Ý kiến: Ông Tập không thay đổi ĐCSTQ mà ĐCSTQ cần ông giữ để khỏi sụp đổ

Vũ Dương

Roger Garside, một nhà ngoại giao kỳ cựu và chuyên gia về ngân hàng phát triển lâu năm của nước Anh, đã đến Trung Quốc ngay sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra không lâu, vậy nên ông đã có được sự quan sát và phân tích khá độc đáo về Trung Quốc.

Trong cuốn sách mới xuất bản có tên “Cuộc đảo chính của Trung Quốc: Bước nhảy vọt tới tự do” của mình, ông Garside đã mô tả triển vọng có thể có của phe cải cách ĐCSTQ Lý Khắc Cường, Uông Dương,… sẽ liên kết với quân đội phát động một cuộc đảo chính để hạ bệ ông Tập Cận Bình và đưa Trung Quốc bước trên con đường tự do và dân chủ. 

Trong bài viết có tiêu đề “Sự thay đổi chính quyền của Trung Quốc không chỉ khả thi mà còn khẩn cấp” được đăng tải trên trang “The Globe and Mail” của Canada có viết rằng, việc thực hiện sự chuyển đổi từ chế độ chuyên chế tài sang chế độ dân chủ của Trung Quốc một cách có trật tự đang thách thức giới hạn trong trí tưởng tượng của mọi người. Điều này đòi hỏi những kỹ năng và lòng dũng cảm hiếm có từ tất cả những người tham gia, và ông Roger Garside rất lạc quan về điều này. Những tuyên bố này có thể được mô tả là “trái ngược hoàn toàn” với giới học thuật và giới chính trị phương Tây, nơi mà “lý tính, trung lập và khách quan” chiếm đa số, và đương nhiên nó đã làm dấy lên rất nhiều tranh cãi.

Cục diện chính trị của Trung Quốc đã có những thay đổi to lớn trong vài thập kỷ qua, đặc biệt là từ sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Trong gần ba thập kỷ qua, các nhà quan sát và chính trị gia phương Tây dường như coi hệ thống độc đảng của ĐCSTQ là tiền đề không thể thay đổi khi phân tích chính trị Trung Quốc, và họ đã đánh mất sức tưởng tượng trong học thuật và chính trị đối với việc dân chủ hóa Trung Quốc. Hiệu quả của Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy thay đổi chế độ ở một số quốc gia vốn không thu được kết quả như mong đợi, mà đôi khi còn phản tác dụng và lún sâu vào vũng lầy, điều này cũng khiến cho đại đa số các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ và phương Tây hoàn toàn từ bỏ ý định trực tiếp thúc đẩy thay đổi chế độ ở các nước chuyên chế. Nhưng cách làm này có thật sẽ không mang lại thách thức không?

Nợ máu 

Trung Quốc, nhìn bề ngoài thì thấy cực kỳ lớn mạnh, nhưng thực tế nó đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế, môi trường, xã hội, đạo đức tín ngưỡng… Mà chỉ có thay đổi thể chế mới có thể giải quyết toàn diện những khủng hoảng này. Tuy nhiên, theo học giả Garside, ĐCSTQ gần như sẽ không chủ động chuyển sang thể chế dân chủ, và sẽ chỉ thực hiện nó đến cùng. Yếu tố then chốt là “nợ máu”. 

Kể từ khi ĐCSTQ thiết lập hệ thống toàn trị vào năm 1949 đến nay, ĐCSTQ đã gây ra những tội ác cực kỳ tàn bạo và to lớn chống lại người dân và nhân loại. Các ví dụ không đầy đủ bao gồm: Đàn áp các phần tử phản động (1950-1953), Cải cách ruộng đất (1947-1952), Cuộc vận động Tam phản, Ngũ phản (1951-1952), Phong trào chống cánh hữu (1957-1959), Đại nhảy vọt (1958-1960), Cách mạng Văn hóa (1966-1976), Đánh đập tàn nhẫn (1983), Thảm sát Thiên An Môn (1989), cuộc đàn áp Pháp Luân Công (từ năm 1999), chính sách một con (1979-2015), các cuộc trấn áp đẫm máu ở Tây Tạng và diệt chủng ở Tân Cương. Hàng trăm triệu người thuộc mọi sắc tộc, bao gồm người Hán, Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ, đến nay vẫn đang phải chịu đựng các loại thống khổ như, tra tấn, các vụ án oan, tham nhũng, cưỡng bức phá dỡ, đàn áp tôn giáo và giam giữ tùy tiện.

