Phụng Minh
Về kết cục hoàn toàn khác nhau này, chuyên gia cho biết thật không may vì “cô gái vẩy mực” không ở Pháp, Mỹ hay Australia, mà cô đang ở Trung Quốc…..
Ngày 8/9, nhiều người trên Twitter đã tweet lại đoạn video Tổng thống Pháp Macron bị tát. Ông Macron đã tới thăm Drôme, miền đông nam nước Pháp, khi chuẩn bị bắt tay những người đang tụ tập phía sau hàng rào thì bất ngờ bị một người thanh niên tát. Sau đó an ninh nhanh chóng bước tới, ông Macron cũng được vệ sĩ đưa đi. Một lúc sau, Tổng thống Pháp lại quay trở lại tiếp tục nói chuyện với mọi người.
Thanh niên 28 tuổi liên quan đến vụ tấn công ông Macron đã bị cảnh sát bắt giữ với cáo buộc có hành vi bạo lực đối với các quan chức nhà nước. Ngày 10/6, tòa tuyên án người thanh niên này 18 tháng tù giam, trong đó có 14 tháng tù treo.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông địa phương, ông Macron hạ thấp vụ việc, nói rằng mọi thứ đều ổn, đó chỉ là một sự cố đơn lẻ. Ông nói, “Một quốc gia không nên để một số ít các phần tử bạo lực trở thành tâm điểm của cuộc thảo luận của công chúng, và điều đó là không đáng”. Tai nạn này sẽ không ngăn cản ông đến với công chúng.
Chuyên gia bình luận các vấn đề thời sự Lý Mộc Dương đã liên kết sự kiện này với những sự kiện tương tự nhưng đặc biệt có một sự kiện có kết cục trái ngược hoàn toàn.
Khi cựu Tổng thống Hoa Kỳ George Walker Bush đến thăm Baghdad vào tháng 12/2008, ông đã bị một nhà báo Iraq ném giầy về phía mình. Ông Bush né kịp chiếc giày và ngay lập tức nói: “Nếu các bạn muốn biết sự thật, thì thứ anh ấy vừa ném là một chiếc giày cỡ 10”.
Ông Bush đã làm cho sự cố ném giày trở nên không đáng kể và nói đùa rằng: “Tôi đã trải qua nhiều điều vô lý trong nhiệm kỳ của mình, nhưng cảnh này là đặc biệt nhất”.
Vào cuối tháng 5/2013, Julia Gillard, Thủ tướng Australia khi đó đang đến thăm trường học ở Canberra và bị một học sinh 16 tuổi ném một chiếc bánh sandwich. Thủ tướng cười và nói, “Cậu ấy có nghịch ngợm một chút”, “Có thể cậu ấy nghĩ rằng tôi đang đói”.
Khi các nhà lãnh đạo phương tây bị tấn công, họ có thể đối phó với nó một cách vô tư, và không thổi phồng cuộc tấn công nhiều, đây là biểu hiện cụ thể của một quốc gia dân chủ tự do. Tất nhiên, những kẻ thực hiện vụ tấn công cũng có thể bị trừng phạt sau đó, nhưng rõ ràng là không thể so sánh với sự việc tương tự ở Trung Quốc.
Nhà bình luận người Hoa Lý Mộc Dương đặt câu hỏi: Bạn đã bao giờ nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu chuyện diễn xảy ra ở Trung Quốc chưa? Nếu ai đó tát Tập Cận Bình, hoặc ai đó ném giày hoặc bánh mì vào ông ta, nhà cầm quyền ĐCSTQ sẽ làm gì?
Nói đến đây, có lẽ ai đó đã nghĩ ngay đến “cô gái vẩy mực” Đổng Quỳnh Dao. Vào tháng 7/2018, Đổng Quỳnh Dao đã vẩy mực vào bức chân dung tuyên truyền quy mô lớn của ông Tập Cận Bình trước Tòa nhà Hải Nam ở Thượng Hải, và thực hiện một buổi phát sóng trực tiếp trên Twitter.
Thật không may, Đổng Quỳnh Dao không ở Pháp, Mỹ hay Australia, cô đang ở Trung Quốc. Sau khi làm điều này, cô sớm được đưa vào khoa tâm thần của bệnh viện số 3 Chu Châu. Trong tối đa 16 tháng, cô được theo dõi suốt cả ngày đêm và đã xuất viện với các triệu chứng mất trí nhớ.
Vào tháng 1 năm nay, Đổng Quỳnh Dao đã tweet rằng nhà ngoại giao Hoa Kỳ hy vọng sẽ gặp riêng cô sau khi biết tình hình gần đây của cô. Thật bất ngờ, ngay sau đăng tải trên Twitter, nhà chức trách Trung Quốc đã lần thứ ba bắt giam cô vào bệnh viện tâm thần.