Thiện Phong
Chấm dứt tự do ngôn luận có phải là bước tiếp theo để thu phục Hồng Kông của chính quyền Trung Quốc? Về điều này, tác giả Nhan Thuần Câu đã có bài phân tích về những gì đang xảy ra với nền báo chí tự do của Hồng Kông.
Sau khi thông qua Luật An ninh Quốc gia đối với Hồng Kông, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã triển khai một loạt hành động bắt bớ bừa bãi, “hoàn thiện” cái gọi là hệ thống bầu cử của chế độ, ĐCSTQ đã hoàn toàn thao túng Hồng Kông về mặt thể chế, khiến Hồng Kông rơi vào trạng thái choáng váng. Tuy nhiên không dừng ở đó, ĐCSTQ thậm chí còn chuẩn bị tấn công quyền tự do báo chí hàng mấy thế kỷ của Hồng Kông, và Apple Daily có khả năng sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên.
Gần đây, Giám đốc Cục Cảnh sát Đặng Bỉnh Cường đã không còn nêu tên và chỉ trích trang Next Digital của ông trùm truyền thông Hồng Kông Lê Trí Anh là “gây hiểu lầm và thổi phồng sự thật” nữa. Tờ “Đại Công Báo” (Takungpao) – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ – đã kêu gọi phải “thủ tiêu trang Apple Daily theo quy định của pháp luật”. Văn phòng Các vấn đề Hồng Kông và Macao cũng đưa ra tuyên bố rằng sẽ “thúc đẩy công tác lập lại trật tự trong các lĩnh vực giáo dục và truyền thông”. Điều này ĐCSTQ đã bắt đầu làm chuẩn bị dư luận cho đợt chỉnh đốn nhắm vào truyền thông Hồng Kông.
Kể từ sau Phong trào phản đối Luật dẫn độ đến nay, ĐCSTQ đã dùng đủ mọi cách đàn áp các yêu cầu dân chủ của người dân Hồng Kông. Đầu tiên, nó từ chối thành lập một Ủy ban Điều tra Độc lập, sau đó sử dụng cảnh sát tà ác đàn áp dã man các cuộc biểu tình ôn hòa. Sau đó, lại đưa ra Luật An ninh Quốc gia, sửa đổi Luật bầu cử, thủ đoạn sau hiểm độc hơn thủ đoạn trước. Mục đích của ĐCSTQ đã quá rõ ràng, nó muốn biến “một quốc gia, hai chế độ” thành “một quốc gia, một chế độ”, ngay cả khi mặt nạ cải cách mở cửa giả tạo của nó đã bị lột trần trước mặt thế giới, nó cũng không tiếc, chính là phải thu phục Hồng Kông và biến Hồng Kông thành một thành phố như bao thành phố khác của Trung Quốc.
Vì vậy, sau khi bộ mặt thành phố Hồng Kông tạm thời yên ổn, người dân phần nào đã chịu khuất phục, cũng là lúc ĐCSTQ tiến hành chỉnh đốn các kênh truyền thông nhằm kiểm soát thông tin, cưỡng chế tẩy não và loại bỏ những rắc rối trong tương lai.
Việc ĐCSTQ bóp nghẹt truyền thông Hồng Kông không phải hôm nay mới bắt đầu, mà nó đã tiến hành ngay sau khi Hồng Kông được trao trả vào năm 1997. Nhiều năm qua, hầu hết các phương tiện truyền thông ở Hồng Kông đều nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ, cái thì bị thu mua, cái thì bị thâu tóm, truyền thông Hồng Kông từ lâu đã mất đi tính độc lập chuyên nghiệp. Trong các bản tin đều là “tốt khoe xấu che” thay cho ĐCSTQ, và ngụy tạo bộ mặt tốt đẹp cho ĐCSTQ trong các bài bình luận về các vấn đề thời sự. Các phương tiện truyền thông đã trở thành công cụ của ĐCSTQ, và người dân Hồng Kông ngày càng rơi vào cái bẫy thủ tiêu văn hóa của chế độ độc đảng độc tài.
