Thiện Phong
Hơn thế nữa, cứ vài năm Trung Quốc lại tẩy chay hàng ngoại một lần, mỗi lần một quốc gia…
Nhiều thương hiệu thời trang nước ngoài nổi tiếng như H&M, Adidas, Nike… đã vấp phải làn sóng tẩy chay dữ dội ở Trung Quốc. Theo phân tích, từ một bài viết trên trang Epoch Times, làn sóng tẩy chay hàng ngoại lần này, chính là do tổ chức chính quyền Trung Quốc kích động.
Nó xảy ra đúng thời điểm mà các cuộc đàm phán giữa Mỹ – Trung diễn ra ở Alaska tan vỡ. Sau khi Mỹ hợp lực với Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và Canada để áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bốn quan chức ĐCSTQ và một thực thể liên quan đến việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Vào thứ Tư (24/3), tài khoản Weibo chính thức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích tuyên bố của H&M về việc không thu mua bông Tân Cương vào năm ngoái, nói rằng H&M “vừa tung tin tẩy chay bông Tân Cương, vừa muốn kiếm tiền ở Trung Quốc?” Chỉ trích này đã thu hút sự ủng hộ một chiều từ hơn 400.000 cư dân mạng Trung Quốc, họ còn dùng những lời như “cút đi” và “đúng là đồ ăn cháo đá bát” tràn ngập trên mạng.
Ngay sau đó, các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc như JD.com đã dẫn đầu trong việc loại bỏ các sản phẩm và cửa hàng của H&M, đồng thời kích động các nền tảng khác như Taobao và Tmall làm theo. Làn sóng tẩy chay này sau đó còn lan sang các thương hiệu khác, cùng với việc một loạt các ngôi sao trong giới giải trí cũng hùa theo mà cắt hợp đồng quảng cáo với các thương hiệu này.
Cứ vài năm một lần ở Trung Quốc lại diễn ra các hoạt động tẩy chay hàng ngoại. Ví dụ: Tẩy chay hàng hóa Nhật Bản vào năm 2005, tẩy chay hàng hóa Pháp năm 2008 do rước đuốc Olympic Bắc Kinh; Năm 2012 tẩy chay hàng hóa Nhật Bản do phản đối quần đảo Điếu Ngư của Nhật Bản; Và năm 2017, hàng hóa của Hàn Quốc cũng bị tẩy chay do triển khai hệ thống chống tên lửa THAAD của Mỹ. Tất cả những việc làm trên đều là do ĐCSTQ kích động người dân.
Vào năm 2021 này, các lệnh trừng phạt của nhiều quốc gia đối với các quan chức và công ty có liên quan đến ĐCSTQ ở Tân Cương đã gây ra sự phản kháng ở Trung Quốc. Các thương hiệu bị tẩy chay lần này đến từ ít nhất 5 quốc gia – Thụy Điển, Tây Ban Nha, Mỹ, Đức và Nhật Bản, đây cũng là những quốc gia bị Trung Quốc tẩy chay nhiều nhất trong quá khứ.
ĐCSTQ cứ không hài lòng với lệnh trừng phạt của nước ngoài, lại chuyển hướng kích động người dân trong nước
Trước sự gia tăng các cuộc tẩy chay ở Trung Quốc, một nhà kinh tế không muốn nêu tên, đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng, đây là tiền đề ngày một xấu đi trong quan hệ Trung-Mỹ.
Ông tin rằng loại yếu tố chính trị hỗn hợp và cảm xúc phản kháng, “giống như tính khí nóng nảy của một đứa trẻ, thiếu tầm nhìn chiến lược”, giống như một ngọn lửa non nớt và sẽ không kéo dài.
Thực ra các biện pháp trừng phạt đối với bông ở Tân Cương, là bắt nguồn từ chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump, mục đích là nhắm vào các vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Theo một số lượng lớn các báo cáo chính thức và không chính thức, ĐCSTQ đã tăng cường đàn áp các dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương trong những năm gần đây, bao gồm: Giam giữ trái phép khoảng 1 triệu người quy mô lớn, cải tạo bắt buộc, đàn áp tôn giáo, cưỡng bức phụ nữ triệt sản và cưỡng bức lao động.
Vào tháng 7 năm ngoái, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 4 quan chức đương nhiệm và các cựu quan chức ĐCSTQ ở Tân Cương, với lý do họ “vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của các dân tộc thiểu số ở Tân Cương”.
Vào tháng 12 năm ngoái, Mỹ đã chính công bố các biện pháp trừng phạt đối với bông và các sản phẩm bông xuất khẩu bởi “Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương” của ĐCSTQ. Binh đoàn này là một tổ chức kinh tế và bán quân sự trực thuộc ĐCSTQ.
