Ai sẽ là người thay thế vị trí Thủ tướng Trung Quốc của ông Lý Khắc Cường?

Vũ Dương

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (ảnh: Youtube/CGTN).

Về việc ai sẽ thay thế chức Chủ tịch nước Trung Quốc của ông Lý Khắc Cường trong nhiệm kỳ tới, theo nhà bình luận thời sự Tư Đồ Kiếm thì có 2 người là có khả năng và 2 người hoàn toàn không có khả năng…

Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đang đến gần, và hiện có nhiều ý kiến ​​khác nhau về thành phần của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới. Vì tham vọng tái đắc cử của nhà lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình đã bộc lộ ngay sau khi Sửa đổi hiến pháp tại phiên họp Lưỡng hội năm 2018, vậy nên ai sẽ là ứng cử viên của chiếc ghế tân Thủ tướng hiện là điều được nhiều người quan tâm nhất, và việc thay đổi thủ tướng sẽ diễn ra tại kỳ họp Lưỡng hội  năm 2023. Điều này chủ yếu là bởi ông Lý Khắc Cường, nhân vật thứ hai trong Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị, đã là thủ tướng trong Hai nhiệm kỳ liên tiếp, theo thông lệ, ông không thể tiếp tục vị trí này được nữa.

Vậy ai sẽ là người thay thế ông Lý Khắc Cường?

Tờ Minh Báo của Hồng Kông hôm 16/6 đưa tin rằng họ đã phân tích thành phần có khả năng trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ khóa mới. Theo ước tính được cho là thận trọng nhất, Chủ tịch Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Lật Chiến Thư ở vị trí thứ 3 và Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Hàn Chính ở vị trí thứ 7, sang năm tuổi tác của hai ông sẽ lần lượt là 70 và 68, theo thông lệ nhân sự “bảy lên tám xuống”, tức 67 tuổi vẫn có thể tiếp tục nhiệm kỳ, 68 tuổi phải nghỉ hưu, khả năng cao là cả hai ông sẽ từ chức và nghỉ hưu vào năm sau. Do đó, 5 người là ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Uông Dương, Vương Hộ Ninh, Triệu Lạc Tế sẽ vẫn tại vị, và Ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ có thêm 2 thành viên mới.

Tuy nhiên, ông Lý Khắc Cường không thể được tái đắc cử, nếu không nghỉ hưu, ông chỉ có thể noi gương cố lãnh đạo tiền nhiệm Lý Bằng, trở thành Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc. Mà tân Thủ tướng phải là thành viên thứ 3 trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Nhưng hiện tại thì ông Uông Dương, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, thành viên thứ 4 trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, nếu năm sau ông không nghỉ hưu và lại không được thăng chức thủ tướng thì liệu ông sẽ thuận lợi trở thành thành viên thứ 3 hay vẫn tiếp tục là thành viên thứ 4?

Thứ hạng thấp nhất từ trước đến nay của chức thủ tướng ĐCSTQ trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị  là vị trí thứ 3. Ví dụ, tại Đại hội ĐCSTQ lần thứ 15 năm 1997, ông Lý Bằng, nhân vật đứng hàng thứ 2 đã từ Thủ tướng chuyển sang Ủy viên trưởng, nhưng vị trí xếp hạng vẫn không thay đổi, khi đó Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Chu Dung Cơ, nguyên vốn thành viên thứ 5, đã thăng lên hai bậc, trở thành thành viên thứ 3 và thăng lên chức Thủ tướng.

Tờ Minh Báo nhìn nhận rằng nếu người thay thế ông Lý Khắc Cường làm Thủ tướng là một người mới gia nhập Ban Thường vụ, thì dẫu đó là Phó Thủ tướng hiện tại Hồ Xuân Hoa hay Bí thư Thành ủy Thượng Hải hiện tại Lý Cường, họ đều cần phải vượt qua 3 Ủy viên Ban Thường vụ vẫn đang tại nhiệm là Uông Dương, Vương Hộ Ninh, Triệu Lạc Tế, như vậy mới có thể trở thành nhân vật số 3 trong Ban Thường vụ.

Về người kế nhiệm Lý Khắc Cường, trang web tuyên truyền đối ngoại “Duowei News” trước đó đã phân tích rằng kể từ những năm 1980 đến nay, người kế nhiệm Thủ tướng Trung Quốc đều là phó thủ tướng, do đó, nếu tuyển chọn trong số các phó thủ tướng đương nhiệm, thì ông Hàn Chính trẻ hơn là người có khả năng kế nhiệm cao hơn ông Hồ Xuân Hoa.

