Trộm lộng hành Bình Dương, dân nơm nớp lo sợ

Hiểu Minh

Ảnh chụp màn hình Vietnamnet.

Chỉ trong một thời gian ngắn, khu vực trung tâm tỉnh Bình Dương liên tiếp xảy ra nhiều vụ trộm cắp tài sản. Theo trình báo của các nạn nhân, từ đầu tháng 4 đến nay, xuất hiện nhiều nhóm đối tượng ngang nhiên đột nhập vào nhà dân lấy đi nhiều tài sản có giá trị, theo Vietnamnet.

Nguy hiểm hơn, khi bị chủ nhà phát hiện các đối tượng này sẵn sàng dùng hung khí thủ sẵn trong người chống trả hòng tẩu thoát.

Cụ thể, vào rạng sáng ngày 16/4, chị Nguyễn Thúy Liễu (SN 1985, quê Cà Mau) cùng nhân viên đang ngủ trong Spa làm đẹp của mình ở đường Trần Phú (phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một) thì bị 2 thanh niên phá cổng rào, sau đó đột nhập vào nhà lấy đi một chiếc xe máy trị giá hàng chục triệu đồng.

Tiếp đó, các đối tượng liều lĩnh vào phòng ngủ của chị Liễu lấy ví tiền của nạn nhân ra đếm, sau đó giật phăng sợi dây chuyền trị giá gần 20 triệu đồng của chị Liễu rồi bỏ chạy.

Chỉ ít giờ sau đó, cũng chính hai đối tượng này lại đột nhập vào một căn hộ cho thuê trên đường 30 Tháng 4 (phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một) lấy đi 3 chiếc xe máy trị giá hơn 100 triệu đồng.

Sáng ngày 19/4, một vụ trộm cắp xe máy lại xảy ra ngay trước một quán ăn tại khu vực chợ Phú Chánh A (phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một).

Theo hồ sơ, tính từ đầu năm đến nay, riêng tại TP. Thủ Dầu Một đã xảy ra hàng chục vụ trộm cắp tài sản, gây thiệt hại lớn cho người dân.

Anh T., một thợ sửa xe ở khu vực ngã ba 621, Quốc lộ 1A cho biết trên tờ Chatluongvacuocsong: “Khoảng 7h sáng ngày 29/10, trên đường rẽ vào ký túc xá Đại học Quốc gia, một sinh viên đi xe đạp đã bị 2 thanh niên đi xe máy giật túi xách và bọn cướp đã chạy mất”.

Đây là một trong những đoạn đường thường xảy ra cướp giật tài sản, thậm chí vào lúc đông người qua lại. Ngoài ra, bọn cướp giật thường ra tay tại những tuyến đường vắng: Đoạn từ ký túc xá đến bến xe buýt, hay đoạn từ Đại học An ninh chạy ra hướng Quốc lộ 1A. Chỉ cần một sơ hở trong lúc nghe điện thoại di động, lập tức các đối tượng xấu sẽ nhanh chóng xuất hiện và thực hiện hành vi cướp giật.

Theo phản ánh, bọn cướp thường tập trung vào giờ tan học, ăn trưa hoặc cuối giờ chiều. Bạn T.N.K., sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: “Ở trong ký túc xá thì an toàn, nhưng cứ mỗi lần đi học, lại nơm nớp lo bị giật đồ”.

Không chỉ bị giật đồ ngoài đường, nhiều sinh viên thuê phòng ở trọ tại các khu dân cư trong Khu Đại học Quốc gia, Thủ Đức còn bị ám ảnh bởi tình trạng trộm cắp diễn ra liên tục và ngày càng trắng trợn. Bọn trộm tổ chức theo dõi lịch học tập, sinh hoạt, rồi thừa lúc “vắng nhà” bẻ khóa vào phòng “chôm đồ”.

Chỉ trong nháy mắt, những đồ vật có giá trị như: Máy vi tính, máy tính xách tay, xe máy… “bốc hơi”. Cách đây hơn một tuần, em Trần Thanh T., sinh viên của Đại học Quốc gia đến nhà trọ của bạn chơi. T. dựng chiếc xe Sirius mới mua ngay trước cửa và khóa rất cẩn thận. Tuy nhiên, chỉ vài phút quay ra, thì chiếc xe đã… không cánh mà bay!

Ban ngày là vậy, còn ban đêm khi các sinh viên say ngủ hay ngủ gục trong lúc học bài, thì bọn trộm dùng gậy thòng qua cửa sổ “câu” điện thoại di động hay đồng hồ, nữ trang. Bạn Bùi Th T. cho biết: “Tình trạng mất cắp diễn ra thường xuyên ở các dãy nhà trọ. Rút kinh nghiệm, em phải chấp nhận mang hết các thứ đắt tiền theo bên người khi lên lớp, mặc dù không dùng đến chúng!”.

Trộm cắp, cướp giật nó đã nghe, xem nhiều đến nỗi người ta đã quen và chỉ biết lắc đầu ngao ngán với vấn nạn muôn thuở chưa bao giờ thấy ngớt, mà chỉ thấy tăng đều đều không chỉ Bình Dường như trên mà nó diễn ra cả ở TP.HCM…

Và người ta không chỉ ngao ngán với sự nở rộ của vấn nạn trên mà còn tăng về độ lì lợm, trắng trợn như chúng ta đã biết nhiều vụ trộm sẵn sằng chống trả bằng mọi cách mà có thể để tẩu thoát dẫn đến chết người.

Related posts