Theo Vision Times, kể từ tháng 3, hơn 200 tàu Trung Quốc đã tập trung tại Đá Ba Đầu, một hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông, gây ra căng thẳng về ngoại giao giữa các nước. Bắc Kinh từng mượn có cho tàu tránh trú thời tiết xấu để chiếm Đá Vành Khăn. Liệu thế giới có thể chính quyền Trung Quốc “bổn cũ soạn lại”?
Các nhà ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng các tàu cá của họ đang trú ẩn khi biển động. Tuy nhiên, sau khi thời tiết cải thiện, những cái gọi là “tàu đánh cá” này vẫn ở lại khu vực này.
Vào ngày 25/3, sau khi Philippines phản đối ngoại giao nhiều lần không được hồi đáp, quân đội Philippines đã ra lệnh triển khai thêm tàu chiến ở Biển Đông trong nhiệm vụ “tuần tra chủ quyền”.
Các chuyên gia và nhà báo điều tra nghi ngờ rằng các tàu dân sự Trung Quốc, bao gồm cả tàu đánh cá, thường có quan hệ với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, cung cấp cho Bắc Kinh một “lực lượng dân quân hàng hải”.
Harry Roque, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, cho biết tổng thống “rất lo lắng” và “bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ lo ngại về số lượng tàu này”. Ông cũng cho biết, trong cuộc gặp với Đại sứ Trung Quốc Huang Xilian, Tổng thống Duterte đã nhắc lại phán quyết năm 2016 của tòa án quốc tế về tranh chấp chủ quyền giữa hai nước ở Biển Đông.
Ngang ngược kiểu ĐCSTQ
Bắc Kinh từ lâu đã tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn các vùng biển ở Biển Đông. Nhưng vào năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye đã ra phán quyết rằng Trung Quốc không có “quyền lịch sử” đối với vùng biển chiến lược.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cho biết họ không công nhận phán quyết và đã xây dựng các đảo nhân tạo có trang bị radar, bệ phóng tên lửa và nhà chứa máy bay chiến đấu trong vùng biển tranh chấp.
Theo những hình ảnh vệ tinh mới nhất được chụp bởi Maxar Technologies, một công ty công nghệ vũ trụ của Mỹ, “hòn đảo” lớn thứ hai trong quần đảo Trường Sa, thuộc Bãi đá ngầm Subi, mà Trung Quốc đã bồi đắp thành đảo nhân tạo, gần đây đã tiếp tục dự án “cải tạo đất”.
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 24/3, cựu thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio, một trong những cố vấn pháp lý đảm bảo chiến thắng của Philippines trước Trung Quốc tại tòa án quốc tế ở The Hague, cho biết ông “đặc biệt lo lắng” về việc chính quyền Trung Quốc cho hàng trăm tàu dân quân neo đậu tại Đá Ba Đầu, vì họ từng sử dụng cách tương tự để chiếm Đá Vành Khăn vào năm 1995.
Thế giới không khoanh tay đứng nhìn
Anh, Pháp và Đức đã tuyên bố gửi tàu đến Biển Đông để thực hiện quyền “ tự do hàng hải”.
Ngày 2/3, các quan chức chính phủ Đức cho biết một trong những khinh hạm của nước này sẽ lên đường tới châu Á vào tháng 8 và sẽ đi qua khu vực tranh chấp trên Biển Đông trong hành trình quay trở lại, trở thành tàu chiến đầu tiên của Đức đi qua Biển Đông kể từ năm 2002.
Vào ngày 8/2, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cũng thông báo rằng tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân SNA Suffren của nước này đang hoạt động trên Biển Đông và các vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương khác.
Một tàu hải quân của Canada cũng đã đi qua eo biển Đài Loan vào tháng Giêng năm nay, cùng với các lực lượng hàng hải của Australia, Nhật Bản và Mỹ đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở vùng biển gần đó.
Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo tại Hạ viện rằng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sẽ có chuyến hành trình trên vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương vào cuối năm nay.
Vào Chủ nhật, ngày 4/4, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzan đã đưa ra một tuyên bố, “Sự hiện diện liên tục của các lực lượng dân quân hàng hải Trung Quốc trong khu vực cho thấy ý định của họ nhằm chiếm thêm [các khu vực] ở Biển Tây Philippines [tên gọi của Philippines cho Biển Đông ]”.
Philippines đã nhiều lần kêu gọi các tàu Trung Quốc rời Đá Ba Đầu. Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã phản ứng bằng cách nói rằng việc các tàu Trung Quốc đánh cá trong khu vực và trú ẩn gần bãi đá ngầm là “hoàn toàn bình thường” trong điều kiện biển động. Ông nói thêm: “Không ai có quyền đưa ra những nhận xét không cần thiết về những hoạt động như vậy”.
Tính đến ngày 4, 40 tàu Trung Quốc vẫn ở bãi đá ngầm Whitsun mặc dù điều kiện thời tiết đã được cải thiện.