Rác thải hạt nhân ở Chernobyl ‘hồi sinh’, chuyên gia lo lắng nguy cơ tiềm ẩn

Phụng Minh

Rác thải hạt nhân ở Chernobyl ‘hồi sinh’, chuyên gia lo lắng nguy cơ tiềm ẩn (ảnh minh họa: Youtube/DKN.TV).

Gần đây, trong một tầng hầm khó tiếp cận của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, mức độ hoạt động của phản ứng hạt nhân đạt mức cao nhất kể từ năm 2016. Một nhà nghiên cứu nói với tạp chí khoa học NewScientist rằng, có khả năng xảy ra một vụ tai nạn hạt nhân khác trong khu vực.

Theo LiveScience, tại phòng 305/2 ở tận sâu trong tầng hầm của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine, khối nhiên liệu uranium đã cháy trở lại, mức độ hoạt động hiện tại cao hơn 40% so với năm 2016. Điều này cho thấy phản ứng hạt nhân ở trong mật thất tăng đột biến trong những năm gần đây, có nguy cơ tiềm ẩn rất lớn.

Maxim Saveliev, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện các vấn đề an toàn điện hạt nhân (ISPNPP) ở Kiev, Ukraine cho biết: Có nhiều yếu tố không chắc chắn, mức độ neutron của phòng 305/2 – nơi sự cố xảy ra đã gia tăng trong 4 năm liên tiếp. Tình trạng này có thể tự giải quyết, nhưng “chúng tôi không thể loại trừ ra khả năng xảy ra tai nạn”.

Được biết, căn phòng bí mật nơi xảy ra sự cố đã bị đóng cửa sau khi sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ vào năm 1986, và hiện tại không có cách nào để kiểm tra tình hình tại chỗ.

Vụ tai nạn hạt nhân Chernobyl ở Liên Xô cũ là vụ rò rỉ hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử, được coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô Viết sau đó 5 năm. Vụ tai nạn đã khiến 600.000 người bị nhiễm phóng xạ, một số lượng lớn người dân và lực lượng cứu hộ bị chết do bức xạ hạt nhân, các nhà chức trách cho biết, rất khó để thống kê một cách toàn diện số liệu thương vong thực tế.

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, chính phủ Liên Xô cũ đã đầu tư rất nhiều nhân lực để xây dựng các bức tường và tấm che bằng bê tông được gọi là “quan tài” để ngăn sự phát tán phóng xạ của các lò phản ứng hạt nhân bị hư hỏng. Bởi vì “quan tài” cũ không được chắc chắn, nên vào năm 1997, hội nghị thượng đỉnh G8 khi đó đã thành lập Quỹ Chernobyl để xây dựng một “quan tài” mới nhằm ngăn chặn phát tán ô nhiễm phóng xạ được tốt hơn.

Năm 2016, việc xây dựng một hệ thống “quan tài” mới trị giá 2 tỷ đô la Mỹ đã được hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng. Ngành công nghiệp nhận định, hệ thống quan tài này có thể bảo đảm được rằng, những tàn tích của vụ nổ hạt nhân sẽ không bị rò rỉ ra trong 100 năm nữa. Tuy nhiên, kết quả lại không như mong đợi, sự hoạt động của phản ứng hạt nhân trong khu tàn tích hạt nhân đã bị cáo buộc ngày càng tăng.

Các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng, do hệ thống quan tài cũ có một số vết nứt khiến nước mưa bị chảy vào trong, lượng nước này đã ngăn không cho neutron phát sinh phản ứng. Nhưng với sự chắc chắn của quan tài mới, dẫn đến việc phòng 305/2 ở sâu trong tầng hầm không có đủ nước để ngăn chặn sự tái kích hoạt của phản ứng hạt nhân.

Nhà nghiên cứu Saveliev cảnh báo rằng, nếu mức độ phản ứng tiếp tục tăng cao, các nhà khoa học sẽ phải can thiệp. Các phương pháp có thể bao gồm việc sử dụng gadolinium nitrat lỏng để hấp thụ neutron dư thừa.

Theo báo cáo của NewScientist, Ukraine hy vọng sẽ trình bày một kế hoạch chi tiết vào tháng 9 tới, cũng như làm việc chăm chỉ hơn để loại bỏ chất thải hạt nhân Chernobyl.

Related posts