“Trong một thế giới hỗn loạn như thế này, điều giá trị nhất chính là ‘sự thật’ – chân tướng”.
Đầu tháng 6, RedState đưa tin có quan to nhất của ĐCSTQ đào tẩu sang Mỹ. Một số kênh truyền thông cho rằng quan chức ấy là Đổng Kinh Vĩ. Thậm chí Thành viên cấp cao trong Uỷ ban Quốc gia Đảng Cộng hoà là Dư Hoài Tùng còn đặt cược cả sự nghiệp chính trị để cam đoan người ấy là Đổng Kinh Vĩ.
Nhưng ngày 23/6, một quan chức Mỹ đã nói với trang web chính thức của cộng đồng tình báo SpyTalk rằng, thông tin Đổng Kinh Vĩ đào tẩu là không chính xác.
Ở đây đã xuất hiện hai luồng tin tức mâu thuẫn nhau. Vậy thì chúng ta làm thế nào để phân biệt?
Mục đích của bài viết này không nhấn mạnh tính đúng – sai của thông tin, mà là để cung cấp cho quý độc giả một cái nhìn đa chiều cùng những phân tích có chiểu sâu, ngõ hầu quý độc giả có được năng lực phân biệt tin tức thật – giả trong tương lai.
Dưới nhãn quan độc đáo cùng khả năng phân tích đa chiều, trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 26/6, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã chia sẻ như sau:
Nghi vấn về tính xác thực của quan to Trung Quốc đào tẩu
Khi một người nhận được tin tức, việc đầu tiên nên làm chính là suy nghĩ về tâm thái của bản thân rốt cuộc là gì.
Tôi nói về phương pháp tư duy, nếu Đổng Kinh Vĩ thật sự ở nước Mỹ, chúng ta phải thấy vài hiện tượng như sau.
Thứ nhất là về Cục Tình báo Hoa Kỳ, việc đầu tiên họ nên làm là xác minh Đổng Kinh Vĩ là người thật hay giả. Nếu người này là giả, thì bất cứ thông tin tình báo ông ta nói đều sẽ mất đi tính ‘khả tín’ (đáng tin cậy).
Cục Tình báo Mỹ có thể thông qua các phương pháp như dùng máy dò nói dối, phỏng vấn trực tiếp, bảo ông ta kể về quá trình đào tẩu qua Mỹ. Khi Đổng Kinh Vĩ kể lại câu chuyện ấy, nó nhất định phải ‘kinh tâm động phách’, bởi vì Đổng Kinh Vĩ là Phó Bộ trưởng Bộ công an (tương đương với Phó giám đốc CIA), cuộc đào tẩu sẽ có rất nhiều chi tiết, do đó một người không thể bịa một câu chuyện ‘tròn trịa’ như vậy.
Thứ hai, tôi nhìn nhận một người như Đổng Kinh Vĩ không thể tự ý hành động. Ông tương đương với Phó giám đốc CIA, ông lại có thể tuỳ ý đến California thăm con gái? Bạn không nghĩ rằng điều này kỳ lạ sao? Chức vụ như ông phải có rất nhiều người xung quanh ‘giám sát’ như là thư ký, nhân viên, tài xế v.v. Nếu ông đột ngột biến mất thì người khác sẽ biết, không có cách nào để giữ bí mật như thế này. Nhưng chúng ta hoàn toàn không nghe được tin tức liên quan.
Vậy nên bạn tưởng tượng một chút, ông ta muốn chạy trốn, những người còn lợi hại hơn ông ta như Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang… họ không muốn chạy khỏi Trung Quốc sao? Ngay cả người cùng vị trí như ông như Phó Bộ trưởng Bộ Công an là Mã Kiến (tay chân của Tăng Khánh Hồng) cũng bị ông Tập hạ bệ. Lẽ nào Mã Kiến không muốn đào tẩu sao? Mã Kiến cùng cấp với Đổng Kinh Vĩ, tại sao Mã Kiến không chạy trốn? Tôi muốn nói điều này chính là những người như vậy không có cơ hội đào tẩu. Đây là lý do vì sao ở tập trước với các chủng các dạng thông tin, khi đó tôi cũng không thấy xác nhận từ phía ĐCSTQ nên xác suất tôi dự đoán Đổng Kinh Vĩ ở Mỹ tầm 30%.
Tiếp theo, nếu trong tay Đổng Kinh Vĩ có thông tin tình báo rằng 1/3 du học sinh là gián điệp do quân đội ĐCSTQ phái đến, đồng thời một lượng lớn gián điệp trong kế hoạch ‘Ngàn nhân tài’ của ĐCSTQ có trong chính phủ và Cục Tình báo Hoa Kỳ, thì chúng ta nhất định phải thấy 2 hiện tượng như sau.
Hiện tượng thứ nhất là nước Mỹ sẽ trục xuất một lượng lớn du học sinh Trung Quốc, bắt giữ rất nhiều nhân viên trong kế hoạch ‘Ngàn nhân tài’. Quan chức đào tẩu được cho là đến Mỹ từ tháng Hai, tính đến nay đã 4 tháng, nhưng tôi vẫn không thấy Cục Tình báo xảy ra bất cứ đợt ‘thanh lọc’ nào.