Hầu như tất cả các hãng truyền thông báo giấy của Hồng Kông chỉ còn lại trang Apple Daily một mình trụ vững trước sóng gió, cũng có một vài kênh truyền thông điện tử độc lập đang phải vật lộn để tồn tại.Họ là những kênh truyền thông lương tâm còn sót lại và nhận được 60 đến 70% ủng hộ từ người dân Hồng Kông, chính những điều này càng khiến ĐCSTQ coi họ là cái gai trong mắt, nhất định phải trừ bỏ mới hả dạ.
Kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông là chìa khóa dẫn đến chế độ độc tài của ĐCSTQ. 1,4 tỷ người Trung Quốc hiện đại không có lấy một kênh truyền thông nhà nước độc lập. Ở một đất nước rộng lớn như vậy lại không nghe được tiếng nói “bất bình” nào. Người dân Trung Quốc đã bị ĐCSTQ cung cấp thông tin rập khuôn trong nhiều thập kỷ, nuôi dưỡng một sở thích văn hóa và tâm linh bệnh hoạn, thông tin hoàn toàn bị kiểm soát, điều này giúp ĐCSTQ dễ dàng chi phối suy nghĩ của người dân.
Một mặt ĐCSTQ sử dụng phương pháp giáo dục tẩy não để tước bỏ tính độc lập của hầu hết mọi người, mặt khác sử dụng các phương pháp duy trì ổn định khắc nghiệt để đối phó với một số ít những người phản đối để duy trì sự cai trị độc tài của mình. Thủ đoạn tương tự đã được sử dụng để khuất phục giới truyền thông Hồng Kông.
ĐCSTQ bóp nghẹt quyền tự do báo chí ở Hồng Kông, một mặt vấp phải sự phản kháng của người dân Hồng Kông, mặt khác phải đối mặt với sự lên án của cộng đồng quốc tế. Người dân Hồng Kông đã ôm giữ quyền tự do báo chí trong nhiều thế kỷ, họ coi đó giống như là không khí và nước uống để duy trì sự sống vậy, vậy nên họ sẽ chắc chắn sẽ kháng cự đến cùng. Còn về xã hội quốc tế, khi các giá trị phổ quát trở thành xu hướng chủ đạo của thế giới ngày nay, thì ĐCSTQ càng man rợ bao nhiêu thì càng vấp phải sự trừng phạt nghiêm khắc của xã hội quốc tế bấy nhiêu. ĐCSTQ cảm thấy kẻ thù trước mặt không đủ nhiều, vậy nên hậu quả xấu chiêu mời đến sẽ nằm ngoài khả năng chịu đựng của ĐCSTQ.
Trong thời đại công nghệ cao ngày nay, liệu có thể dùng các biện pháp hành chính để ngăn chặn luồng thông tin ở Hồng Kông được không? Nơi này vẫn là trung tâm tài chính quốc tế, mạng Internet không thể cắt đứt, tờ Apple Daily chết, thì hàng nghìn tờ báo khác sẽ phát triển trên Internet. Google, Facebook, youtube và các nền tảng xã hội đã tồn tại hoặc sắp sửa ra đời. Thông tin vô tận lưu truyền khắp nơi.
Ở phía bên kia, Lý Khắc Cường vẫn đang “gây dựng” với thiện ý,với hy vọng các nước phương Tây sẽ không từ bỏ quan hệ với ĐCSTQ, và thề rằng Trung Quốc sẽ mở cửa ngày càng rộng hơn. Ở phía này, ĐCSTQ đang tàn sát của các phương tiện thông tin đại chúng ở Hồng Kông. Liệu Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Macao và Văn phòng Liên lạc đã tát vào mặt Lý Khắc Cường, hay lời kêu gọi của Lý Khắc Cường chính là ‘gậy ông lại đập lưng ông đây’?
Kết thúc bài viết, tác giả Nhan Thuần Câu nhận định: Tờ Apple Daily sẽ gặp vận rủi gì? Tôi tin rằng tòa soạn đã chuẩn bị đầy đủ cho việc đó, làm được ngày nào thì làm tốt ngày đó, nếu không thể làm được nữa, thì thay đổi vị trí và chia nó thành nhiều mảng bởi không gian Internet là vô hạn, nơi tin tức có thể tự do ra vào, cuộc đàn áp của ĐCSTQ có thể diễn ra nhanh chóng, và nó cũng có lịch sử rất tàn nhẫn, tuy nhiên một ngày nào đó chính lịch sử sẽ đưa ra phán quyết đối với ĐCSTQ.