Một phân tích khác của trang web này nói rằng một thành phần có khả năng khác của Ủy ban Thường vụ vào năm tới, chính là ngoài ông Lật Chiến Thư, Hàn Chính ra, thì 3 Ủy viên Ban Thường vụ khác ở tuổi 67 là ông Lý Khắc Cường, Uông Dương, Vương Hộ Ninh đều sẽ nghỉ hưu, nếu vậy thì Ủy ban Thường vụ sẽ chỉ còn lại 2 người là ông Tập Cận Bình và ông Triệu Lạc Tế, như vậy sẽ có thêm 5 thành viên Ban Thường vụ mới nữa. Nếu thế thì xét về hàng thâm niên thì ông Triệu Lạc Tế sẽ được lên ngôi trở thành nhân vật số 2, đổi thành Ủy viên trưởng Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tân thủ tướng theo lý đường nhiên sẽ trở thành nhân vật số 3. Thậm chí có khả năng ông Uông Dương hoặc Triệu Lạc Tế, người chỉ 65 tuổi vào năm tới, bất ngờ trở thành thủ tướng quá độ trong một nhiệm kỳ, và người mới sẽ tiếp quản Quốc vụ viện trước Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 15 vào năm 2028.

Điều đáng chú ý là trang Duowei News gần đây đã bị cáo buộc vì tình nghi gây rối cho ông Tập Cận Bình, chẳng hạn, hôm 10/6 trang web này đã đăng một bài viết đặc biệt với tiêu đề “Ai sẽ giám sát Ban Chấp hành Trung ương Đảng”, chất vấn “Liệu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Tổng Bí thư ĐCSTQ cũng nên bị giám sát, nếu thế thì họ sẽ tiếp nhận giám sát như thế nào”, những ngôn luận này khiến giới phân tích bàn luận sôi nổi.

Tại Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19, phe cánh ông Giang Trạch Dân đã cài cắm thân tín quan trọng nhất trong phe của mình – ông Vương Hộ Ninh, ngay bên cạnh ông Tập Cận Bình, trở thành thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách tư tưởng và tuyên truyền. Mà trang Duowei News, nguyên từ lâu thuộc phe cánh ông Giang Trạch Dân, lần này, trong lần thay đổi Thường vụ Bộ Chính trị tiếp theo và lựa chọn thủ tướng, trang này đều có khuynh hướng đề bạt ông Hàn Chính – đại diện thuộc phe ông Giang Trạch Dân và ông Triệu Lạc Tế – người đã được đề bạt bởi Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng ông Hàn Chính đã sắp nghỉ hưu, hơn nữa thành tích chính trị của ông này cũng không có biểu hiện nổi trội gì trên cương vị của một Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện. Về phần ông Triệu Lạc Tế, từ lâu đã có tin đồn rằng ông Triệu Lạc Tế đã nhận được cảnh báo nội bộ từ phía ông Tập Cận Bình vì xây dựng trái phép ở dãy núi Tần Lĩnh, Thiểm Tây, nơi vốn được coi là “long mạch đế vương” của ông Tập Cận Bình. Vậy nên hai người này gần như không có khả năng cho vị trí này.

Trên thực tế, liên quan đến người kế nhiệm Lý Khắc Cường, mặc dù có tin đồn rằng ông Tập Cận Bình có khuynh hướng tìm kiếm trong thân tín của mình, cũng chính là tìm trong quân đội của gia đình họ Tập, chẳng hạn như Bí thư Thành ủy Thượng Hải Lý Cường, bài viết này tin rằng ông Hồ Xuân Hoa là người có khả năng cao nhất cho vị trí Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ tới.

Ông Hồ Xuân Hoa được cho là đã được cựu lãnh đạo ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào chỉ định làm đại diện kế nhiệm của Phái đoàn, tức phe cánh ông Hồ Cẩm Đào. Ông Hồ Xuân Hoa đã bước vào Ủy Ban Thường vụ trước Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng bởi sự cố ngã ngựa của ông Tôn Chính Tài – một thành viên Ban Thường vụ khác, nên ông chỉ giữ chức Phó thủ tướng vào năm sau. Kể từ khi nhậm chức, ông Hồ Xuân Hoa vẫn luôn gánh vác trách nhiệm nặng nhọc thay cho ông Tập Cận Bình, ví  như công cuộc xóa đói giảm nghèo, hơn nữa ông cũng rất khiêm tốn và thận trọng. Ông Tập Cận Bình đã chỉ thị điều tra tham nhũng ở Nội Mông một mạch ngược dòng thời gian 20 năm trước, nghe nói điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng đến ông Hồ Xuân Hoa, bởi ông từng được bổ nhiệm làm Bí thư khu ủy của Nội Mông năm 2009,  được bầu giữ chức Chủ nhiệm Đại hội Đại biểu Nhân dân Nội Mông đầu năm 2010, nhưng nhiều nhất thì ông Tập Cận Bình cũng chỉ muốn dùng điều này để tóm cứng lấy điểm yếu của ông để dễ dàng trong việc kiểm soát ông Hồ Xuân Hoa mà thôi.

