Epochtimes – Tờ Financial Times đưa tin cách đây không lâu rằng chính quyền Nhật Bản đang ngày càng lo lắng về việc chính quyền Trung Quốc xâm lược Đài Loan bằng vũ lực và yêu cầu Hoa Kỳ chia sẻ kế hoạch bảo vệ Đài Loan. Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso gần đây cũng tuyên bố rằng nếu ĐCSTQ xâm phạm Đài Loan, Hoa Kỳ và Nhật Bản phải cùng bảo vệ Đài Loan.
Demetri Sevastopulo và Kathrin Hille, phóng viên của tờ “Financial Times”, đã viết rằng Hoa Kỳ muốn từng bước tăng cường hợp tác với Tokyo theo từng giai đoạn. Một cựu quan chức Hoa Kỳ nói với các phóng viên rằng mục tiêu là để các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ và Nhật Bản cuối cùng soạn thảo ra một kế hoạch toàn diện duy nhất cho tình trạng khẩn cấp ở Đài Loan.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Taro Aso ngày 5 tháng 7 tuyên bố rằng nếu ĐCSTQ xâm phạm Đài Loan, tiếp theo sẽ xâm phạm đến quận Okinawa của Nhật Bản. Do đó, Nhật Bản nên coi đây là “tình huống đe dọa sự tồn vong của Nhật Bản”, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ được triển khai theo Luật An ninh, và nhấn mạnh rằng “Nhật Bản và Hoa Kỳ phải cùng bảo vệ Đài Loan”.
Sự toàn vẹn của Đài Loan có liên quan chặt chẽ với khả năng phòng thủ của Nhật Bản
Theo trang web Forbes, ý nghĩa của điều này đã khá rõ ràng, môi trường địa lý của Tây Thái Bình Dương về cơ bản đã xác định vai trò của Nhật Bản trong việc bảo vệ Đài Loan của Lực lượng Đồng minh.
Rõ ràng là các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhìn nhận rằng Nhật Bản đã xác định định sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến trong tình huống ĐCSTQ xâm lược Đài Loan.
Hoa Kỳ cũng cần đến sự hỗ trợ của Nhật Bản để có thể đánh bại cuộc xâm lược của ĐCSTQ mau lẹ hơn. Phần lớn lực lượng của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương đến từ các căn cứ ở Nhật Bản, bao gồm Căn cứ Không quân Kadena ở Okinawa, Căn cứ Không quân Misawa ở Honshu và các cảng của Nhật Bản bao gồm Yokosuka và Sasebo.
Tình huống lý tưởng nhất là trong các hoạt động chống lại sự xâm lược của ĐCSTQ, chính phủ Nhật Bản không chỉ cho phép quân đội Mỹ mở các cuộc hành quân từ các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản, mà quân đội Nhật Bản cũng sẽ tham gia các hoạt động này.
Đánh giá từ các lời phát biểu của Tokyo, họ ngày càng có nhiều khả năng để làm như vậy. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuhide Nakayama cho biết trong một sự kiện trực tuyến cách đây không lâu, rằng “Chúng tôi và Đài Loan là một gia đình”. Ông tuyên bố rằng sự toàn vẹn của Đài Loan” rõ ràng là có liên quan chặt chẽ với khả năng phòng thủ của quận Okinawa”.
Quận Okinawa, bao gồm cả căn cứ không quân Kadena trên hòn đảo, chỉ cách Đài Loan 450 dặm Anh. Ông Nakayama nói rằng quận Okinawa và Đài Loan “gần giống như mắt với mũi, có sự tương quan rất gần”.
Nhật Bản có lực lượng hải quân tiên tiến
Nếu quân đội Nhật Bản tham gia cùng đồng minh Mỹ để chiến đấu vì Đài Loan, quy mô lực lượng quân sự của liên minh sẽ được tăng lên rất nhiều. Về phần mình, Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ có khoảng 200 tàu chiến, ít hơn một chút so với 360 tàu tiền tuyến của hạm đội ĐCSTQ
Khi hạm đội Nhật Bản được bổ sung vào hạm đội Hoa Kỳ, về số lượng tàu chiến mà nói, các đối thủ gần như ngang nhau. Và hãy nhớ rằng tàu chiến Nhật Bản nói chung có trang bị vũ khí hạng nặng. Hạm đội của Tokyo có 36 tàu khu trục và khinh hạm hiện đại, nhiều tàu trong số đó được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, cũng như 22 tàu ngầm tấn công diesel-điện lớn nhất thế giới.
Quan trọng hơn, Hải quân Nhật Bản đang chuyển đổi hai tàu của họ thành hàng không mẫu hạm để có thể chở máy bay phản lực tàng hình F-35B. Hai hàng không mẫu hạm này có thể tăng 50% số lượng hàng không mẫu hạm lớn có thể được triển khai bởi hạm đội liên hợp Mỹ-Nhật ở Tây Thái Bình Dương.
Rất hiển nhiên, là một phần của Lực lượng Đồng minh Bảo vệ Đài Loan, Nhật Bản sẽ tập trung hoạt động vào eo biển Miyako, nó là một thông đạo hẹp giữa quận Okinawa và đảo Miyakojima. Đảo Miyakojima là một hòn đảo của Nhật Bản, chỉ cách Đài Loan 277 km.
