Vì sao ĐCSTQ lại sợ hãi một Hồng Kông bé nhỏ?

Vũ Dương

Biển người biểu tình Hồng Kông “rẽ sóng” cho xe cứu thương, khung cảnh tráng lệ này được truyền thông nước ngoài ví như truyền thuyết về Thánh Mô-sê rẽ nước Biển Đỏ phiên bản Hồng Kông (ảnh chụp màn hình Youtube Chân Dung Sự Thật).

So với Đại lục rộng lớn có hơn một tỷ dân, Hông Kông trở nên rất bé nhỏ. Hòn đảo chỉ có diện tích hơn 1000 km2, và chưa tới 8 triệu dân. Tuy nhiên hòn đảo này lại đã và đang khiến Đảng Cộng sản (ĐCSTQ) khiếp sợ, điều gì khiến thế lực đang thống trị Đại lục rời vào trạng thái này. Bài viết trên Vision Times của tác giả Vương Mận dưới đây là một lý giải.

Từ sau phong trào “Phản đối Luật dẫn độ” năm 2019, ĐCSTQ đã vắt kiệt trí óc đẩy nhanh tiến trình “một quốc gia” ở Hồng Kông. Trong tuyên truyền rợp trời dậy đất của hết thảy cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, có vài lời luôn được lặp đi lặp lại, rằng: Hồng Kông đang bị các thế lực ngoại bang thao túng, lợi dụng; các phần tử phản động Hồng Kông muốn chia rẽ đất nước; và rằng vụ việc đã chạm đến giới hạn cuối cùng, cản trở việc thống nhất đất nước của chính quyền trung ương, vậy nên chính phủ trung ương bắt buộc phải ra tay.

Tuy nhiên, nhiều người không khỏi thắc mắc rằng Hồng Kông chỉ là vùng đất nhỏ bé với vỏn vẹn 7,5 triệu dân, so với đất nước rộng lớn với 1,4 tỷ dân thì Hồng Kông thật sự không đáng để nhắc đến, dẫu có huyên náo mấy ngày cũng không đáng để ĐCSTQ dấy động binh đao như vậy. Vậy rốt cuộc điều gì đã khiến ĐCSTQ sợ hãi Hồng Kông đến thế?

Điều đầu tiên cần được làm rõ là phong trào dân chủ Hồng Kông có hay không có cái gọi là thế lực nước ngoài. Các nhà chức trách Bắc Kinh đến nay vẫn chưa đưa ra bất kỳ bằng chứng nào xác nhận thế lực nước ngoài thao túng phong trào phản đối “Luật dẫn độ” ở Hồng Kông.

Mới đây, ông Hanscom Smith, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Hồng Kông, trong một bài viết đã chỉ ra rằng thay vì lắng nghe các yêu cầu của người dân Hồng Kông, ĐCSTQ đã đáp lại bằng quả đấm sắt, ví như cưỡng chế thực thi “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, thúc đẩy “những người yêu nước cai trị Hồng Kông”, càng sử dụng các thủ đoạn tuyên truyền chính trị nhất quán của nó để bêu xấu người Hồng Kông, đổ lỗi cho các thế lực nước ngoài; Đồng thời sử dụng các thuyết âm mưu để trốn tránh trách nhiệm, phớt lờ yêu cầu của hàng triệu người Hồng Kông vốn được biểu đạt bằng phương thức hòa bình.

Sau phong trào “Phản đối Luật dẫn độ”, ĐCSTQ đã áp đặt Luật An ninh Quốc gia ở Hồng Kông, ráo riết bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ, thúc đẩy “những người yêu nước cai trị Hồng Kông”, sửa đổi sách giáo khoa tiểu học, trung học, gần đây lại soán cả hệ thống bầu cử dân chủ của Hồng Kông. Những động thái lớn này phản ánh phần nào nỗi lo sợ của ĐCSTQ đối với Hồng Kông, vậy sự sợ hãi của ĐCSTQ rốt cuộc bắt nguồn từ đâu?

Dưới đây là một phân tích từ góc nhìn đạo đức và giá trị quan của tác giả Lý Tử Nhậm trên Vision Times, phần nào lý giải nỗi lo sợ của ĐCSTQ:

Trước hết, người dân Hồng Kông rất lý trí, trong khi ĐCSTQ lại rất không thích những công dân có lý trí, bởi người như vậy không dễ thao túng.

Hồng Kông, dưới sự cai trị hơn 150 năm của Anh, đã là một xã hội hấp thụ nhiều điều từ nền văn minh phương Tây. Người dân Hồng Kông thừa nhận các giá trị phổ quát của phương Tây, và họ cũng được hưởng sự thịnh vượng và phồn vinh do những giá trị này mang lại như nhân quyền, pháp quyền và tự do. Là một xã hội tự do, Hồng Kông đều có thể ôm giữ thái độ bao dung với những tiếng nói và quan điểm khác nhau.

