Hamas thất bại trong việc chia rẽ Hiệp định hòa bình giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Minh Phụng

Trong vòng một tuần sau khi Hamas tiến hành một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào dân thường Israel và quân đội Israel đã đáp trả, theo “Thỏa thuận Abraham” Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã ký các hiệp định hòa bình và bình thường hóa với Israel, không một quốc gia Ả Rập nào rút khỏi các hiệp định này, Vision Times cho hay.

“Thỏa thuận Abraham” còn được gọi là “Thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất”, gọi tắt là “Thỏa thuận Hòa bình Israel- Ả Rập”.

Theo trang tin Breitbart ngày 16/5, tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Trump đã tiếp các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain trên bãi cỏ Tòa Bạch Ốc và tổ chức lễ ký kết. Sudan và Morocco sau đó cũng tham gia, tiếp đến là quốc gia Hồi giáo Kosovo, sau khi đạt được thỏa thuận mới với Serbia.

Bất chấp những nỗ lực của người Palestine nhằm kích động tình cảm chống Israel trong toàn khu vực và trên thế giới, các thỏa thuận này vẫn được duy trì.

Theo báo cáo, vào ngày 15/5, UAE đã cảnh báo chế độ khủng bố Hamas rằng họ đã không duy trì được sự hòa bình ở Dải Gaza, do đó gây nguy hiểm cho dự án cơ sở hạ tầng chung đã được lên kế hoạch, điều này cho thấy rằng Liên minh mới giữa các quốc gia Ả Rập và Israel đang được củng cố.

Tờ Times of Israel đưa tin, một quan chức UAE không muốn nêu tên từng nói với tờ Nhật báo Kinh doanh Toàn cầu của Israel rằng: “Chúng tôi vẫn chuẩn bị và sẵn sàng hợp tác các dự án dân sự với Chính quyền Palestine, dưới sự quản lý của Liên hợp quốc [ở Gaza], nhưng điều kiện cần của chúng tôi là sự hòa bình”; “Nếu Hamas không hứa sẽ đạt được hòa bình hoàn toàn, thì cư dân của Dải Gaza sẽ phải sống trong đau khổ. Các nhà lãnh đạo của Hamas phải hiểu rằng các chính sách của họ trên hết đang làm tổn thương người dân ở Gaza”.

Tương tự, Chính quyền Palestine đã phàn nàn vào ngày 15 rằng mặc dù một số nhà lãnh đạo phương Tây đã liên hệ để giúp đỡ, bao gồm cả Tổng thống Hoa Kỳ Biden, nhưng không có nhà lãnh đạo Ả Rập nào liên lạc với họ trong chiến tranh, điều này cho thấy rằng họ đã trở thành một phần của sự thù địch, và giới lãnh đạo Palestine đang bị cô lập hơn so với Israel. Kể từ khi Hamas xua đuổi họ trong một cuộc đảo chính năm 2007, Chính quyền Palestine giờ chỉ còn kiểm soát Bờ Tây.

Bất chấp những lo ngại được bày tỏ về tình hình căng thẳng ở Dải Gaza, các quốc gia vẫn ký thỏa thuận với Israel và đã không đảo ngược hướng đi, bất chấp bạo lực. Nhiều người nhận ra rằng chính lực lượng khủng bố Hồi giáo cực đoan do Iran hỗ trợ là mối đe dọa chung đối với các quốc gia khác.

Những người chỉ trích Tổng thống Trump cho rằng bạo lực gần đây chứng tỏ nỗ lực hòa bình Trung Đông của ông đã thất bại hoặc khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, các quốc gia Ả Rập đã đạt được hòa bình với Israel vẫn duy trì quan hệ của họ. Thực tế này cho thấy rằng bất chấp những nỗ lực của Hamas nhằm phá hoại Thỏa thuận Abraham, Thỏa thuận Abraham vẫn được duy trì.

Related posts