Bài viết của Reuters dẫn nguồn từ New York Times có nội dung như sau: ĐCSTQ từ năm 2010 đến 2012 đã giết 18-20 người (Trung Quốc) cung cấp thông tin cho CIA. Cũng chính là nói ĐCSTQ đột nhiên phát hiện nhân viên Cục An ninh Quốc gia của họ… phục vụ cho CIA, thế là ĐCSTQ bắt đầu ‘thanh lý môn hộ’.
Vậy thì nếu Đổng Kinh Vĩ thực sự đến Mỹ quốc và nói rằng Cục Tình báo đã bị thâm nhập, thì đến hôm nay chúng ta đáng nhẽ phải thấy ‘thanh lọc’ trên quy mô lớn. Hơn nữa nếu việc ‘thanh lọc’ này diễn ra, chúng ta phải thấy Giám đốc CIA, quan chức cấp cao trong tổ chức phản gián v.v. sẽ nhận trách nhiệm và từ chức vì họ đã để ‘lọt’ gián điệp. Nếu điều này xảy ra, thì tin tiêu đề của tất cả kênh truyền thông ở Mỹ phải cáo báo trên quy mô lớn. Đây là điều thứ hai mà tôi thấy khả nghi.
Tôi đặt thêm giả thiết, nếu Đổng Kinh Vĩ thực sự đến Mỹ thì việc ĐCSTQ phủ nhận việc đó, như tạo một bức ảnh giống photoshop, loại việc này thật ngốc nghếch. Vì sao? Bởi vì phía Mỹ đã có trong tay Đổng Kinh Vĩ và thông tin tình báo, ĐCSTQ làm điều đó chẳng có ý nghĩa gì. Trái lại, phía Mỹ sẽ cười chê bạn. Phía Hoa Kỳ chỉ quan tâm đến thông tin tình báo, họ không quan tâm đến việc có bị mất mặt hay không. Cho nên ĐCSTQ càng phủ nhận, phía Mỹ không tổn thất bất cứ điều gì, ngược lại họ sẽ cười nhạo bạn vì kém cỏi và bất tài.
‘Siêu anh hùng’ sẽ không từ Trời giáng xuống
Điều tôi muốn nói ở đây là tôi cũng hy vọng Đổng Kinh Vĩ đến Hoa Kỳ, nhưng tôi không thể dùng ‘lý tưởng’ để thay thế ‘hiện thực’. Đây là vấn đề tâm thái (tâm lý).
Tôi cho rằng phương pháp phân tích vấn đề quan trọng hơn việc mình muốn sự việc xảy ra như thế nào. Mọi người còn nhớ sau Tổng tuyển cử, rất nhiều người nói Biden sẽ không vào được Nhà Trắng, Trump vẫn làm tổng thống. Sau đó đến ngày 4/3, 20/4, tháng 5, tháng 7 như thế nào? Rốt cuộc không có gì xảy ra cả. Cho nên tôi muốn nói tâm thái của chúng ta chính là: điều cần làm không phải là hy vọng vào kỳ tích xảy ra, mà là chúng ta phải tự làm. Chúng ta cần nhìn rõ hiện thực, bởi vì nhìn rõ hiện thực mới có thể nhìn rõ vấn đề chúng ta phải đối mặt. Nhìn rõ vấn đề mới có thể giải quyết vấn đề. Tôi cảm thấy đây là tâm thái mà chúng ta nên có hiện nay.
Tôi nhớ vào ngày 7/1 tôi đã biết Trump bỏ cuộc – give up, sau đó rất nhiều người nói tôi tại sao không lạc quan. Lúc đó tôi chỉ nói sự thật. Nếu Trump muốn hành động, ông ấy không thể đợi tới ngày 6/1. Khi đó tôi đã nói người Mỹ nên làm gì? Chính là thay đổi từ cơ sở như: giáo dục, bầu cử. Sau đó xây dựng truyền thông giữ gìn lý niệm truyền thống, mạng xã hội… để trám vào lỗ hổng trong cuộc bầu cử. Hiện tại mọi người thấy rằng những điều đó đã triển hiện, ví như: kiểm toán ở Arizona, các bang thông qua pháp luật yêu cầu kiểm tra ID của cử tri, rất nhiều phụ huynh phản đối việc giảng dạy Thuyết chủng tộc phê phán (CRT – Critical Race Theory) v.v. Tham gia những hoạt động ấy còn ‘đáng tin’ hơn là chờ đợi ‘siêu anh hùng’ giải cứu nước Mỹ. Đây là vấn đề tâm thái mà tôi muốn nói đến.
‘Sự thật’ là tất cả những gì chúng ta có
Tiếp đến chúng ta phải tăng cường năng lực suy nghĩ vấn đề để không bị lừa gạt nữa. Có lúc ĐCSTQ cố ý tạo tin giả với mục đích ‘lừa dối’ bạn. Sau khi bạn nghe tin giả xong, bạn sẽ cảm thấy ‘tâm tình ngây ngất’, bạn không cần phải làm gì cả, bạn có thể ngủ ngon, siêu anh hùng sắp đến rồi. Đây là một loại tâm thái.