Trong bài bình luận có tiêu đề “Ông Tập Cận Bình đã chuẩn bị thủ tướng yếu kém nhất cho việc tái cử của mình”, đã phân tích rằng ông Tập Cận Bình đã chuẩn bị sẵn một thủ tướng yếu nhất trong cơ chế cho nhiệm kỳ tiếp theo của mình, để ông ta có thể dễ dàng điều khiển. 

Trong quá trình hợp tác với ông Lý Khắc Cường, ông Lý Khắc Cường đã nhiều vỗ vào mặt ông Tập Cận Bình, điều này khiến ông Tập nhiều phen há miệng mắc quai, cảm thấy khó chịu trong lòng. Thủ tướng yếu nhất mà ông Tập chuẩn bị rất có khả năng chính là ông Hồ Xuân Hoa. Ông Hồ Xuân Hoa sẽ trở thành thủ tướng yếu kém  nhất của ĐCSTQ trong gần 40 năm.

Một ứng cử viên tiềm năng khác cho vị trí Chủ tịch nước là ông Uông Dương, cũng là người thuộc phe cánh ông Hồ Cẩm Đào

Ông Uông Dương trước nay vẫn luôn “sóng yên biển lặng” trong chốn quan trường, ông được xem là một trong các nhân vật cải cách hàng đầu trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ. Sau khi chính thức trở thành chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, ông Uông Dương đã cố gắng hết sức để thể hiện lòng trung thành với ông Tập Cận Bình về mọi mặt, ví như khi đến thăm Nội Mông vào đầu năm nay, ông đã biện hộ cho việc giảng dạy tiếng Trung tại các trường học của con em tộc người Mông Cổ ở Nội Mông, yêu cầu các quan chức địa phương “có sự hiểu biết” về ông Tập Cận Bình.

Tại Hội nghị Chính hiệp Toàn quốc vào tháng 3 năm nay, động thái biểu đạt lòng trung thành của ông Uông Dương đối với ông Tập Cận Bình càng rõ ràng hơn. Trong bài phát biểu lúc khai mạc và bế mạc, ông Uông Dương  đều nhấn mạnh đoàn kết chặt chẽ hơn xung quanh “người lãnh đạo hạt nhân Tập Cận Bình” và chính quyền trung ương

Từ đây có thể thấy, biểu hiện của ông Uông Dương dường như không chỉ giới hạn ở việc tìm cách về hưu an toàn, mà là để mưu cầu một chức vụ quan trọng hơn trong nhiệm kỳ tới.

Nếu ứng cử viên cho chức Thủ tướng tương lai thực sự là ông Hồ Xuân Hoa hoặc ông  Uông Dương, thế tại sao Tập Cận Bình phải tìm kiếm một thuộc trong Phái đoàn đây?

Nguyên nhân chủ yếu là vì ông Tập Cận Bình cần tìm đối tác không phải là người của mình mình để giành được sự ủng hộ trong đảng, dẹp bỏ những lời thị phi sao cho việc tái đắc cử diễn ra một cách suôn sẻ. Đây cũng chính là lý do mà các nguyên lão của ĐCSTQ năm xưa đã chọn ông Lý Khắc Cường cộng tác với “thế hệ đỏ thứ hai” Tập Cận Bình.

Tất nhiên, danh sách trên đều chỉ là sự suy đoán. Cục diện chính trị thường luôn biến hóa đa đoan, có thể thay đổi bất cứ lúc nào, cũng có thể sẽ xuất hiện con ngựa ô nào đó, hoặc năm sau Trung Quốc sẽ có đại sự phát sinh, khiến ông Tập Cận Bình muốn bảo vệ tự mình còn khó chứ đừng nói đến bảo vệ  ĐCSTQ. Mọi chuyện đều có khả năng!

Related posts