Vào tháng 1 năm nay, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã cấm hoàn toàn việc nhập khẩu bông và cà chua được sản xuất ở Tân Cương vì sợ rằng chúng được sản xuất bởi lao động bị cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ đang bị ĐCSTQ giam giữ. Theo luật, chính quyền Tổng thống Donald Trump, xác định rằng ĐCSTQ phạm “tội ác diệt chủng và chống lại loài người”, vì đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Vào tháng 2, Quốc hội Canada và Hà Lan lần lượt thông qua các động thái, khẳng định hành động của chính quyền Trung Quốc ở Tân Cương là “hành động diệt chủng”.
Vào tháng 3, Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh đã công bố lệnh đóng băng tài sản và cấm đi lại đối với các quan chức ĐCSTQ đã vi phạm nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương và một công ty ở Tân Cương.
Cho đến nay, Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc và New Zealand, đã đưa ra các tuyên bố trừng phạt hoặc lên án các quan chức và thực thể của ĐCSTQ.
Để đáp trả lại, ĐCSTQ cũng chính thức công bố các biện pháp chống lại như, trừng phạt 10 thành viên của Nghị viện châu Âu và các học giả.
ĐCSTQ ‘đánh lận con đen’
Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc đã trả lời Đài tiếng nói Hoa Kỳ bằng văn bản hôm thứ Năm tuần trước (25/3), rằng: “Nói chung, khi chính trị hóa kinh doanh tiếp tục gia tăng, ngày càng nhiều công ty châu Âu đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một mặt dư luận châu Âu yêu cầu các công ty phải thể hiện rõ ràng các nguyên tắc về trách nhiệm xã hội. Nhưng mặt khác, nếu [các công ty] thể hiện trách nhiệm và đảm bảo rằng chuỗi cung ứng không bị chỉ trích, họ sẽ bị coi là có thái độ chống Trung Quốc (chống ĐCSTQ) và họ sẽ nhận được phản ứng dữ dội từ Người Trung Quốc”.
Các quan chức ĐCSTQ và thậm chí một số nhóm doanh nghiệp nước ngoài, vẫn còn đang nhầm lẫn ĐCSTQ với người dân Trung Quốc, họ nghĩ rằng bất cứ ai muốn ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm, tương đương với việc chống lại toàn bộ người dân Trung Quốc.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, Hoa Xuân Oánh, đã nói trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm 25/3 rằng, người nước ngoài không được phép “ăn cơm Trung Quốc rồi đập vỡ bát của Trung Quốc”. Đồng thời, bà còn mô tả việc tẩy chay các công ty nước ngoài do ĐCSTQ tổ chức là “người dân Trung Quốc được tự do bày tỏ quan điểm và bày tỏ cảm xúc của mình”.
Dương Khiết Trì, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Văn phòng Ủy ban Đối ngoại của ĐCSTQ, cũng bày tỏ quan điểm tương tự trong cuộc gặp Mỹ – Trung ở Alaska vào tuần trước. Ông nói: “Đại đa số các công ty Mỹ ở Trung Quốc nói rằng môi trường kinh doanh ở Trung Quốc rất tốt và không ai bị ép buộc. Họ nhìn thấy lợi nhuận tồn tại ở Trung Quốc và họ nhìn thấy những cơ hội to lớn ở Trung Quốc. Đây là lý do họ ở lại Trung Quốc”.
Các công ty nước ngoài bị tẩy chay nói gì?
Cư dân mạng Trung Quốc đã nhắm mục tiêu vào Tổ chức Quốc tế Thúc đẩy Sản xuất bông bền vững (BCI). Tổ chức này đã tuyên bố vào tháng 10 năm ngoái rằng việc tiến hành thẩm định đáng tin cậy ngày càng trở nên khó khăn do các vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, ngoài ra tổ chức này đã đình chỉ việc cấp giấy chứng nhận nguyên liệu bông cho niên vụ 2020-2021 đối với bông ở Tân Cương.
Các sản phẩm và nguyên liệu đã đạt chứng chỉ BCI phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về bảo vệ môi trường và bảo vệ quyền lợi người lao động. Các thành viên của BCI còn có Nike, Adidas, H&M và Hệ thống bán lẻ nhanh (Fast Retailing) của Nhật Bản.
Sau đây là thông tin chi tiết về hoạt động của một số công ty thời trang nước ngoài tại Trung Quốc do Reuters đưa tin.
Inditex (công ty sản xuất quần áo đa quốc gia có trụ sở tại thành phố Arteixo, Tây Ban Nha)
Theo báo cáo thường niên của công ty Tây Ban Nha Inditex, công ty có 337 cửa hàng ở Trung Quốc, 141 trong số đó là của thương hiệu hàng đầu Zara, đã mở cửa hàng lớn nhất ở châu Á tại khu phố Vương Phủ Tỉnh của Bắc Kinh vào tháng 10 năm ngoái.