Còn một loại tâm thái khác. Nếu có một kênh truyền thông ‘mắc mồi câu’ của ĐCSTQ, sau đó lại báo cáo rầm rộ, nói rằng Đổng Kinh Vĩ hiện đang ở Mỹ. Nhỡ đâu một ngày phát hiện Đổng Kinh Vĩ không ở Mỹ, thế thì uy tín kênh truyền thông của bạn sẽ mất đi độ tin cậy, sau đó không còn ai xem kênh của bạn.
Tôi cho rằng trong một thế giới hỗn loạn như thế này, điều giá trị nhất chính là ‘sự thật’ (chân tướng). Mọi người biết rằng ĐCSTQ hay là chủ nghĩa Marx biến tướng ở phương tây, vũ khí lợi hại nhất của họ chính là ‘lừa dối’. Họ nắm trong tay tất cả như toà án, truyền thông, Big Tech, quân đội, tình báo… bạn nói xem trong tay chúng ta có gì? Chúng ta chỉ có trong tay một thứ là ‘sự thật’ (chân tướng). Bạn chỉ có trong tay một thứ vũ khí, lẽ nào bạn muốn từ bỏ; lẽ nào bạn từ bỏ ‘sự thật’, sau đó dùng ‘lừa dối’ để đối đãi ‘lừa dối’? Lẽ nào bạn lại dùng những huyễn tưởng để thay thế hiện thực sao?
Có lẽ tôi nói điều này một số người không muốn nghe nhưng tôi vẫn kiên trì ‘nói sự thật’ (giảng chân tướng). Tôi cho rằng bạn chỉ cần giảng chân tướng thì mới có thể khiến lập tín nghĩa và danh dự cho kênh truyền thông của bạn, sau đó mới có được lòng tin của công chúng, tiếp đến mới có thể đánh thức nhiều người giảng chân tướng hơn nữa.
Hiện thực có khi rất dơ bẩn, xấu xí nhưng chúng ta hãy bảo trì một trái tim trong sáng, sau đó đem chân tướng giảng xuất lai.
* Ví dụ về phương pháp tư duy và phân tích vấn đề của Giáo sư Chương
Fox News đưa tin ngày 17/6, thành viên mới của Hạ viện là bác sĩ Ronny Jackson yêu cầu TT Biden lập tức phải ‘kiểm tra nhận thức’ vì ông cho rằng Biden có dấu hiệu của của bệnh Alzheimer.
Nhưng sau đó Tổng thống Nga là Putin lại không nghĩ như vậy. Trong bài báo đăng trên The Epoch Times ngày 17/6, Putin nói rằng: “Biden rất chuyên nghiệp, khi làm việc với ông ấy bạn phải rất tập trung để không bỏ lỡ những điều quan trọng. Xin hãy tin tôi”.
Ở đây có hai ý kiến trái chiều, rốt cuộc nên tin ai? Giáo sư Chương nhận định trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 20/6 như sau:
“Bạn thấy Biden có một vài dấu hiệu. Thứ nhất ông ấy ăn nói không mạch lạc, mỗi lần họp báo đều biến thành ‘thảm hoạ’. Thậm chí khi ở châu Âu, ông nói nhầm Putin thành Trump, lúc đó ông ấy có vẻ rất khó tập trung.
Thứ hai ông ấy rất dễ nổi nóng với các phóng viên. Biden gần đây rất cáu kỉnh. Nổi nóng và cáu kỉnh là hai trong những biểu hiện của bệnh Alzheimer.
Vậy nên tôi đoán rằng năng lực nhận thức của Biden có vấn đề, nếu không thì ông sẽ không được nhiều người ‘bao bọc’ như vậy, ví như: không để Biden thấy phóng viên hay trả lời câu hỏi. Bởi vì chỉ cần ông ấy nói, cuối cùng dễ biến thành điều vô nghĩa.
Vậy tại sao Putin lại nói Biden không gặp vấn đề gì? Lời của Putin… không thể tin được. Bởi vì Putin muốn nước Mỹ có một tổng thống yếu về trí lực, như thế mới đảm bảo tối đa lợi ích của Nga. Nếu Biden thật sự có vấn đề, Putin khẳng định sẽ tán dương ‘Biden không gặp vấn đề gì cả. Tin tôi đi’. Cho nên tôi cho rằng lời nói của Putin không đáng tin.
Trên thế giới hỗn loạn này, chúng ta sẽ nghe được các chủng các dạng thông tin, hơn nữa giữa chúng có mâu thuẫn. Trước tiên chúng ta phải xem thông tin này có vi phạm tri thức phổ thông hay không. Thứ hai là do ai nói, người nói liệu có động cơ và mục đích gì không. Thứ ba là có những nguồn độc lập để kiểm tra chéo hay không.
Những điều này tôi cho rằng là phương pháp quan trọng để quan sát thanh tỉnh hơn trong thế giới hỗn loạn này”.