Kể từ những năm 1980, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng đã làm giảm đi phần nào nỗi tức giận và đau đớn, nhưng “món nợ máu” là điều mà ĐCSTQ không thể loại bỏ và cũng không dám quên. Có thể nói, món nợ máu mà ĐCSTQ phải gánh đối với người dân Trung Quốc là lớn hơn tất cả các chế độ chuyên chế khác kể từ thời Đức Quốc Xã đến nay. Tác giả bài viết nhìn nhận, đây là một trở ngại rất lớn cho sự thay đổi dân chủ. Ngay cả khi giới tinh hoa và những người bất đồng chính kiến của ​​Trung Quốc có xu hướng chấp nhận cách tiếp cận “hòa giải” theo kiểu Nam Phi, thì hầu hết người dân Trung Quốc phổ thông cũng sẽ không chấp nhận nó. Điều đáng chú ý là “Hiến chương 08” có một điều khoản gọi là “công lý chuyển tiếp”, nhấn mạnh sự thật, trách nhiệm và hòa giải. 

Và ngay cả khi người dân Trung Quốc kiềm chế được cảm xúc mạnh mẽ của “trả đũa và tính sổ” sau khi các quan chức ĐCSTQ rút lui khỏi chính trường. Dân chủ có nghĩa là kết thúc lũng đoạn quyền lực chính trị của ĐCSTQ, và ĐCSTQ cực kỳ sợ bị trả thù sau khi rớt đài. Điều này lại khiến những người ra quyết định hàng đầu của ĐCSTQ, trên thực tế là mấy chục gia tộc đặc quyền, chống lại bất kỳ sự chuyển đổi dân chủ nào.

Trong bối cảnh này, điều đáng để nhắc lại là câu nói nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989: Chính quyền ĐCSTQ sẵn sàng “giết 200.000 người để có được sự ổn định trong 20 năm!” Dưới chủ nghĩa tư bản dân tộc mang “đặc sắc Trung Quốc”, sau 30 năm tham nhũng tràn lan, các quan chức ĐCSTQ càng có lý do để lo lắng về “món nợ máu” trong lịch sử và sự thù địch của người dân hơn so với thời của Đặng Tiểu Bình. 

Nhiều người đã không tách biệt được lợi ích của ĐCSTQ với lợi ích của đất nước Trung Quốc khi tiến hành phân tích hiệu quả và lợi ích nếu đổ tiền vào Trung Quốc. Trong hầu hết các trường hợp, tác giả bài viết nhìn nhận rằng hai điều này là có sự mâu thuẫn. Thật là ngây thơ khi nói rằng việc ra quyết định của ĐCSTQ dựa trên lợi ích của Trung Quốc hoặc người dân Trung Quốc. Bất kỳ quan chức nào của ĐCSTQ đã lên đến đỉnh cao quyền lực hầu như không có thiện chí tiến hành một cuộc đảo chính để Trung Quốc chuyển hướng sang chế độ dân chủ.

Những người theo chủ nghĩa cải cách cũng tuyệt không phải là hoàn toàn trong sạch, họ rất dễ dàng bị đối thủ nắm được bằng chứng về tội tham nhũng, tham gia đàn áp nhân quyền. Theo một nghĩa nào đó, ông Tập Cận Bình tập trung toàn bộ quyền lực,  kỳ thực cũng là một lựa chọn tập thể do ĐCSTQ đưa ra để đối phó với cuộc khủng hoảng. Không phải Tập Cận Bình lật đổ hệ thống cũ của ĐCSTQ, mà là ĐCSTQ cần Tập Cận Bình xoay chuyển vận mệnh để khỏi bị lật đổ.