Theo trang web của mình, công ty mua hàng từ 477 nhà cung cấp và quản lý 2.318 nhà máy ở Trung Quốc. Công ty cho biết đến năm 2025, 100% bông của họ sẽ là hữu cơ, có thể tái chế và được mua thông qua BCI.
H&M (một công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển)
Công ty Thụy Điển H&M có 505 cửa hàng ở Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường lớn thứ tư của H&M, với doanh thu 9,75 tỷ SEK trong 12 tháng kết thúc vào tháng 11 năm 2020.
Theo trang web của H&M, Trung Quốc và Bangladesh là thị trường sản xuất hàng may mặc lớn nhất của H&M. Theo dữ liệu trên trang web của mình, nhà bán lẻ này sở hữu hoặc có hợp đồng với hơn 1.300 nhà máy ở Trung Quốc.
H&M đã tuyên bố rằng sau khi BCI ngừng thu mua bông ở Tân Cương vào tháng 10/2020, bông của họ sẽ không còn được mua từ Tân Cương.
Vào thứ Năm, H&M đã rút lại tuyên bố sớm nhất gây ra cuộc tẩy chay.
Nike (một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng giày dép, quần áo, phụ kiện, trang thiết bị và dịch vụ liên quan đến thể thao)
Công ty Nike cho biết trong báo cáo tài chính của mình rằng, trong quý đầu tiên kết thúc vào tháng Hai, doanh thu tại Trung Quốc đã tăng 51%, với tổng doanh thu đạt 2,28 tỷ USD.
Một tuyên bố trên trang web của Nike nói rằng họ sẽ không tìm nguồn bông từ Tân Cương, nhưng “việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu là một vấn đề đang được quan tâm”.
Adidas (một thương hiệu chuyên sản xuất các sản phẩm thời trang, thiết bị, dụng cụ thể thao đến từ Đức)
Công ty Adidas của Đức cho biết trong báo cáo thường niên năm 2020 rằng doanh thu ròng của công ty ở Trung Quốc (không bao gồm Reebok) là 4,3 tỷ euro và tổng doanh thu là 18,4 tỷ euro.
Theo báo cáo hàng năm, 15% giày dép, 20% quần áo và 36% phụ kiện và thiết bị như bóng và túi của Adidas được sản xuất tại Trung Quốc.
Trong Báo cáo Tác động Xã hội năm 2020, công ty tuyên bố rằng họ đã kêu gọi các nhà cung cấp ngừng mua sợi bông từ Tân Cương, đồng thời ủng hộ quyết định cắt đứt quan hệ với Tân Cương của BCI, đồng thời tuyên bố rằng tập đoàn BCI này sẽ là nguồn bán bông chính cho họ.
Fast Retailing (một công ty cổ phần bán lẻ của Nhật Bản)
Fast Retailing có khoảng 800 cửa hàng Uniqlo ở Trung Quốc, tương đương với số lượng cửa hàng tại thị trường quê hương Nhật Bản của họ. Công ty cho biết trong quý 4/2020, lợi nhuận của họ tại Trung Quốc đã tăng lên đáng kể.
Trong năm tài chính kết thúc vào 31/8/2020, doanh thu của công ty tại Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan là 455,9 tỷ yên (4,1 tỷ USD), chiếm 22% tổng doanh thu.
Trang web Fast Retailing cho biết, hơn một nửa số nhà máy sản xuất vải và xưởng may của hãng được đặt tại Trung Quốc.
Fast Retailing tuyên bố rằng không có sản phẩm Uniqlo nào được sản xuất ở Tân Cương, cũng như các đối tác sản xuất không được phụ thuộc vào các nhà máy sản xuất vải địa phương hoặc nhà máy kéo sợi ở Tân Cương.
MUJI (thương hiệu bán lẻ của Nhật Bản bày bán sản phẩm gia dụng và đồ dùng gia đình)
Muji có tổng cộng 975 cửa hàng trên toàn thế giới, trong đó có 275 cửa hàng ở Trung Quốc.
Công ty cho biết trong một tuyên bố với Reuters rằng, họ lo ngại đối với các báo cáo về lao động bị cưỡng bức và phân biệt đối xử ở Tân Cương.
Gần đây, họ đã tiến hành thẩm định đối với nhà máy Tân Cương, và chuỗi cung ứng của họ không liên quan trực tiếp đến nhà máy Tân Cương. Đồng thời, họ cũng ủy nhiệm một nhóm kiểm toán độc lập để tiến hành kiểm tra tại chỗ.