Hàn Dương
Các học giả từ Đài Loan, Cộng hòa Séc, Slovakia và các nước Trung Âu khác đã trao đổi kinh nghiệm chống lại việc Trung Quốc phổ biến thông tin sai lệch tại một cuộc hội thảo hôm 28/4, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chủ động làm rõ và nâng cao nhận thức của cộng đồng, trang CNA cho hay.
Tổ chức tư vấn Hungary “Tư bản chính trị”, thông qua văn phòng đại diện tại Hungary, đã tổ chức hội thảo trực tuyến về chủ đề chiến tranh thông tin do Trung Quốc phát động.
Hội thảo có sự tham gia của ông Quách Dục Nhân, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Đài Loan, ông Trầm Bá Dương, chủ tịch Phòng thí nghiệm Dân chủ Đài Loan, phụ trách Trung tâm Các Giá trị Châu Âu về Chính sách An ninh của Séc, ông Jakub Janda, và Matej Šimalčík, giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Châu Á Trung Âu (CEIAS) của Slovakia.
Ông Quách Dục Nhân trích dẫn thông tin sai lệch về vụ đào tẩu của quân đội Mỹ đóng tại Đài Loan và các phi công của Đài Loan năm ngoái làm ví dụ. Ông chỉ ra rằng mục đích nêu bật tâm lý bá quyền của Mỹ, phỉ báng hợp tác quân sự Đài Loan-Mỹ, cáo buộc Đài Loan đơn phương khiêu khích và nhấn mạnh khả năng của quân đội ĐCSTQ để làm yếu thế Đài Loan là nhu cầu chính của chiến tranh thông tin của Trung Quốc. Nội dung của tin đồn được lặp đi lặp lại, khiến người ta vô thức chấp nhận, làm cho công chúng nơi lỏng cảnh giác.
Ông Quách tin rằng chiến lược tốt nhất để chống lại chiến tranh thông tin là chủ động làm rõ. Ông nói: “Đối thủ lén lút, chúng ta sẽ đối phó một cách minh bạch với phơi bày rộng lớn”. Ngoài ra, điều quan trọng là cần có sự chia sẻ lẫn nhau giữa các viện nghiên cứu từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Trong những năm gần đây, châu Âu không chỉ phải hứng chịu chiến tranh thông tin của Nga mà còn phải đối mặt với những thách thức từ tuyên truyền của Trung Quốc. Ông Šimalčík nói rằng thực sự có những điểm tương đồng giữa Nga và Trung Quốc trong việc phổ biến thông tin sai lệch, nhưng Trung Quốc nhằm tăng cường thảo luận về Tây Tạng, Đài Loan và Tân Cương, còn Nga là nhằm gây ra hỗn loạn.
Ông Šimalčík chỉ ra rằng, so với Slovakia, thông tin cần được tăng cường hơn. Ông cho rằng giới truyền thông nên quan tâm nhiều hơn đến những rủi ro an ninh do Trung Quốc mang lại và nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Về động cơ tuyên truyền của Trung Quốc ở châu Âu, ông Janda phân tích rằng, ngoại trừ một số quốc gia đặc biệt thân thiện với Trung Quốc, chẳng hạn như Hungary và Serbia, các nước châu Âu sẽ không trở thành chư hầu của Trung Quốc; nhưng Trung Quốc hy vọng họ ít nhất sẽ giữ thái độ trung lập trong đối đầu Trung-Mỹ.
Ông chỉ ra rằng châu Âu lo sợ về sự trả đũa kinh tế của Trung Quốc, nhưng họ rất coi trọng sự xâm nhập của gián điệp Trung Quốc và các vấn đề nhân quyền; trên thực tế, Trung Quốc cần châu Âu hơn châu Âu cần Trung Quốc, và châu Âu nên có lập trường cứng rắn hơn để chống lại ĐCSTQ.