Tự do hóa xã hội và sự tiến bộ của hệ thống luật pháp cũng tồn tại một lằn ranh đỏ chính trị rõ ràng. ĐCSTQ tuyệt sẽ không chấp nhận bất kỳ thách thức nào đối với hệ thống chính trị cơ bản của nó. Từ đầu năm 2000 đến nay, sự trỗi dậy và sụp đổ của các phong trào yêu cầu quyền lợi chính là một ví dụ điển hình: một mặt, phong trào đòi quyền lợi đã phát triển qua thực tiễn trên các phương tiện truyền thông marketing hoặc bán marketing, trên mạng lưới internet, các phương tiện truyền thông bán marketing, cho đến hệ thống ngôn ngữ mới theo pháp trị quốc; nhưng mặt khác, sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ĐCSTQ coi phong trào bảo vệ quyền lợi là mối đe dọa đối với an ninh của chế độ, các phong trào đòi quyền lợi hầu như đã bị xóa sổ.

Chủ nghĩa toàn trị công nghệ cao

Không cần úp mở, ông Tập đã thay đổi rất nhiều cục diện chính trị của Trung Quốc, đặc biệt là việc loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ của chủ tịch nước. Tuy nhiên, kể từ năm 1949 đến nay, sự bố trí chính trị cơ bản của Trung Quốc vẫn không có sự thay đổi, bao gồm sự độc quyền tuyệt đối của ĐCSTQ đối với quân đội, tư pháp và truyền thông chính thống, cũng như khả năng kiểm soát hệ tư tưởng, các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội. Đây đều là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa toàn trị. 

Ngày nay, Trung Quốc đã phát triển thêm một loại “chủ nghĩa toàn trị công nghệ cao” cực kỳ tinh vi. ĐCSTQ sử dụng lợi thế hàng đầu của mình trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo để kiểm soát xã hội Trung Quốc một cách triệt để hơn. Bức tường lửa Trung Quốc, mạng xã hội, dữ liệu lớn, camera giám sát, thương mại điện tử và viễn thông hiện đại của Trung Quốc đã giúp ĐCSTQ kiểm soát người dân dễ dàng hơn trước. Internet đã được ĐCSTQ sử dụng như một công cụ đắc lực trong việc kiểm duyệt, tuyên truyền và tẩy não người dân. Nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng dấu vân tay và giọng nói,  thu thập DNA, v.v., làm cho hệ thống giám sát càng trở nên chi tiết và hiệu quả hơn so với các chế độ độc tài truyền thống.

Nếu ĐCSTQ củng cố “chủ nghĩa toàn trị công nghệ cao”, thì đó sẽ là một tiền cảnh khác có thể thay thế Trung Quốc dân chủ. Ít nhất thì chế độ độc tài này có thể duy trì thời gian lâu hơn nhiều người nghĩ. Điều này sẽ khiến cho việc đấu tranh trong nước trở nên vô cùng khó khăn. Theo đó, bất kỳ cuộc phản kháng tập thể nào — từ thông tin và truyền thông đến tổ chức và huy động — ngày càng trở nên khó khăn hơn. Điều tồi tệ là, cùng thời điểm này, tuyên truyền và tẩy não của ĐCSTQ sẽ càng hiệu quả hơn.

Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn khiến người dân Trung Quốc sống trong cái mà tác giả bài viết gọi là “hội chứng hậu xe tăng”. Giận dữ và sợ hãi đã trở thành im lặng, im lặng đã trở thành thờ ơ, và thờ ơ đã trở thành giễu cợt. Nền kinh tế thị trường của sự tẩy não, xuyên tạc và nền chính trị tham nhũng đã tạo ra bầu không khí chủ nghĩa tiêu dùng ở Trung Quốc và thấm nhuần chủ nghĩa dân tộc phổ quát. Trong bầu không khí sợ hãi và tuyệt vọng, trước sự cám dỗ của dục vọng và quyền lực, hầu hết người Trung Quốc đều tôn thờ và ủng hộ những người có quyền lực và tiền bạc. Con người ngày càng trở nên thờ ơ với các giá trị và đạo đức phổ quát, mọi người lãng quên, xa lánh và chế nhạo những người đấu tranh cho tự do dân chủ và các tù nhân lương tâm.

