Thủ tướng Úc cảnh báo mối đe dọa lớn nhất kể từ năm 1930

Trước khi đến Vương quốc Anh tham gia Thượng đỉnh G7 vào ngày 11/6, ông Scott Morrison có bài phát biểu về chính sách ngoại giao quan trọng tại thành phố Perth của Úc, trong đó ông cho biết khái quát về việc Úc hợp tác như thế nào với đối tác quốc tế để đối kháng với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời giúp thế giới an toàn, để quốc gia tự do dân chủ phát triển thịnh vượng trong đó., Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết rủi ro xảy ra chiến tranh với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang gia tăng, thế giới đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ 20 đến nay, ông sẽ kêu gọi đồng minh của Úc có hành động để ứng phó với Bắc Kinh. Dự tính hành động này sẽ một lần nữa khiến Bắc Kinh tức giận.

Ông Scott Morrison sẽ ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Biden, tức yêu cầu Bắc Kinh đồng ý tiến hành điều tra quốc tế “toàn diện và minh bạch” đối với nguồn gốc virus COVID-19, bởi vì nhiều người ta nghi ngờ rằng loại bệnh chết người này là rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Từ khi Chính phủ của ông Scott Morrison kêu gọi điều tra dịch bệnh bùng phát vào năm ngoái cho đến nay, mối quan hệ Úc và Trung Quốc nhanh chóng xấu đi. Bắc Kinh hủy bỏ một số hợp đồng sản phẩm xuất cảng quan trọng của Úc, bao gồm than đá, đại mạch, thịt bò, hải sản và rượu nho. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc cho đến nay.

Các bộ trưởng Trung Quốc từ chối hồi đáp điện thoại từ người đồng cấp của Úc, mặc dù ông Scott Morrison nói ông sẵn sàng tiến hành đàm phán.

Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền đến nay, đặc biệt là trong mấy tháng gần đây, Trung Quốc đã thúc đẩy chính sách ngoại giao ngày càng cứng rắn. Dưới chính sách này, Trung Quốc đã tăng cường yêu sách chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, ở dãy núi Himalaya đánh chết quân nhân Ấn Độ, đồng thời thường thường xuyên điều máy bay chiến đấu bay trên bầu trời Đài Loan.

ĐCSTQ còn khiến toàn cầu phẫn nộ khi đàn áp người kháng nghị dân chủ Hồng Kông và đàn áp dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
Nhiều chính trị gia, học giả quốc tế cho rằng ĐCSTQ là mối đe dọa lớn nhất cho liên minh tự do

Ông Scott Morrison cảnh báo, chiến lược cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, cộng thêm tổn hại kinh tế và bất ổn định do đại dịch gây ra, điều này có nghĩa là khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang đối mặt với viễn cảnh chiến tranh thực sự.

Ông Scott Morrison nói trong bài diễn thuyết: “Nguy cơ phán đoán sai lầm và rủi ro xung đột đang gia tăng. Thực tế đơn giản là môi trường chiến lược của Úc đã trải qua những thay đổi lớn trong những năm gần đây. Xu thế tăng tốc bất lợi đối với chúng ta. Ưu thế công nghệ được hưởng trong lịch sử của Úc và các đồng minh đang chịu thách thức.”

Ông Scott Morrison nói, đối với ông, là khách của Thủ tướng Boris Johnson, cùng với những lãnh đạo của Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Phi và Hàn Quốc, cùng nhau tham dự Thượng đỉnh G7 là thời khắc quan trọng chưa từng có.

Ông nói: “Đối với Úc, đối với khu vực và thế giới mà nói, là việc vô cùng quan trọng. Chúng ta đang sống trong thời đại bất ổn to lớn chưa từng gặp kể từ năm 1930 đến nay.”

Ông cảnh báo, cuộc cạnh tranh quyền chủ đạo giữa Mỹ và Trung Quốc “đe dọa đến ổn định khu vực và toàn cầu, trong khi an toàn, thịnh vượng và phương thức sống của chúng ta đều dựa vào đó”.

Ông nói, mối đe dọa lớn nhất mà Úc đối mặt, bao gồm “hiện đại hóa quân sự một cách nhanh chóng, cục diện căng thẳng về đòi chủ quyền lãnh thổ, uy hiếp kinh tế ở mức độ cao, gia tăng thông tin giả, can thiệp nước ngoài và đe dọa mạng internet, những điều này đều là do công nghệ mới nổi gây ra.”