Hải quân và Không quân Trung Quốc tìm cách gián tiếp tiến nhập Đài Loan
Trong một thời gian dài, kế hoạch xâm lược Đài Loan của ĐCSTQ rất đơn giản, đầu tiên là dội bom lên hòn đảo Đài Loan và sau đó dẫn theo nhiều tàu vận tải nhất có thể, đi qua eo biển Đài Loan rộng 80 dặm đến bãi biển ở vùng tây nam của Đài Loan.
Nhưng tấn công trực diện này chắc chắn sẽ là một trận chiến đẫm máu. Các lực lượng vũ trang của Đài Loan đã được chuẩn bị trong nhiều thập kỷ để đối phó với phương thức tấn công rõ ràng này. Họ sẽ sử dụng ngư lôi, mìn, pháo và tên lửa để bảo vệ từng dặm trận địa trên bãi biển.
Hải quân và không quân Trung Quốc đang khám phá những cách gián tiếp hơn để tiến nhập vào Đài Loan, chẳng hạn, họ có thể vòng qua các lực lượng phòng thủ bãi biển vững chắc nhất. Không phải vô cớ mà Không quân TQ ngày càng điều nhiều máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra và máy bay ném bom từ các khu vực xung quanh Đài Loan đến vùng biển Philippines ở phía đông Đài Loan.
Tương tự, Bắc Kinh đang mua hàng không mẫu hạm, hai trong số đó hiện đã đi vào hoạt động và một chiếc thứ ba đang được kiến tạo, một phần để cung cấp lực lượng phòng không cho các tàu chiến hoạt động ở phía đông Đài Loan.
Có hai cách để quân đội TQ có thể đột nhập Biển Philippines. Đầu tiên, họ có thể thông qua eo biển Ba Sĩ ở phía đông nam của đảo Đài Loan, vòng qua phía nam Đài Loan và tiến nhập vào biển Philippines.
Phương án bỏ qua miền nam Đài Loan cũng có nhiều rủi ro. Đài Loan đang xây dựng và nâng cấp một phi đội không quân bao gồm hơn 200 máy bay chiến đấu F-16 mới. Một trong những nhiệm vụ chính của phi đội này trong thời chiến là tuần tra eo biển Ba Sĩ. Một nhà phân tích thậm chí còn thúc giục Đài Bắc mua máy bay tiếp dầu trên không để giúp máy bay chiến đấu F-16 ở lâu hơn trên vùng đất chiến lược quan trọng này.
Một phương án khác là đi vào eo biển Miyako, Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc ngay từ tháng 4 đã thông qua eo biển Miyako tiến nhập vào Biển Philippines và Biển Đông, động thái này đã nhận được sự chú ý rộng rãi.
Nếu Nhật Bản chiến đấu để bảo vệ Đài Loan, cuộc xâm lược của ĐCSTQ sẽ phải đối mặt những rủi ro lớn
Nếu Nhật Bản tham gia cuộc chiến tranh giành Đài Loan, nó có thể biến eo biển Miyako thành một trong những tuyến đường thủy nguy hiểm nhất thế giới. Tokyo đã và đang sử dụng các radar và tên lửa chống hạm mới để tăng cường khả năng phòng thủ trên các đảo xung quanh eo biển Miyako, đồng thời mua máy bay F-35B để có thể cất cánh và hạ cánh từ những hòn đảo này.
Triết lý thời chiến của Hải quân Nhật Bản là tập trung vào việc phòng thủ eo biển. Tàu ngầm sẽ nằm mai phục ở đó chờ tàu Trung Quốc. Dưới sự bảo vệ của hàng không mẫu hạm mới của Nhật Bản, nhóm tác chiến hải quân sử dụng tên lửa chống hạm và đất đối không của họ để đảm bảo an toàn cho eo biển Miyako.
Nhật Bản đã nói rõ rằng họ sẵn sàng gửi quân đến chiến đấu để bảo vệ Đài Loan, điều này làm phức tạp thêm kế hoạch tấn công của ĐCSTQ, thậm chí đến mức khiến cuộc xâm lược có vũ trang vào Đài Loan trở thành một nguy cơ không thể chấp nhận được.
Đây là ý nghĩa thực sự của sự sẵn sàng tham gia bảo vệ Đài Loan của Tokyo: ít nhất là trong việc thảo luận về vai trò tích cực của Nhật Bản trong việc bảo vệ Đài Loan.
Shinji Kawana, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản, nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông ngày càng trở nên thường xuyên. Do đó, quan chức Nhật Bản đã chấp nhận rằng Nhật Bản phải tham chiến một khi Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược có vũ trang vào Đài Loan.
Ông nói: “Okinawa là một bước ngoặt quan trọng cho cuộc chiến ở eo biển Đài Loan, vì nơi đây ắt phải đưa ra phản ứng đầu tiên về mặt địa lý. Hơn nữa, từ quan điểm quân sự, chuỗi đảo đầu tiên ngày càng trở nên quan trọng.
Okinawa đặc biệt có một căn cứ quân sự tiền tuyến của Hoa Kỳ, quân đội Trung Quốc phải tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa để ngăn chặn việc Mỹ can thiệp trực tiếp vào eo biển Đài Loan. Tức là, nếu họ tấn công lãnh thổ Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ sẽ phải tham chiến. Do đó, xung đột Mỹ – Trung càng sâu sắc thì tầm quan trọng chiến lược của Okinawa càng lớn”.