Phụng Minh
Thủ tướng Đức Angela Merkel gần đây đã có một cử chỉ hiếm hoi khi bà xin lỗi vì đã đề xuất đóng cửa giới nghiêm trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ Phục sinh. Bà đã thay đổi lập trường của mình chỉ 33 giờ sau khi thông báo về việc đóng cửa. Thủ tướng đã bị chỉ trích dữ dội vì đề xuất này, vốn có thể buộc các nhà thờ phải đóng cửa trong một trong những thời kỳ quan trọng nhất đối với những người theo đạo Cơ đốc.
Các hiệp hội doanh nghiệp đã bày tỏ sự thất vọng trước đề xuất này, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức cảnh báo rằng động thái này sẽ buộc các nhà máy phải tạm dừng hoạt động. Chỉ những cửa hàng thiết yếu như cửa hàng tạp hóa mới được phép mở cửa trong thời gian ngắn vào Thứ Bảy Tuần Thánh – một sự kiện mà một số người lo ngại sẽ dẫn đến các cuộc tụ tập đông người và các sự kiện “siêu lan rộng”.
“Hoàn toàn rõ ràng, sai lầm này hoàn toàn là của tôi vì tôi là người chịu trách nhiệm cuối cùng… Tôi vô cùng hối hận về điều này và cầu xin tất cả công dân tha thứ”, bà Merkel nói trong một tuyên bố.
Khi rút lệnh đóng vửa trong ngày Lễ Phục sinh, Đức vẫn sẽ tiếp tục chịu những hạn chế ít nghiêm ngặt hơn đã được gia hạn có hiệu lực cho đến ngày 18/4. Nước này cũng đang xem xét áp đặt các hạn chế đi lại đối với các điểm đến nước ngoài.
Lời xin lỗi của bà Merkel được đưa ra trong bối cảnh đảng của bà, Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), đang hứng chịu sự tức giận của công chúng do chính phủ không thể kiềm chế đại dịch. Một cuộc thăm dò trung bình do Bloomberg tiến hành cho thấy CDU đang có tỷ lệ ủng hộ nhiều hơn đảng đối thủ thứ hai là Greens với chỉ là 8%. Một số đảng viên lo sợ rằng họ có thể mất quyền lực trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 9 sắp tới. Các thành viên của phe đối lập đã kêu gọi một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, nhưng bà Merkel đã từ chối.
Theo cảnh báo từ Lothar Wieler, người đứng đầu Viện Robert Koch về các bệnh truyền nhiễm (RKI) của Đức, đợt lây nhiễm thứ ba có thể tồi tệ hơn hai đợt đầu tiên. Wieler cho biết nếu không thực hiện đủ các biện pháp phòng ngừa, số ca nhiễm mới hàng ngày có thể tăng lên 100.000 ca, vào thời điểm đó đất nước sẽ không thể chăm sóc bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn.
Tiêm chủng của Đức cũng gặp nhiều thách thức. Trong khi Vương quốc Anh đã tiêm vắc-xin cho 48% dân số, con số này ở Đức là 15%. Một nguyên nhân được cho là do thiếu nguồn cung cấp vắc-xin.
Tiến sĩ Joachim Wunderlich, một bác sĩ tim mạch đã giúp đỡ nhân viên một trung tâm tiêm chủng ở Berlin, chỉ ra rằng một vấn đề lớn khác là quy trình quan liêu và thủ tục giấy tờ liên quan đến việc tiêm chủng, mà theo ông là “điên rồ” và “không thể tin được”.
“Bạn không thể mong đợi một người trên 80 tuổi điền vào 10 trang và vô số mẫu đơn đồng ý và yêu cầu họ gọi đến đường dây nóng để đặt lịch hẹn… Và sau đó họ có nguy cơ bị từ chối vì quên một số biểu mẫu ở nhà… Tôi biết bệnh nhân của mình, tôi biết những lo lắng của họ và những tình trạng sẵn có của họ”.
“… Đại dịch đã đủ đáng sợ, luật quan liêu và bảo vệ dữ liệu không nên làm cho nó tồi tệ hơn nữa”, ông Wunderlich nói với CBS.