Năm ngoái, ông Scott Morrison cảnh báo, một loạt các hành động tấn công mạng tầm cỡ quốc gia của nước ngoài nhắm vào các cơ quan của Úc như ngân hàng, bệnh viện, cơ quan chính phủ. Ông không nhắc đến tên Trung Quốc, nhưng có thông tin cho biết Bắc Kinh là kẻ đứng sau những mối đe dọa liên tục này.

Đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng, ông Scott Morrison nhắc nhở đồng minh, chính phủ của ông đang chi 270 tỷ đô la Úc để tăng cường lực lượng quốc phòng trong 10 năm tới, bố trí tên lửa hành trình 730 km mới, máy bay không người lái tiên tiến nhất, hệ thống đại bác và hơn 800 lực lượng binh lính.

Ông nói: “Khi liên quan đến an toàn của chúng ta, Úc sẽ không đi nhờ xe. Chúng ta có thể trông chờ vào sự giúp đỡ của đồng minh và đối tác của chúng ta, nhưng chúng ta chưa bao giờ ỷ lại vào họ. Chúng ta mang đến phương tiện và chìa khóa cho quan hệ đối tác của chúng ta. Chúng ta tăng giá trị cho hành động chung. Đây chính là nguyên nhân chúng ta được tôn trọng.”

Cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Ông Scott Morrison kêu gọi tiến hành cải cách to lớn đối với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), để trừng phạt những quốc gia sử dụng “uy hiếp kinh tế”, sẽ trực tiếp chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu khi Trung Quốc (ĐCSTQ) và một đối tác thương mại xảy ra xích mích.

Úc đã đưa ra tranh cãi với WTO về việc Trung Quốc thu thuế quan đại mạch, đồng thời khởi động tranh luận về việc Bắc Kinh thu thuế quan đối với rượu nho, Úc cho rằng hai thuế quan này đều không hợp lý.

Nhưng giải quyết vấn đề có thể cần thời gian vài năm, hơn nữa có thể sẽ không có được bất cứ bồi thường nào, cho nên ông Scott Morrison hy vọng trừng phạt nghiêm ngặt đối với hành vi phạm thỏa thuận thương mại.

Phương pháp thực tế nhất để giải quyết uy hiếp kinh tế đó là khôi phục lại cơ quan thương mại toàn cầu có chế độ giải quyết tranh chấp có lực ràng buộc. Ông nói: “Nếu hành vi uy hiếp không có hậu quả, thì sẽ không có động lực khắc chế.”

Năm ngoái, Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra đã tiết lộ danh sách những bất mãn của Chính phủ Trung Quốc đối với Úc, bao gồm việc cấm công ty Trung Quốc là Huawei tham gia xây dựng mạng 5G của họ, thông qua đạo luật can thiệp nước ngoài mới và phát biểu ý kiến về hành vi xâm phạm nhân quyền.

Tuy nhiên ông Scott Morrison từ chối bất cứ nhượng bộ nào, và kiên trì tuyên bố đồng minh của Úc ủng hộ quyết định này.

Ông nói: “Trong thảo luận của tôi và rất nhiều nhà lãnh đạo, tôi đã nhận được sự khích lệ rất lớn từ sự chuẩn bị gần đây của Úc cho việc uy hiếp kinh tế.”
Xây dựng Tổ chức Y tế thế giới độc lập lớn mạnh

Ông Scott Morrison còn thúc đẩy cải cách Tổ chức Y tế Thế giới, nghị sĩ Đảng Tự do tuyên bố tổ chức này phản ứng “chậm như sông băng” đối với đại dịch lưu hành.

Người nộp thuế Úc mỗi năm cung cấp 8.4 triệu đô la Mỹ cho WHO, và nộp định kỳ các khoản phí, năm 2018 lên đến 57 triệu đô la Mỹ.

Tuy nhiên tổ chức Liên Hiệp Quốc này chậm trễ trong tuyên bố đại dịch bùng phát, và nói các nước giữ mở cửa biên giới, và khen ngợi Trung Quốc hết mực, mặc cho có người chỉ trích ĐCSTQ có ý che giấu dịch bệnh thời kỳ đầu.

Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom, là một cựu chính khách Ethiopia, ông từng giữ chức vụ cấp cao trong chính quyền độc tài tàn bạo dưới sự lãnh đạo của Meles Zenawi, có mối quan hệ mật thiết với Bắc Kinh. Ông thậm chí còn bị nhiều nhà bình luận gọi là “người bảo vệ Trung Quốc”.

Úc là một trong những quốc gia sớm nhất kêu gọi điều tra nguồn gốc đại dịch, đồng thời yêu cầu trao quyền lực cho các nhà khoa học tương tự như điều tra viên vũ khí hạt nhân, điều này đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ.

Ông Scott Morrison nói: “Chúng tôi sẽ ủng hộ kêu gọi xây dựng một Tổ chức Y tế Thế giới lớn mạnh hơn và độc lập hơn, tổ chức này sẽ có quyền lực giám sát và ứng phó với đại dịch mạnh hơn”.

Tháng trước, ông Biden yêu cầu các điệp viên của ông tiến hành điều tra thêm về đại dịch bắt đầu như thế nào, bởi vì họ vẫn chưa làm rõ được nó được sinh ra từ tự nhiên hay là vô tình rò rỉ từ trong phòng thí nghiệm ở Vũ Hán (phòng thí nghiệm tiến hành thí nghiệm virus corona).

Ông Scott Morrison nói: “Tôi mạnh mẽ ủng hộ tuyên bố gần đây của Tổng thống Biden, tức chúng ta cần tăng tường và đẩy nhanh nỗ lực để xác định nguồn gốc dịch bệnh COVID-19. Sau khi dẫn đầu kêu gọi điều tra độc lập, Úc vẫn kiên định cho rằng vì lợi ích của tất cả mọi người, hiểu được nguyên nhân của lần đại dịch này là vô cùng quan trọng đối với việc phòng ngừa đại dịch lần sau.”
Nước đồng minh cung cấp phương án thay thế “Vành đai và Con đường”

Ông Scott Morrison còn nhắc nhở nước đồng minh chú ý đến sáng kiến “một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh, sáng kiến ngày có mục đích thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nơi trên thế giới để mở rộng sức ảnh hưởng của ĐCSTQ.

Ông hy vọng các nước phương Tây cung cấp phương án thay thế cho các nước nghèo tìm kiếm đầu tư thông qua các ngân hàng đa phương bao gồm Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Ông Scott Morrison nói: “Cần làm nhiều hơn nữa để cung cấp một phương pháp điều phối và minh bạch, nhằm giải quyết thách thức nợ mà nhiều nền kinh tế đang trong quá trình phát triển đối mặt, đồng thời cung cấp nguồn tài chính thay thế. Nếu không có mạng lưới an toàn và minh bạch, những nước láng giềng của chúng ta đối mặt với chướng ngại mở cửa phát triển kinh tế, đồng thời có thể trở thành nạn nhân của ngoại giao nợ.”

Đầu năm nay, Úc đã thông qua một dự luật cho phép chính phủ Liên bang hủy bỏ hai thỏa thuận “một vành đai, một con đường” mà tiểu bang Victoria ký với ĐCSTQ, hai thỏa thuận này là Thống đốc bang Victoria, ông Daniel Andrews ký vào năm 2018 và 2019, đồng thời cũng đang xem xét hủy bỏ hợp đồng cho thuê cảng Darwin cho Trung Quốc.

Khái quát hành trình tham gia Thượng đỉnh G7

Sau chuyến đi đến thành phố Perth (Úc), ông Scott Morrison sẽ đến Singapore hội kiến với Thủ tướng Lý Hiển Long, sau đó đến Cornwall ở tây nam nước Anh để tham gia Thượng đỉnh G7.

Sau khi kết thúc thượng đỉnh, ông sẽ ở London vài ngày và có cuộc gặp với Thủ tướng Boris Johnson, thảo luận về hiệp định tự do thương mại Úc – Anh, hiệp định này có khả năng sẽ đạt được thỏa thuận quan trọng vào cuối tháng này.

Sau đó ông sẽ hội kiến với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris, trước khi lên đường về Úc.

Ông phải bị cách ly 2 tuần ở Phủ thủ tướng tại thủ đô Canberra.

Related posts