Chuyên gia: Trung Quốc phải bồi thường khoảng 19.000 tỷ USD vì “giết người hàng loạt”

Phan Anh

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng số người tử vong trên toàn cầu do COVID-19 rơi vào khoảng 6,9 triệu – cao gấp đôi so với ước tính trước đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chuyên gia về Trung Quốc Gordon Chang cho biết đây là một hình thức “giết người hàng loạt” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Theo đó, chính quyền này phải bồi thường thiệt hại khoảng 19.000 tỷ USD.

WHO ước tính có 3,2 triệu ca tử vong, tuy nhiên, Giám đốc Chris Murray thuộc Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) tại Đại học Washington cho biết trên Financial Times rằng “con số thực tế thậm chí còn tồi tệ hơn nhiều”.

Nghiên cứu mới của IHME ước tính rằng COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 6,9 triệu người. Theo ước tính của tôi, không bao gồm thiệt hại kinh tế từ việc phong tỏa, nỗi đau mà những người sống sót phải hứng chịu, chi phí mà xã hội phải gánh chịu từ việc nhập viện và phát triển loại vắc-xin mới, những thiệt hại trong tương lai do sự gia tăng liên tục của đại dịch, trách nhiệm hình sự, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khoảng 19 nghìn tỷ USD.

Theo nghiên cứu của IHME, số ca tử vong ở Mỹ là gần 900.000 người, thay vì 570.000 như ước tính trước đó. Tại Ấn Độ, số người thiệt mạng trên thực tế được ước tính cao gấp 3 lần con số chính thức. Số người tử vong ở Nga hiện được ước tính là 593.000 người, thay vì thống kê chính thức là 109.000. Theo IHME, sự không nhất quán về chất lượng xét nghiệm và việc báo cáo không đầy đủ về các ca tử vong là nguyên nhân giải thích cho sự chênh lệch này.

Những ước tính cũ (với con số tử vong thấp) có thể giúp Trung Quốc thoát tội, dễ dàng tuyên bố rằng họ đã làm tốt trong việc hạn chế dịch bệnh COVID-19. Nhưng chúng ta không thể để Trung Quốc trốn thoát được.

Cả chính quyền Tổng thống Trump và Biden đều xác nhận 2 thông tin chính: Thứ nhất, phòng thí nghiệm Vũ Hán đã cùng với quân đội Trung Quốc che giấu việc nghiên cứu virus corona của họ. Thứ hai, một số nhà nghiên cứu đã có các triệu chứng giống COVID-19 vào mùa thu năm 2019.

Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm pháp lý về đại dịch COVID-19. Giáo sư Đại học Luật Harvard James Kraska cho biết vào tháng 3 rằng: “Khi chủng virus corona mới ủ bệnh ở Vũ Hán từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 1, nhà nước Trung Quốc rõ ràng đã cố ý cung cấp thông tin sai lệch cho người dân liên quan đến vụ bùng phát, khiến người dân có tâm lý chủ quan khi Tết Nguyên đán đến gần vào ngày 25/1”.

Chuyên gia về Trung Quốc Gordon Chang đã viết trong một email rằng nước này đã “cố tình lây lan COVID-19 ra ngoài biên giới của mình”, và gọi đây là một hình thức “giết người hàng loạt”. Gorodn Chang đã đưa ra 3 lý do chính cho kết luận này:

Thứ nhất, “ĐCSTQ đã cố gắng thuyết phục thế giới rằng COVID-19 không lây lan từ người sang người, mặc dù họ biết rằng không phải vậy”.

Thứ hai, sau khi Bắc Kinh thừa nhận khả năng lây lan của dịch bệnh COVID-19, “họ đã cố gắng thuyết phục thế giới rằng dịch bệnh này sẽ không dẫn đến nhiều ca lây nhiễm và tử vong mặc dù họ biết rằng điều này đã và đang xảy ra, cung cấp thông tin sai lệch khiến cho các quan chức y tế công cộng không thực hiện các biện pháp phòng ngừa mà họ đáng lẽ đã áp dụng”.

Và thứ ba, “Trung Quốc gây áp lực buộc các quốc gia khác không áp đặt các hạn chế đi lại và thực hiện việc cách ly, trong khi quốc gia này đang phong tỏa đất nước vào thời điểm đó”.

