Philippines: Thái độ ứng phó với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ thành chủ đề tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tới

Phụng Minh

Hôm 9/5 một cuộc tranh luận căng thẳng được lên kế hoạch giữa phát ngôn viên của chính phủ Philippines và một lãnh đạo phe đối lập về tranh chấp Biển Đông đã diễn ra, theo Business World.

Henry Li Yusingco, một luật sư và thành viên nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Chính sách Đại học Ateneo de Manila cho biết: “Một cuộc tranh luận gay gắt như vậy vào thời điểm này trong nhiệm kỳ của Tổng thống Rodrigo Duterte có nghĩa là họ đang thừa nhận rằng chính sách xoa dịu của ông ấy đã thất bại”.

Cuộc tranh luận cho thấy chính phủ Philippines đang ở thế phòng thủ và không bảo đảm được cho người dân rằng “Tổng thống có thể hướng chúng ta đến con đường đúng đắn khi tiến về phía trước,” ông Yusingco nói trong một cuộc trò chuyện trên Facebook Messenger.

Tổng thống Duterte trước đó đã thách thức Thẩm phán Tòa án Tối cao đã nghỉ hưu Antonio T. Carpio trong một cuộc tranh luận về tranh chấp Biển Đông, nhưng sau đó đã từ chối theo lời khuyên từ Nội các của ông.

Phát ngôn viên của tổng thống, ông Herminio L. 0 sau đó cho biết ông sẽ đại diện cho ông Duterte trong cuộc tranh luận.

Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro M. Locsin trước đó đã mắng nhiếc Trung Quốc bằng một câu chửi thề vì sự hiện diện liên tục của các tàu của nước này trong tuyến đường thủy đang tranh chấp. Bộ trưởng Quốc phòng Delfin N. Lorenzana cũng đã yêu cầu Bắc Kinh ngừng tiến hành các hoạt động gây xáo trộn “hòa bình và an ninh khu vực và quốc tế”.

Nhưng tổng thống Duterte cho biết cả hai nước có thể giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Ông đã nhiều lần nói rằng Trung Quốc đóng vai trò quan trọng đối với các kế hoạch cơ sở hạ tầng, thương mại và đầu tư của chính phủ ông.

Luật sư Yusingco nói: “Nếu cuộc tranh luận được thúc đẩy, sự bất đồng cơ bản này trong Nội các sẽ được làm nổi bật hơn nữa, điều này sẽ khiến Tổng thống phải bối rối hơn nữa”.

Ông nói thêm: “Rõ ràng là không có sự nhất trí về quan điểm trong Nội các Duterte và Tổng thống có vẻ không đủ khả năng hoặc không muốn dẫn dắt đội ngũ của mình tìm được sự đồng thuận thích hợp”.

Herman Joseph S. Kraft, người đứng đầu Đại học Chính trị Philippines Bộ Khoa học, cho biết trong một tin nhắn Viber, đề cập đến các khu vực biển trong vùng đặc quyền kinh tế của đất nước rằng: “Vấn đề không phải là không có tiếng nói phản đối hành động của Trung Quốc ở biển Tây Philippines. Chính việc Tổng thống nói những điều này đã làm suy yếu vị thế của chúng ta”, ông nói thêm.

Ông Yusingco nói, chính sách về Trung Quốc của chính quyền Philippines nên trở thành một chủ đề trong cuộc bầu cử sắp tới ở nước này.

Ông nói: “Tầng lớp chính trị của chúng ta nên được giao nhiệm vụ về vấn đề chính sách rất nghiêm trọng này. Chúng ta phải bầu cho những nhà lãnh đạo có thể dẫn chúng ta đến con đường đúng đắn. Ít nhất thì bây giờ chúng ta biết rằng chính sách xoa dịu sẽ không đưa chúng tai đến đó”.

Ông Yusingco cho biết chính sách xoa dịu của Tổng thống phải được gạt sang một bên và thay thế bằng chính sách quản lý bờ biển quốc gia tập trung vào lợi ích và thu nhập của ngư dân.

Related posts