phép nội tạng người đã giành được sự ủng hộ của tất cả các bên trong Quốc hội Canada. Sau khi xem xét lần thứ ba, toàn thể Quốc hội đã thông qua dự luật.

Related posts