ĐCSTQ muốn thành lập chi bộ đảng trên… trời

Mạn Vũ

Kỷ niệm 100 năm thành lập đảng mà lại ‘thăng thiên’ (đưa người lên không gian) là điềm chẳng lành. Bởi vì thông thường khi người ta nói rằng tiễn ai đó ‘thăng thiên’ thì còn có hàm nghĩa là ‘diệt vong’, ‘tạ thế’ hoặc ‘kết thúc’…

Gần đây ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc xuất hiện hai sự việc đáng cười. 

Thành lập Chi bộ đảng trên… trạm không gian

Câu chuyện thứ nhất chính là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa 3 phi hành gia lên trạm không gian Thiên Cung vào ngày 17/6. Cả 3 phi hành gia này đều là đảng viên ĐCSTQ. Theo Hiến chương của ĐCSTQ, từ 3 người trở lên có thể thành lập một chi bộ đảng, sau đó kênh truyền thông của ĐCSTQ nói rằng họ nên thành lập một Chi bộ đảng trên trạm vũ trụ. 

Sau đó họ nói thêm, năm 1927 ĐCSTQ thành lập Chi bộ đảng trên mặt đất, đến năm 2021 đã thành lập được Chi bộ đảng trên không gian! 

Điều này ngay sau đó đã thu hút những lời bàn tán xôn của cư dân mạng. Họ nói rằng, kỷ niệm 100 năm thành lập đảng mà ‘thăng thiên’ (đưa người lên không gian) là điềm chẳng lành. Bởi vì thông thường khi người ta nói rằng tiễn ai đó ‘thăng thiên’ thì còn có hàm nghĩa là ‘diệt vong’, ‘tạ thế’ hoặc ‘kết thúc’. Ví như nói nội chiến giữa Quốc dân đảng và Cộng sản đảng, hoặc Chiến tranh kháng Nhật, nếu nói tiễn giặc ‘thăng thiên’ thì chính là có ý nghĩa này. 

Hiện nay kênh truyền thông ĐCSTQ đem Chi bộ đảng ‘thăng thiên’ chính là điềm báo chẳng lành. 

Chế độ ‘phụ nữ phục vụ đàn ông’ trên trạm không gian?

Ngoài ra còn có một câu chuyện vô cùng đáng cười, cũng là một đoạn lời nói làm trò hề cho thiên hạ. Đây là câu chuyện một nữ kỹ sư thiết kế trong lĩnh vực hàng không tên là Hoàng Vĩ Phân. Bà đồng thời cũng là đảng viên ĐCSTQ. 

Khi phóng viên hỏi: “Tương lai liệu có thể xuất hiện nữ phi hành gia không?”. Lúc ấy bà trả lời: “Rất có thể. Nữ phi hành gia có ưu thế và đặc điểm riêng của họ, cho nên sau khi lên trạm không gian, họ có thể ‘cung cấp’ sự giúp đỡ và hỗ trợ trong đời sống sinh hoạt và quản lý các kế hoạch khác”.

Đoạn lời này lại khiến dân mạng dậy sóng. Bởi vì bà vốn dĩ là phụ nữ nhưng trong lời nói ở trên thì chứa đầy thiên kiến, kỳ thị và hạ thấp giá trị của người phụ nữ. Theo bà Hoàng, dường như chị em phụ nữ (trong đoạn lời trên) chỉ đóng vai trò chỉ là bảo mẫu trong việc phục vụ người khác. Do đó bà bị dư luận bủa vây và phản ứng dữ dội. 

Kỳ thực trong lời của bà Hoàng còn có một ý nghĩa ngầm chính là khái niệm ‘phụ nữ phục vụ nhu cầu đàn ông’ – comfort woman. Chúng ta biết rằng trong Thế chiến thứ hai, chỉ có quân đội Nhật Bản có ‘comfort woman’, tức là trong quân đội có phụ nữ để phục vụ ‘nhu cầu’ của binh lính. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, điều này bị các nước chỉ trích. 

Nhưng điều mà Hoàng Vĩ Phân ám chỉ là ‘phi hành gia nữ lên trạm không gian có thể cung cấp đời sống sinh hoạt’ khiến chúng ta liên tưởng đến một số sự việc nam – nữ, thậm chí là giao dịch tình dục. ĐCSTQ đã quen với cái gọi là giao dịch tình dục, cộng thê (vợ chung) v.v. Điều này liệu có khiến chúng ta liên tưởng đến chế độ ‘comfort woman’ trên trạm không gian mang… ‘đặc sắc Trung Quốc!’. 

Vì vậy một số cư dân mạng Trung Quốc đã nói đùa rằng: “Hoàng Vĩ Phân, bà là một đảng viên ĐCSTQ và là kỹ sư thiết kế trong ngành hàng không, ‘thiết kế’ ra chế độ comfort woman này, vậy bà hãy làm gương trước đi!”.

*Theo bài phân tích của học giả Trần Phá Không đăng trên Túng luận thiên hạ (Tự do đàm luận thiên hạ) ngày 27/6.

Related posts