Khi xảy ra một sự việc gây tranh cãi trong xã hội, các nhân sĩ ôm giữ ý kiến ​​khác nhau đều có thể lên tiếng. Đài phát thanh, đài truyền hình cũng sẽ mời cả nhân sĩ hai bên chính phản cùng thảo luận, tranh luận một cách công khai, phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự việc từ nhiều góc độ. Điều này thiết lập nền tảng cho lối tư duy một cách lý tính. Do vậy Hồng Kông không dễ bị đội quân dư luận viên của ĐCSTQ kích động, và càng sẽ không có chuyện người dân Hồng Kông tẩy chay hàng ngoại vì sự cố bông Tân Cương như ở Trung Quốc đại lục.

Người dân Hồng Kông cũng sẽ không phục tùng chính phủ một cách mù quáng, thay vào đó, họ tin rằng chính phủ và các quan chức công quyền có trách nhiệm làm tốt công việc của họ. Nhiệm vụ của họ là phục vụ công chúng, chưa kể là “họ được trả công xứng đáng”.

Năm ngoái, Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã hợp tác với Bắc Kinh cho phép các nhân viên y tế đến từ Trung Quốc thực hiện lấy mẫu xét nghiệm toàn dân. Cách làm của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã vấp phải sự chỉ trích của mọi tầng lớp xã hội. Cộng đồng y tế Hồng Kông đã đặt câu hỏi về trình độ chuyên môn của các nhân viên y tế đến từ Trung Quốc. Người dân Hồng Kông lo lắng về tính riêng tư của dữ liệu DNA và chất lượng của thuốc thử. Giới nhân sĩ bên phe Dân chủ Hồng Kông đã lên tiếng thảo luận về sự cần thiết của việc lấy mẫu xét nghiệm toàn dân.

Cuối cùng, mặc dù chính quyền của bà Lâm gia sức vận động, nhưng cuối cùng tổng số người tham gia lấy mẫu xét nghiệm chưa đến 1/4 dân số Hồng Kông. Loại tư duy độc lập và khả năng phán đoán một cách lý tính của người dân Hồng Kông đã khiến ĐCSTQ rất đau đầu, khiến thế lực độc tài muốn “quản cả trời, quản cả đất, quản đến cả hình thái ý thức của con người” cảm thấy khủng hoảng.

Ngoài ra, tinh thần tương thân tương ái của người dân Hồng Kông trong phong trào phản đối “Luật dẫn độ” năm 2019 cũng khiến ĐCSTQ phập phồng lo sợ. Tinh thần tương thân tương ái này được thể hiện trên mọi phương diện, chẳng hạn trong phong trào có rất nhiều nhân viên cứu thương tình nguyện mua vật tư y tế cứu giúp người bị thương; các luật sư tình nguyện giúp bào chữa và xin tại ngoại cho những người biểu tình bị bắt; người dân tích cực quyên góp quỹ viện trợ nhân đạo để hỗ trợ những người biểu tình; mỗi lần hoạt động đều có các cá nhân hoặc nhà ăn cung cấp thức ăn và nước uống miễn phí cho người biểu tình, v.v.

Còn có những sự kiện khiến cả thế giới chấn động. Ví dụ, biển người biểu tình Hồng Kông “rẽ sóng” cho xe cứu thương, khung cảnh tráng lệ này được truyền thông nước ngoài ví như truyền thuyết về Thánh Mô-sê rẽ nước Biển Đỏ phiên bản Hồng Kông. Còn có Chiến dịch Dynamo, hay còn gọi là Di tản Dunkirk phiên bản Hồng Kông, khi những người biểu tình bị mắc kẹt ở Đại Dữ Sơn, một số lượng lớn người dân Hồng Kông đã lái ô tô riêng để đưa họ về nhà, hàng xe kéo dài hơn 10 cây số…

Loại lý tính và thiện lương phát từ nội tâm này kết tụ lại với nhau trở thành một sức mạnh khổng lồ không gì sánh nổi, hoàn toàn phá vỡ những lời dối trá của ĐCSTQ, chống lại sự đàn áp của cái chính quyền lưu mạnh, thử hỏi ĐCSTQ có thể không sợ hãi sao?

Kỳ thực, những phẩm chất tuyệt vời này người dân Trung Quốc cũng có, chỉ là trong hơn 70 năm cai trị của ĐCSTQ, thông qua các loại quá trình tẩy não và cải tạo một cách có hệ thống đã khiến 1,4 tỷ người mất đi tiêu chuẩn đạo đức của mình. Người dân Hồng Kông, cùng là con cháu Trung Hoa, những người không chịu độc hại bởi văn hóa của ĐCSTQ, đã triển hiện ra những điều này với cả thế giới. Nếu người dân Trung Quốc có thể suy ngẫm về điều này, thì việc thoát khỏi gông xiềng chỉ còn là vấn đề thời gian.

Related posts