Luật chống trừng phạt của Trung Quốc lép vế trước luật Mỹ

Vũ Dương

Trung Quốc vào ngày 10/6 thông qua Đạo luật chống trừng phạt, theo đó cung cấp sự hỗ trợ pháp lý để chống lại bất kỳ cá nhân, gia đình và tổ chức nào chịu trách nhiệm thực thi các lệnh trừng phạt của nước ngoài. 

Quyết định diễn ra sau hai ngày Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới nhằm tăng cường sức mạnh công nghệ Mỹ, và xác định Trung Quốc là đối thủ chính trong lĩnh vực công nghệ.

Luật của Trung Quốc, có hiệu lực ngay lập tức, là phản ứng pháp lý mạnh nhất của nước này cho đến nay đối với các lệnh trừng phạt của nước ngoài. 

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng luật mới của Trung Quốc không dễ gì buộc Mỹ phải đảo ngược các lệnh trừng phạt đối với các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc, thay vào đó nó có thể buộc các công ty nước ngoài phải suy nghĩ lại về chiến lược thị trường Trung Quốc của họ, trang SCMP cho hay.

Theo luật chống trừng phạt, những người được cho là giúp thực thi các biện pháp trừng phạt chống lại Trung Quốc có thể phải đối mặt với những hậu quả pháp lý, bao gồm bị tịch thu tài sản, đơn xin thị thực bị từ chối hoặc bị trục xuất. Các công ty Trung Quốc ngoài việc bị cấm giúp các nước khác thực hiện các biện pháp trừng phạt chống lại Trung Quốc, còn phải giúp Bắc Kinh thực hiện các biện pháp trả đũa.

Đây là sự leo thang mới nhất trong cuộc chiến công nghệ ngày càng căng thẳng giữa Mỹ – Trung.  

Luật của Mỹ, bao gồm khoảng 250 tỷ USD chi tiêu cho một loạt các biện pháp nhằm chống Trung Quốc. Khoảng 2 tỷ USD trong đó được dành để khuyến khích sản xuất chip ngay trong nước Mỹ khi Mỹ tìm cách giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy đặt tại châu Á. 

Nếu được Hạ viện thông qua và được Tổng thống Joe Biden ký thành luật, luật này sẽ bổ sung một thành phần khác vào chiến lược của Mỹ nhằm đối đầu với sự trỗi dậy của các công ty công nghệ Trung Quốc. Cho đến nay, Mỹ chủ yếu dựa vào các lệnh trừng phạt do cựu Tổng thống Donald Trump đưa ra. Những lệnh trừng phạt đó đã tác động mạnh đến một số nhà vô địch công nghệ của Trung Quốc.

Related posts