Theo ông Chang, “Bắc Kinh lập luận rằng các quốc gia khác không nên cấm du khách Trung Quốc, nhưng lại phong tỏa chặt chẽ đất nước của mình. Điều này cho thấy ý định lây lan dịch bệnh ra ngoài biên giới của Trung Quốc”. Ông lập luận rằng Trung Quốc “hiểu được COVID-19 đã tàn phá Trung Quốc như thế nào. Họ muốn làm hủy hoại các xã hội khác bằng virus, và họ thực sự đã làm vậy … Họ đã làm lây lan virus ra toàn thế giới một cách đầy ác ý”.

Theo nguồn tin của ông Chang, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã ra lệnh cho tất cả phòng thí nghiệm, bệnh viện và cơ sở nghiên cứu khác ở Trung Quốc tiêu hủy các mẫu virus corona vào ngày 3/1. Mục đích có thể là nhằm tiêu hủy đi các bằng chứng. Ông Chang cho hay rằng việc tiêu hủy các mẫu bệnh phẩm là trái với những việc nên phải làm trong thời kỳ dịch bệnh. “Hành động thường thấy là giữ lại các mẫu bệnh phẩm, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của dịch bệnh bởi chúng cần thiết trong việc truy vết tiếp xúc và phát triển vắc-xin”.

Bài báo hồi tháng 3 của Giáo sư Kraska kết luận rằng các yêu cầu bồi thường đối với Trung Quốc về COVID-19 “có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD”. Ông đã viết trong một email như sau: “Theo luật, việc tử vong của một cá nhân được tính bằng chi phí kinh tế của thu nhập dự kiến ​​của người đã mất, khoản thừa kế tiềm năng và phúc lợi công việc, hàng hóa và dịch vụ mà họ sẽ sản xuất trong cuộc đời, cộng với chi phí hỗ trợ y tế và chi phí tang lễ của họ. Nói chung, những chi phí này rơi vào khoảng 2,5 – 3,0 triệu USD/người. Theo quan điểm của tôi, những chi phí này có thể (và nên) được bổ sung vào yêu cầu bồi thường đối với Trung Quốc khi gây ra những trường hợp tử vong không đáng có”.

Sau khi nhân 6,9 triệu ca tử vong do COVID-19 với 2,75 triệu USD mỗi người, chúng ta thấy Trung Quốc nên bồi thường thiệt hại tổng cộng cho các gia đình số tiền khoảng 19.000 tỷ USD. Con số này không bao gồm những thiệt hại trong tương lai do đại dịch, nỗi đau mà những người sống sót phải gánh chịu, thiệt hại kinh tế xã hội đến từ việc phong tỏa, hoặc trách nhiệm hình sự đối với cái mà ông Chang gọi là “giết người hàng loạt”. Tổng thiệt hại bổ sung cũng có thể lên đến hàng nghìn tỷ USD.

Nếu Trung Quốc không trả được các chi phí này, chính phủ của chúng ta nên buộc Trung Quốc phải trả bằng cách gán nợ các tài sản nước ngoài của họ. Theo giáo sư Teng Biao thuộc Đại học Chicago và luật sư nhân quyền Terri Marsh, quyền miễn trừ quốc gia không phải là lý do bào chữa cho những chính phủ không được dân bầu ra, và hoạt động như những kẻ khủng bố.

Nếu chính phủ của chúng ta không truy tố Trung Quốc về các tội ác liên quan đến COVID-19 của họ một cách cứng rắn, thì chính phủ đã phớt lờ đi nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mình là bảo vệ cho toàn thể công dân.

Tác giả Anders Corr có bằng Cử nhân (BA)/Thạc sĩ (MA) về khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và bằng Tiến sĩ (Ph.D) tại Đại học Harvard (2008). Ông là giám đốc của Corr Analytics Inc., Nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị (Political Risk), và đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ông là tác giả của cuốn “The Concentration of Power (tạm dịch: Tập trung quyền lực)” sắp xuất bản năm 2021 và “No Trespassing (tạm dịch: Không xâm phạm)”, đồng thời biên tập cuốn “Great Powers, Grand Strategies (tạm dịch: Quyền lực lớn, Chiến lược lớn)”.

Theo The Epoch Times,

Phan Anh

Related posts