Sự chuyên chế khủng khiếp nhất không phải là trấn áp sự phản kháng, mà là sự chuyên chế khiến bạn cảm thấy không cần phải phản kháng, thậm chí còn khiến bạn tự nguyện bảo vệ chế độ chuyên chế đó. Hệ quả lâu dài không chỉ là sự đàn áp tự do và nhân  quyền, mà còn là sự suy thoái của đạo đức và xã hội có tác động sâu sắc hơn. 

Thay đổi 

Môi trường quốc tế, đặc biệt là chính sách đối với Trung Quốc của các nước dân chủ phương Tây, dù tốt hay xấu cũng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự chuyển biến chính trị của Trung Quốc. Đã có rất nhiều ví dụ tiêu cực và gây tranh cãi về chính sách “thay đổi chế độ” do Hoa Kỳ thúc đẩy, do đó, các nhà hoạch định chính sách ở các nền dân chủ phương Tây gần như đã hoàn toàn từ bỏ  chính sách này trong một thời gian dài. Sau năm 1989, phương Tây  nhìn nhận rằng miễn là thế giới khuyến khích và cho phép Trung Quốc tham gia vào hệ thống luật pháp quốc tế và Tổ chức Thương mại Thế giới, Trung Quốc sẽ tôn trọng tự do hơn, tiến tới pháp quyền và mở cửa xã hội, tự động trở thành một quốc gia dân chủ. Tuy nhiên, như tiêu đề một cuốn sách của James Mann vào năm 2007 đã nhắc nhở chúng ta, đây là một loại “giả tưởng về Trung Quốc”. 

Chủ nghĩa cơ hội kinh doanh của phương Tây gây thiệt hại cho nhân quyền và dân chủ đã góp phần vào sự trỗi dậy của Trung Quốc chuyên chế. Trung Quốc và phần còn lại của thế giới giờ đây không chỉ phụ thuộc vào nhau về kinh tế, mà còn phụ thuộc vào nhau về công nghệ và địa chính trị. Sau vụ thảm sát ngày 4/6, hầu hết các “lệnh trừng phạt Thiên An Môn” mà các nước phương Tây áp dụng đã nhanh chóng được dỡ bỏ; các công ty phương Tây thèm muốn thị trường khổng lồ của Trung Quốc, từ đó phớt lờ nhân quyền và dân chủ. 

Một thay đổi sâu sắc đang diễn ra trên trường quốc tế là nhiều nước dân chủ đã nhận ra mối đe dọa trực tiếp của ĐCSTQ đối với trật tự tự do quốc tế và đang có những điều chỉnh nhanh chóng và sâu sắc đối với các chính sách của Trung Quốc. Mối quan hệ trăng mật giữa Trung Quốc và phương Tây đã kết thúc, không thể nào sống lại giấc mộng ngày  xưa. Đây không phải là tin tốt đối với ĐCSTQ. 

Bối cảnh của cuốn sách “Cuộc đảo chính Trung Quốc” chính là loại biến đổi của hoàn cảnh quốc tế này. Nhưng liệu các chính phủ phương Tây có đủ ý chí và can đảm để thúc đẩy sự thay đổi chế độ ở Trung Quốc hay không? Hiện tại vẫn khó để nhìn thấy những dấu hiệu như vậy. Cuối cùng tác giả Garside nói rằng, đối với ĐCSTQ ngày nay, có người nói rằng nó đang tràn ngập nguy cơ, có người nói rằng nó kiên cố không thể phá vỡ được. Cả hai ý kiến ​​đều có thể đúng, tùy thuộc vào cách chúng ta hành động thế nào.

Related posts