Virus COVID-19 ở Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình là biến chủng Ấn Độ

Bộ Y tế của Việt Nam chiều 9/5 cho biết công tác giải trình tự gene ở những bệnh nhân Covid-19 một số địa phương nhằm xác định nguồn gốc lây nhiễm, phục vụ công tác chống dịch. Đợt này, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải trình tự gene 8 mẫu bệnh phẩm lấy từ Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình gửi.

Kết quả, 2 mẫu Hưng Yên, một Hà Nội, 5 Thái Bình đều thuộc biến thể B1.167.2 của Ấn Độ.

Trước đó, kết quả giải trình tự gene virus ở Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam cũng phát hiện biến chủng Ấn Độ và Anh. Như vậy, các bệnh nhân đợt dịch này chủ yếu nhiễm biến chủng Ấn Độ và Anh.

Theo Bộ Y tế, diễn biến Covid-19 đang hết sức phức tạp, xuất hiện nhiều chùm ca nhiễm trong cộng đồng tại nhiều địa phương. Đặc biệt đã xuất hiện các biến chủng virus mới lây nhiễm nhanh hơn, mạnh hơn và có khả năng làm tình trạng bệnh nặng lên.

Biến chủng Ấn Độ được ghi nhận tại Việt Nam lần đầu tiên hôm 30/4 sau khi kết quả giải trình tự gene của nhân viên khách sạn ở Yên Bái – lây nhiễm bởi nhóm chuyên gia Ấn Độ, có kết quả mang biến chủng B.1.617.2.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 27/4 cho biết biến chủng nCoV B.1.617 xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ. Nó chứa 13 đột biến khác nhau, trong đó có hai đột biến nguy hiểm là L452R từng xuất hiện trong biến thể ở California, Mỹ, và E484Q giống với loại xuất hiện ở Nam Phi, Brazil. Hai đột biến này có khả năng lây lan nhanh chóng và làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19. Giới khoa học gọi biến chủng B.1.617 là biến chủng kép.

Dịch COVID-19 hay còn gọi là virus Vũ Hán khởi phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào đầu tháng 12/2019. Chính quyền Bắc Kinh đã che giấu thông tin khiến dịch bệnh nhanh chóng lan khắp Trung Quốc và thế giới rồi biến thể. Đến nay, các biến thể virus Vũ Hán đã truyền trên 200 quốc gia, khiến hơn 158 triệu người nhiễm, trong đó hơn 3,2 triệu người đã tử vong. Trong đó có Việt Nam.

Related posts